Học sinh lớp 10 cần điều kiện gì để được học tích lũy tín chỉ đại học?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Bắt đầu từ năm học 2024 - 2025, sẽ có khoảng 200 học sinh thuộc 4 trường THPT chuyên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được học tích lũy tín chỉ đại học từ lớp 10, rút ngắn thời gian học đại học.

1713354322563.png

Học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp với các đơn vị tổ chức - Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 17-4, tại Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo về chương trình ươm tạo tài năng bậc trung học phổ thông (VNU 12+).

Chương trình VNU 12+ được Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng để lựa chọn học sinh THPT có tài năng thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đăng ký học sớm một số học phần của chương trình đào tạo trình độ đại học để rút ngắn thời gian ra trường.

Phát biểu tại hội thảo, GS Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết chương trình VNU 12+ dự kiến được áp dụng thí điểm từ năm học 2024 - 2025, khóa đầu tiên khoảng 200 học sinh.

Trước hết dành cho học sinh tài năng các trường THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội, gồm Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường THPT Khoa học giáo dục.

Theo ông Quân, Việt Nam đã có những học sinh tài năng sang nước ngoài học tập, khoảng 21 tuổi đã có bằng thạc sĩ, trong khi học ở trong nước nếu thật giỏi thì sinh viên cũng chỉ tốt nghiệp đại học sớm khoảng nửa năm.

"Chương trình VNU 12+ đặt mục tiêu hướng nghiệp, để học sinh giỏi được tiếp cận sớm với những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp năng lực, tăng tỉ lệ thành công khi học đại học.

Học sinh giỏi, xuất sắc của nhiều trường THPT khác nếu đáp ứng đủ điều kiện có thể chuyển trường vào Đại học Quốc gia Hà Nội theo học", ông Quân nói.

Theo ông Quân, mô hình sẽ tạo thêm nhiều giá trị cho người học, để các học sinh có thêm nhiều lựa chọn cơ hội học tập, rút ngắn thời gian học đại học nhưng vẫn đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, tạo sức hấp dẫn thu hút học sinh giỏi tự tìm đến học tập, để các trường đào tạo ra được nhiều học sinh, sinh viên giỏi.

Đây cũng là mô hình đang được các quốc gia tiên tiến trên thế giới thực hiện, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tiêu chuẩn xét tuyển học sinh theo học chương trình VNU 12+ với học sinh THPT hệ chuyên cần đảm bảo các điều kiện, gồm đã và đang là thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đoạt giải trong kỳ thi Olympic tại Đại học Quốc gia Hà Nội; kết quả học tập trong năm học lớp 10 đạt mức tốt và đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Đối với học sinh hệ không chuyên, ngoài hai điều kiện đầu tiên giống học sinh THPT chuyên, cần có kết quả học tập trong năm học lớp 10 và học kỳ I lớp 11 đạt mức tốt và đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Việc tuyển chọn học sinh tham gia chương trình vào học sớm các chương trình đào tạo trình độ đại học được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với phỏng vấn.

Việc học sớm của từng học sinh sẽ được tổ chức theo hình thức cá thể hóa đào tạo với sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên có uy tín, có trình độ quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình học tập, học sinh có thể tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cùng giảng viên hướng dẫn hoặc nhóm nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn.

Học sinh tham gia chương trình VNU 12+ sẽ được cấp giấy chứng nhận đã học các tín chỉ chương trình đại học.

................
 
liệu tất cả các trường có công nhận cái giấy chứng nhận đó không?
hay chỉ trường QG
nếu tất cả các trường công nhận thì thơm đó chứ
đủ lực, thích học thì học trước, vào ĐH có nhiều thời gian học môn khác rút ngắn thời gian học hơn
 
Tính ra cái này nên làm, đặc biệt là ở các trường chuyên ấy :)
Như tôi học chuyên toán, các môn toán ở ĐH còn dễ hơn cả chương trình chuyên tôi học. Nếu được công nhận thì tôi có thể rút ngắn tgian học lại các môn trùng lặp này, tiết kiệm được ít nhất 1 - 2 kỳ học đấy.
 
Đù má làm muộn vl, sớm tí là đã miễn được một đống tín đh cmnr. Còn cái này nên làm nhé, ngày xưa mấy đứa quái vật trong tuyển trường tôi lớp 11 đã lên trường đh Công Nghệ trợ giảng môn cấu trúc dữ liệu cho các thầy rồi. Nói chung là có lý do mà bọn nó được gọi là chuyên và tài năng đấy, không so sánh với người thường được đâu. Nhóm 1% dân số nó khác người thường lắm, không ép quy chuẩn lên bọn nó được đâu. Đừng bao giờ cố gắng ép buộc hay gò bó bọn nó, lớp c3 90% cả lớp bay cmnr, vì ở đây quá gò bó và không phát triển được
 
Đù má làm muộn vl, sớm tí là đã miễn được một đống tín đh cmnr. Còn cái này nên làm nhé, ngày xưa mấy đứa quái vật trong tuyển trường tôi lớp 11 đã lên trường đh Công Nghệ trợ giảng môn cấu trúc dữ liệu cho các thầy rồi. Nói chung là có lý do mà bọn nó được gọi là chuyên và tài năng đấy, không so sánh với người thường được đâu. Nhóm 1% dân số nó khác người thường lắm, không ép quy chuẩn lên bọn nó được đâu. Đừng bao giờ cố gắng ép buộc hay gò bó bọn nó, lớp c3 90% cả lớp bay cmnr, vì ở đây quá gò bó và không phát triển được
chứ gì nữa, mấy đứa này đưa tụi nó lên học mấy cái kiến thức cao cấp càng nhanh càng tốt, chứ gì mà mấy đứa giải nhất hsgqg môn X, xong lên đại học, vô lớp CNTN/KSTN vẫn phải học lại "X đại cương", mất thời gian nhau thôi
 
Khi tôi còn học chuyên thì năm lớp 10 đã học xong chương trình lớp 11 (Toán và môn chuyên) rồi, do khi ôn thi vào chuyên thì đã học trước luôn mấy cái này, nên hầu như trong 2 năm 10, 11 tôi chỉ ôn bài, học 1 chút và ngồi chơi thôi. Xong lên ĐH phải học lớp mấy cái kiến thức này lần nữa tốn thời gian vl
xRAbI1X.png
 
Last edited:
Back
Top