Giáo dục Việt Nam vẫn ‘tốt nhất thế giới'?

Status
Not open for further replies.
GD.jpg
Tác giả Lance G. King cho rằng giáo dục Việt Nam đang có biến chuyển tích cực nhưng vẫn còn một số thách thức cần giải quyết. Ảnh: Phương Lâm.
Theo ông King, hệ thống giáo dục Việt Nam nằm trong số những quốc gia có thành tích tốt nhất trên thế giới về tổng điểm học tập, vượt trội so với học sinh Malaysia, Thái Lan, Anh và Canada.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Sachiko Kataoka (Ngân hàng Thế giới) từng đánh giá hệ thống giáo dục của Việt Nam có những đặc điểm giống các nền giáo dục thành công ở Đông Á, như việc Chính phủ chú trọng phát triển giáo dục; ngân sách cho giáo dục cao, tập trung đầu tư vào giáo dục phổ thông với đầu vào cơ bản, công bằng.

Các gia đình cũng chăm lo việc học của con. Địa phương quan tâm thu hút, hỗ trợ giáo viên có trình độ. Việt Nam đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục mầm non. Cùng với đó là việc chú trọng đánh giá kết quả giáo dục.

“Cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ trong cải thiện việc học tập của người dân cùng với trách nhiệm giải trình, quyền tự chủ cao của các trường với cơ chế báo cáo, giám sát nội bộ cũng như bên ngoài đã thúc đẩy việc liên tục mở rộng, cải tiến hệ thống giáo dục”, bà Kataoka nhận định.

Hồi tháng 7, tạp chí The Economist có bài viết về giáo dục Việt Nam. Theo đó, tác giả cho rằng bí quyết thành công nằm ở lớp học.

“Trẻ em Việt Nam học ở trường nhiều hơn, đặc biệt trong những năm đầu đời. Một lý do là giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn. Nghiên cứu cho thấy giáo viên ở Việt Nam giảng dạy tốt vì họ được quản lý tốt, đào tạo thường xuyên, soạn bài giảng hấp dẫn hơn”, trích bài viết.

Giáo dục Việt Nam đứng ở đâu?​

Điểm PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) là thước đo chất lượng hệ thống giáo dục bất kỳ quốc gia nào. Năm 2012, trong lần đầu tiên tham gia đánh giá, Việt Nam nằm tốp đầu trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đứng thứ 17 về Toán, thứ 8 về Khoa học và thứ 19 về Đọc trong tổng số 65 quốc gia tham gia.

Ba năm sau, tức PISA 2015, điểm trung bình của Việt Nam cao hơn 32 điểm so với mức bình quân của OECD (đồng thời vẫn nằm trong top 10 thế giới về Khoa học).

“Nhìn chung, với vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng điểm trung bình PISA và các cuộc thi học thuật quốc tế, Việt Nam đại diện cho câu chuyện thành công ấn tượng về tác động của đầu tư hiệu quả vào giáo dục”, bà Kataoka đánh giá.




giao duc Viet Nam anh 1
Việt Nam từng có thứ hạng tốt trên bảng đánh giá PISA nhưng những năm gần đây lại đang tụt hạng. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Tuy nhiên, thật không may, trong thập kỷ qua, hệ thống giáo dục Việt Nam liên tục tụt hạng trên bảng xếp hạng PISA. Trong khảo sát PISA 2022, Việt Nam xếp thứ 31 về Toán, thứ 34 về Đọc và thứ 35 về Khoa học.

Dù vậy, Việt Nam vẫn xếp trên Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Những nước này vẫn nằm ở nhóm cuối bảng. Ngoài ra, thành tích của Malaysia tại các cuộc thi, đánh giá quốc tế khác cũng sụt giảm.

Quốc gia duy nhất trong khu vực luôn đạt thành tích cao hơn Việt Nam là Singapore. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc chú trọng tư duy phản biện, tính sáng tạo, chương trình đào tạo giáo viên hiệu quả.

Theo tác giả Lance G. King, lý do Việt Nam có điểm PISA tương đối cao so với hầu hết nước láng giềng là chủ đề gây tranh luận. Một số người cho rằng nó xuất phát đặc điểm văn hóa Việt Nam chú trọng giáo dục và động lực nội tại của học sinh. Chính phủ quan tâm giáo dục, các chính sách liên quan được bàn bạc cẩn thận. Phụ huynh cũng áp lực lớn về tiêu chuẩn học tập tại trường. Những điều này giúp Việt Nam vươn lên so với phần lớn quốc gia lân cận.

Ông King cũng dẫn ngày 4/11/2013, Việt Nam thông qua Nghị quyết 29, nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới giáo dục ở mọi cấp độ, từ hệ thống đến cá nhân. Nó đề cập đến vấn đề giáo dục cảm xúc - xã hội, kỹ năng mềm, giáo dục công dân, đồng thời thúc đẩy các chính sách phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống, luật pháp và nhận thức.

“Nghị quyết 29 nhằm giáo dục con người Việt Nam có tố chất, năng lực phù hợp với tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam”, ông Lance G. King nhận định.

Một nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục là xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, chuyển từ chương trình giảng dạy dựa trên kiến thức sang dựa trên năng lực. Chương trình này được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ từ năm 2016, chính thức phê duyệt năm 2018 và triển khai tại các trường tiểu học từ năm 2020.

Chương trình này nhằm thay đổi phương pháp dạy - học lỗi thời, xoay quanh việc truyền tải kiến thức, ghi nhớ sự kiện, sang giáo dục dựa trên công nghệ để trang bị cho học sinh những kỹ năng thực hành cần thiết trong thế kỷ 21. Chương trình giảm bớt các môn học bắt buộc, bổ sung môn học tự chọn, tích hợp cùng hoạt động theo chủ đề.

Theo ông King, từ khi thực hiện Nghị quyết 29 năm 2013, giáo dục Việt Nam đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, cải thiện chất lượng giáo viên, cập nhật chương trình giảng dạy, tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo.

Nghị quyết cũng giúp mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, xây dựng chính sách đặc thù cho các nhóm yếu thế, thúc đẩy nghiên cứu giáo dục đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đổi mới công tác quản lý, điều hành giáo dục.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top