Giám đốc sở nói gì về đề thi văn trích dẫn sai 'lúa vàng, gạo trắng' thành 'lúa gạo, vàng trắng'?

manoao

Senior Member
Ngày 9-6, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã trao đổi về hướng xử lý vụ đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn trích dẫn sai nguyên tác.

base64-1717911695091941708822.jpeg
Các thí sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai, ngày 8-6 - Ảnh: TẤN LỰC

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 9-6, ông Lê Duy Định - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai - cho biết vừa tổ chức cuộc họp về đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn.

Đề thi sai sót là việc đã rõ ràng
Theo ông Định, đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn trích dẫn sai nguyên tác là việc đã rõ ràng. Nhưng "chuyện đâu còn có đó", phải xử lý làm sao để thí sinh ít bị ảnh hưởng nhất bởi vụ việc này.

Quan điểm xử lý vụ việc là bảo đảm tính công bằng cho các thí sinh.

Đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu của kỳ thi là lựa chọn được thí sinh thực sự có năng lực môn ngữ văn vào lớp chuyên văn.

Ông Định nhìn nhận việc đề thi trích sai nguyên tác là sai sót không ai mong muốn nhưng lỗi này chưa đến mức phải thi lại.

Về các vấn đề cụ thể liên quan tới đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn, ông Định cho biết đã giao Phó giám đốc sở Nguyễn Văn Long giải đáp trực tiếp cho các cơ quan báo chí vào ngày mai 10-6.

"Lúa vàng, gạo trắng" thành "lúa gạo, vàng trắng"
Như Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, đề thi chuyên văn vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai) bị phát hiện trích sai nguyên tác. Lỗi này chỉ được phát hiện sau khi các thí sinh đã làm xong phần thi sáng 8-6.

Trong câu 2 (5 điểm) của phần II - phần làm văn, đề thi dẫn một đoạn trích trong tham luận "Thông điệp về cái đẹp và tự do" của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ đó yêu cầu thí sinh "hiểu nhận định trong trích đoạn trên như thế nào? Qua một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9, hãy làm sáng tỏ nhận định trên".

8-6-de-thi--17178413231001270658999.jpg

Đề thi chuyên văn vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai - Ảnh: V.C.H.

Câu mở đầu đoạn trích trong đề thi là "Thơ ca không làm ra lúa gạo, vàng trắng...". Nhưng trao đổi với PV, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói nguyên tác đúng là "Thơ ca không làm ra lúa vàng, gạo trắng...".
 
Series bài viết về công tác soạn đề thi đại học của Tuổi Trẩu cách đây chục năm có nhắc đến vụ này


VFI7FZs.png
 
Tác hại của một nền giáo dục ngữ văn phải bắt bẻ từng câu từng chữ
Mấy từ đó đổi vị trí là thay đổi luôn nghĩa của cả cái câu mở đầu đoạn trích luôn ấy chứ.
Ban đầu chỉ có lúa gạo, giờ đổi 1 phát lại xuất hiện thêm cả vàng nữa. Và người gieo trồng thì trồng cây chứ ai trồng được vàng!?
:sweat:
 
Tác hại của một nền giáo dục ngữ văn phải bắt bẻ từng câu từng chữ
ko ai rảnh bắt bẻ từng câu từng chữ, nhưng trích đoạn của người ta mà ghi sai thì TT nó nêu lên là đúng rồi? với cái đó ông nhà văn có nói rồi mà

Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Quang Thiều cho biết ông không phải là tác giả câu thơ trên mà đó là một trong những sáng tác của người làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, quê mẹ ông.


Đây là một trong 200 câu thơ của người làng Chùa mà ông sưu tầm, ghi chép lại.

Theo ông, ngôi làng này có truyền thống thơ ca lâu đời. Ngày xưa người làng hay viết các câu thơ trên tường các ngôi nhà, đình làng, cổng làng.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhận định khi người ra đề đảo lại trật tự các chữ này đã làm ý nghĩa câu thơ thay đổi, làm khó đọc, khó nhớ, khó hiểu và mất tính nghệ thuật.

Nhà văn lý giải cụm từ "lúa vàng, gạo trắng" xuất phát từ một đất nước nông nghiệp lúa nước, có tính truyền thống và lịch sử, văn hóa. Do đó, việc đảo lại thành "lúa gạo, vàng trắng" làm người đọc, người nghe khó hiểu.
 
Cán bụ nói "về bản chất không thay đổi ý nghĩa" nhé.
Lúa gạo cũng có thể coi là 1 loại "vàng trắng" như người ta vẫn gọi dầu là "vàng đen", lá chè là "vàng xanh" :)
 
Tác hại của một nền giáo dục ngữ văn phải bắt bẻ từng câu từng chữ
Dù sao nó vẫn là sai, phải sửa chứ. Người ta bắt bẻ ít ra vẫn còn có tâm tìm ra lỗi cho mình, còn hơn là xuề xoà, dễ dãi.
 
Phân tích thơ phải phân tích từng câu, từng chữ, nên thay đổi là ý câu đó đã khác rồi. Nhầm tai hại,
Thiết nghĩ học văn nên dẹp mẹ cái phân tích này đi, vì tác giả ban đầu chưa chắc đã nghĩ như thế đâu.
Có 1 câu chuyện về tác giả phân tích tác phẩm của mình hộ con xong bị cô chấm 1 - 2 điểm, bảo không hiểu ý nhà thơ; 1 ông lilalila chỉ là tiếng đàn mà bao nhiều "thiên tài" phân tích ra cả mặt giấy đấy :doubt:
Nhét chữ vào mồm tác giả là chính
KTCZqba.gif
 
Series bài viết về công tác soạn đề thi đại học của Tuổi Trẩu cách đây chục năm có nhắc đến vụ này


VFI7FZs.png
Cái này ai hay soạn văn bản, hợp đồng, phụ lục các thứ sẽ rõ nhất, mình làm thì thấy rất đầy đủ rõ ràng, double check ko ra lỗi, nhưng đưa người khác đọc lướt qua 1 phát lỗi tè le
 
Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng đảo ngữ lúa gạo, vàng trắng, có thể nói đây là 1 sự đột phá...
Giả dụ em học sinh nào phân tích 1 trang a4 về đoạn này thì hơi hề :))))
 
Back
Top