Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ: Đảm bảo công bằng cho thí sinh

Cryolite 0

Senior Member
Bước sang mùa tuyển sinh năm 2024, các trường đại học tốp đầu trên cả nước có xu hướng giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ, thậm chí một số trường đã bỏ phương án này trong Đề án tuyển sinh. Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ sự đồng tình với quyết định này, nhằm đảm bảo sự công bằng và chất lượng trong xét tuyển.

Tâm trạng các thí sinh sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (ảnh minh họa).

Tâm trạng các thí sinh sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (ảnh minh họa).

Một số trường bỏ xét tuyển bằng học bạ

Theo phương án tuyển sinh năm 2024 của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nhà trường đã không còn phương án tuyển sinh bằng học bạ, chỉ sử dụng 3 phương thức: xét tuyển thẳng (2% chỉ tiêu), xét điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (18% chỉ tiêu) và 80% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của nhà trường.

Tương tự, Trường Đại học Y Hà Nội cũng thông báo không xét tuyển bằng điểm học bạ và tăng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo đề án. Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh cũng chỉ tuyển sinh theo 2 phương thức: Xét tuyển sớm theo đề án tuyển sinh của trường (chiếm 45% tổng chỉ tiêu, trong đó bao gồm cả xét tuyển thẳng); xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông với 55% tổng chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, các trường đại học tốp đầu có xét tuyển học bạ, chỉ tiêu tuyển sinh bằng hình thức này cũng đang giảm dần qua từng năm.
Tiến sỹ Lê Đông Phương - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng, việc các trường ĐH tốp trên, nhất là trường đào tạo chuyên ngành đặc thù bỏ phương thức xét học bạ là điều dễ hiểu. Bởi, ở những trường, ngành này, tính cạnh tranh rất cao. Phương thức xét học bạ không đủ sức để sàng lọc, tuyển chọn sinh viên giỏi cho các trường.

Nhìn từ số liệu đối sánh điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ THPT do Bộ GD-ĐT công bố những năm qua cho thấy, điểm trung bình học bạ của học sinh luôn cao hơn điểm thi tốt nghiệp. Đặc biệt, ở một số tỉnh, thành phố, khu vực, sự chênh lệch này rất lớn. Điều này đặt ra những lo ngại của các trường ĐH về việc thầy cô “nương tay” khi cho điểm trong quá trình học tập, thi cử ở trường phổ thông.

Tiến sỹ Lê Đông Phương chia sẻ, nếu loại trừ được việc cho điểm “dễ dãi” ở bậc THPT, kết quả học bạ cũng là thước đo đánh giá quá trình học tập của học sinh một cách tương đối. Các trường ĐH, tùy theo yêu cầu tuyển sinh, có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển. Tuy nhiên, về lâu dài, các trường ĐH vẫn sẽ tìm kiếm các phương án tuyển sinh riêng, phù hợp điều kiện thực tế. Trong đó, xu hướng hình thành các mạng lưới tuyển sinh, sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực sẽ phổ biến trong tương lai gần.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: Xét tuyển thông qua học bạ có thể giúp các trường dễ dàng trong tuyển sinh nhưng khó đảm bảo công bằng. Hiện nay, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và đánh giá của các cơ sở giáo dục khác nhau, có thể học sinh giỏi trường này nhưng so với trường kia lại chưa nổi trội.

Trên thực tế, tỷ lệ học sinh khá, giỏi theo học bạ chiếm phần trăm khá cao. Vì thế, học bạ không còn là thước đo chuẩn xác đánh giá năng lực học sinh. Do đó, xét tuyển ĐH theo học bạ sẽ có khả năng thiếu chính xác, khách quan và công bằng về học lực, đặc biệt với các ngành hot như: Công nghệ thông tin, Y dược, Kinh tế…

Tín hiệu tích cực trong tuyển sinh

Tiến sỹ Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam chia sẻ, việc các trường ĐH, đặc biệt là ĐH tốp đầu bỏ xét tuyển học bạ là một tín hiệu đáng mừng.

Hình thức xét tuyển học bạ hiện vẫn được nhiều trường ĐH trên thế giới sử dụng. Tuy nhiên, điều khác biệt là môi trường giáo dục của họ có văn hóa chất lượng. Nhiều quốc gia có hệ thống kiểm định các trường phổ thông rất nghiêm túc, chặt chẽ nên chất lượng giữa các trường đồng đều, không có tình trạng chỗ này cho điểm lỏng, chỗ kia cho điểm chặt. Ở nước ta, trong bối cảnh vẫn còn sự “bất an” về tình trạng gian lận, chạy điểm, “làm đẹp” học bạ, việc xét tuyển bằng phương thức này sẽ khó có sự tin tưởng. Một kỳ thi chung của cả nước như kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ chênh nhau nửa điểm đã có sự khác nhau giữa đỗ và trượt. Với xét điểm học bạ, có thể chênh nhau từ 5-7 điểm, chưa cần nói tới sự gian lận, vẫn rất khó đảm bảo công bằng.

