Giải thưởng Toán học Abel năm 2024 vinh danh đóng góp trong vật lý toán học và thống kê

Ngày 20/3, Giải thưởng Toán học Abel 2024 đã được trao cho nhà toán học người Pháp Michel Talagrand, chuyên gia về lý thuyết xác suất và phân tích hàm số.​

Nhà toán học người Pháp Michel Talagrand. Ảnh: quantamagazine.org

Nhà toán học người Pháp Michel Talagrand. Ảnh: quantamagazine.org
Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy thông báo ông Talagrand, 72 tuổi, được vinh danh vì “những đóng góp mang tính đột phá” góp phần mang đến những phương pháp vận dụng đáng chú ý trong vật lý toán học và thống kê.
Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Abel, Helge Holden, đánh giá ông Talagrand là nhà toán học xuất sắc và là một người có kỹ năng giải quyết vấn đề rất tốt. Ông Holden nhấn mạnh: “Ông Talagrand đã có những đóng góp lớn vào những kiến thức về các quy trình ngẫu nhiên (random process), đặc biệt là quy trình Gaussian. Công trình của ông đã định hình lại một số lĩnh vực của lý thuyết xác suất”.
Ông Talagrand, từng là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), là người Pháp thứ năm giành được giải Abel kể từ khi giải thưởng này được trao lần đầu tiên vào năm 2003. Hầu hết các nghiên cứu của ông Talagrand được thực hiện tại Viện Toán học của Đại học Paris.
Chia sẻ với báo giới sau khi nhận được tin vui này, ông Talagrand bày tỏ vui mừng và bất ngờ vì nhận được giải thưởng danh giá này. Nói về toán học, ông cho rằng đây là bộ môn mà “bạn càng làm nhiều thì nó càng trở nên dễ dàng hơn”. Trong khi đó, trên trang web riêng, chuyên gia người Pháp nói rằng toán học “mang đến cho bạn đôi cánh”.
Ông Talagrand sẽ nhận giải thưởng trong lễ trao giải tại Oslo, Na Uy, vào ngày 21/5 tới.
Năm ngoái, Giải thưởng Toán học Abel thuộc về nhà toán học người Mỹ gốc Argentina, Luis Caffarelli, vì những đóng góp nổi trội cho lý thuyết về các phương trình đạo hàm riêng phi tuyến tính. Các phương trình đạo hàm riêng phi tuyến tính mô hình hóa cách một số biến thay đổi tương ứng với nhau và có vai trò nổi bật trong nhiều ngành, bao gồm kỹ thuật, vật lý, kinh tế và sinh học.
Được đặt theo tên của nhà toán học người Na Uy Niels Henrik Abel (1802 - 1829), giải thưởng này đi kèm với phần thưởng trị giá 7,5 triệu kroner (705.000 USD).
 
Các cụ Abel với Galois mà sống lâu thêm vài mươi năm nữa chắc sinh viên ngành toán đời sau còn trầm cảm vạn lần bây giờ
OcrmEUk.gif
Hồi đó rớt môn lý thuyết Galois mấy phát, vào nghe giảng như vịt nghe sấm :burn_joss_stick:
 
về toán học thì vozer đầy nhân tài chả kém bác này :rolleyes:

mà giải này mới lập ra 2003, chả thấy ông Khựa nào
 
Tôi đang học về đại số tuyến tính, chưa hiểu thế nào là không gian, có phải khoảng không trước mắt cũng là 1 không gian trong đại số tuyến tính không vậy các fen :shame:
 
Hồi đó rớt môn lý thuyết Galois mấy phát, vào nghe giảng như vịt nghe sấm :burn_joss_stick:
Thấy cũng không khó lắm. Cơ mà học môn này làm t suýt chết theo đúng nghĩa đen. Trước hôm thi cuối kì thức khuya ôn nên đi đường ngủ gật, tai nạn tí thì được đắp chiếu :LOL:
 
nhà toán học gì nhìn chất chơi vậy
h3XwhdR.png
Cái khăn đó bth mà, ban đầu dùng để che nắng nóng, sau này có nón mũ sành điệu, mới hơn thì họ hạn chế dùng lại, duy chỉ còn phần lớn dân hiphop (rapper) năm 90 đến giờ nên vô tình dc định nghĩa là phụ kiện cho dân chơi, giới trẻ. Ông kia già vậy chắc còn muốn giữ thói quen thưở xưa chứ k phải đú trend style hiphop đâu.
 
Đúng là thời đại cờ bạc oline, cứ nghiên cứu về xác suất thì kiểu éo gì cũng có chỗ để áp dụng.
 
Không hiểu sinh viên, thạc sĩ ngành toán thì khi nghiên cứu khoa học sẽ nghiên cứu cái gì nhỉ? Như vật lý, hoá học còn tìm ra chất này chất kia, còn các bài toán thì một là đã có người giải, hai là những bài siêu khó chưa ai giải được. Họ nghiên cứu cách giải những bài đó à các fen. Rồi như giáo sư Châu được giải Fields thì cái công trình đó có phải nhờ siêu máy tính hỗ trợ không, hay là giải tay như hồi đi học c3?
 
Back
Top