Vì vậy, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến cho rằng, chỉ nên xem học bạ là tiêu chí phụ cũng giống như xét các thành tích, giải thưởng ở các kỳ thi học sinh giỏi... Tiêu chí chính vẫn phải dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT hay đánh giá năng lực…

Đồng quan điểm trên, GS.TS Phạm Tất Dong - cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, chất lượng của các cơ sở giáo dục hiện nay ở nước ta vẫn chưa đồng đều, nên việc chấm điểm cho học sinh ở mỗi cơ sở sẽ khác nhau. Nếu dựa vào việc xét học bạ để tuyển sinh ĐH sẽ không bảo đảm sự công bằng giữa các thí sinh trong cả nước. Bên cạnh đó, việc các trường ĐH chấp nhận xét học bạ ít nhiều dẫn đến các vấn đề tiêu cực như tình trạng "mua điểm", “làm đẹp học bạ", từ đó dẫn tới khó kiểm chứng năng lực thực tế của học sinh.

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, cần nghiêm túc xem xét lại việc xét tuyển học bạ tràn lan như hiện nay. Nhiều trường ĐH top đầu đang có xu hướng bỏ phương thức tuyển sinh bằng xét học bạ và tăng cường các kỳ thi riêng để tuyển sinh đầu vào. Đây có thể xem là một phương án phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

...
 
Bộ Dục mỗi năm sửa một kiểu, lí do hợp lý.
Bản thân thấy số này ko có tầm nhìn và tư duy dài hạn, coi học sinh là chuột bạch
 
Bộ Dục mỗi năm sửa một kiểu, lí do hợp lý.
Bản thân thấy số này ko có tầm nhìn và tư duy dài hạn, coi học sinh là chuột bạch
Lúc nào bọn nó sửa cũng hợp lý, nhưng kết quả đều nhưng phấn đông.
 
Xét ji cũng đc, quan trọng siết đầu ra
Do cái độc lập tài chính, nên hút càng nhiều sv thì trường mới đủ trả lương.
 
Đảm bảo các trường đủ số lượng học sinh nhập học, k trường nào bị bỏ phía sau.

Cách đây 15 năm thi ĐH vẫn còn là gì đó cạnh tranh khốc liệt.
 
Tôi cũng mong con cháu sau này học hành thi cử bớt cực hơn, nhất là cấp 1,2
Thì cử là thứ chắc chắn phải có nhưng giảm tải những thứ ko cần thiết mới là thứ quan trọng, phân hoá sở thích sớm thì mới tạo cơ hội để phát triển tài năng thằng nào giỏi cái gì thì xoáy hẳn vào, học những thứ không đúng sở trường sở thích là lãng phí chất xám

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thì cử là thứ chắc chắn phải có nhưng giảm tải những thứ ko cần thiết mới là thứ quan trọng, phân hoá sở thích sớm thì mới tạo cơ hội để phát triển tài năng thằng nào giỏi cái gì thì xoáy hẳn vào, học những thứ không đúng sở trường sở thích là lãng phí chất xám

via theNEXTvoz for iPhone
thì cũng phải cân đối thôi, mấy môn học như địa lý hay sinh học thì hồi đi học hiếm ai thích nhưng vẫn phải dạy để truyền cho chúng nó mấy cái common sense nhất là trong thời đại fake news nhan nhản như này. Nếu sau này có cải tiến thì mong là không lấy điểm mấy môn này để xét thành tích nếu không chuyên thôi
 
thì cũng phải cân đối thôi, mấy môn học như địa lý hay sinh học thì hồi đi học hiếm ai thích nhưng vẫn phải dạy để truyền cho chúng nó mấy cái common sense nhất là trong thời đại fake news nhan nhản như này. Nếu sau này có cải tiến thì mong là không lấy điểm mấy môn này để xét thành tích nếu không chuyên thôi
Giảm tải thôi ko cần học quá sâu làm gì thời gian đó học câc môn ngoại khoá tăng cương thể chất, kỹ năng sống thì ok hơn, thấy trên phim mấy nước tây hoặc á gì cũng đều có những hội nhóm mà học sinh tự nghiên cứu theo sở thích

via theNEXTvoz for iPhone
 
Giảm tải thôi ko cần học quá sâu làm gì thời gian đó học câc môn ngoại khoá tăng cương thể chất, kỹ năng sống thì ok hơn, thấy trên phim mấy nước tây hoặc á gì cũng đều có những hội nhóm mà học sinh tự nghiên cứu theo sở thích

via theNEXTvoz for iPhone
Địa lý với sinh học quyển SGK cấp 1 2 mỏng dính mà fence, theo tôi thế là ổn, mấy môn âm nhạc hay mỹ thuật thì tôi thấy nên cho nó thành option được, ai có khiếu thì đăng ký k thì thôi. Còn vấn đề hội nhóm thì cái đó là do nhà trường rồi k phải do chương trình học, như bên Nhật nó mở cả đống CLB rồi thì học sinh mới vào được
 
Back
Top