Giới khoa học sắp chứng minh được sự tồn tại của đa vũ trụ

Status
Not open for further replies.
ở một vũ trụ nào đó tôi đang là tỷ phú :still_dreaming:
có khi ở vũ trụ khác fen chỉ là thằng phế vật 14 tuổi đấu khí ba đoạn, chuẩn bị phải bỏ rời khỏi nhà chính về nông thôn làm chân dắt ngựa, bị vợ chưa cưới đến tận cửa chỉ mặt hủy bỏ hôn ước đó fen:cry::too_sad:
 
Bởi vì đây là 2 lĩnh vực khác nhau, và chúng ta có đủ thời gian, nhân sự, công sức, tiền bạc, trí tò mò và lòng đam mê để nghiên cứu cả 2 cùng lúc.
Như việc con virut nhỏ bé cố gắng tìm hiểu trái đất rộng lớn à. Rồi để làm gì. Có giải quyết được cái gì không, hay chỉ để cho vui
 
Như việc con virut nhỏ bé cố gắng tìm hiểu trái đất rộng lớn à. Rồi để làm gì. Có giải quyết được cái gì không, hay chỉ để cho vui
Kể cả chỉ để cho vui, hay đúng hơn là để thoả mãn trí tò mò của mình, thì cũng tốt mà. Tôi nhớ một câu nói của Stephen Hawking: “Vì chúng ta là con người, nên chúng ta muốn biết.”
 
Như việc con virut nhỏ bé cố gắng tìm hiểu trái đất rộng lớn à. Rồi để làm gì. Có giải quyết được cái gì không, hay chỉ để cho vui
Tặng anh thêm một đoạn này nữa:

… Nhiều người đã bỏ công sức nhằm tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Có hai chiến thuật: chúng ta tìm ra nó, hoặc nó tìm ra chúng ta. Mức trung bình có lẽ là chúng ta phát hiện ra những tín hiệu của sự sống từ đâu đó trong vũ trụ. Chương trình “Search for Extraterrestrial Intelligence” (Tìm kiếm Trí tuệ Ngoài hành tinh - SETI) dẫn đầu trong việc tìm kiếm sự sống. Theo một cách khiêm tốn, bản thân WMAP cũng là một thí nghiệm SETI nhỏ, do nó không ngừng quét bầu trời ở những dải tần rộng lớn. WMAP đã không được tối ưu hóa để tìm kiếm sự sống. Những nỗ lực khác thì có. Một ngày kia, chúng ta sẽ biết chắc chắn liệu mình có cô đơn trong vũ trụ. Trong khi cuộc tìm kiếm diễn ra, chúng ta cũng cố gắng hiểu về vũ trụ và cách nó có thể trở nên có lợi cho sự sống như thế nào.

Bằng cách phát hiện và đo đạc những thăng giáng mật độ trong nền vi sóng vũ trụ thông qua sứ mệnh không gian WMAP, chúng ta đang tìm hiểu về vũ trụ sơ khai; và chúng ta bắt đầu hiểu về những thành tố cơ bản đã biến sự sống trở thành khả thi. Trong tương lai, chúng ta mong muốn tăng cường nỗ lực này bằng những sứ mệnh khác, ví dụ như tàu thăm dò Einstein Inflation Probe của NASA, với nhiệm vụ phát hiện những nhiễu động hấp dẫn phát ra từ kỷ nguyên mà từ đó vũ trụ đã lạm phát lên. Niềm đam mê tìm hiểu kiến thức này là đặc trưng của sự sống con người.
 
Như việc con virut nhỏ bé cố gắng tìm hiểu trái đất rộng lớn à. Rồi để làm gì. Có giải quyết được cái gì không, hay chỉ để cho vui
Ai biết tương lai nó có ứng dụng thì sao, nước tiên phong mới nắm được vị trí dẫn đầu, đợi thấy rõ ứng dụng mới lao đầu đi nghiên cứu thì bị người ta đi trước húp hết lợi thế rồi còn đâu.
 
Last edited:
Mấy cái trên trái đất còn chưa biết đâu vào đâu mà nhiều bác thích chém những thứ hoang đường quá.
Ngày xưa Columbus mà cũng nghĩ thế thì chắc không bao giờ dong buồm ra biển và tìm thấy châu Mỹ. Các phát kiến của loài người chắc cũng không bao giờ được tìm ra nếu ai cũng an phận thủ thường hết
Tò mò là bản tính của con người rồi
 
Ngày xưa Columbus mà cũng nghĩ thế thì chắc không bao giờ dong buồm ra biển và tìm thấy châu Mỹ. Các phát kiến của loài người chắc cũng không bao giờ được tìm ra nếu ai cũng an phận thủ thường hết
Những cái này thì ko ai phủ nhận làm gì. Vì nó thực tế và trong khả năng có thể làm được. Còn mấy cái nào là đa vũ trụ, nguồn gốc vũ trụ, bigbang bla các kiểu thì just for fun thôi.. ngàn năm triệu năm nữa cũng chả chứng minh được
 
Những cái này thì ko ai phủ nhận làm gì. Vì nó thực tế và trong khả năng có thể làm được. Còn mấy cái nào là đa vũ trụ, nguồn gốc vũ trụ, bigbang bla các kiểu thì just for fun thôi.. ngàn năm triệu năm nữa cũng chả chứng minh được
Bao lâu nữa mới tìm ra chân lý thì chẳng ai biết, có khi hàng trăm năm, mà cũng có thể là sang năm, nhưng nếu từ bỏ hôm nay thì sẽ không bao giờ có :shame:
 
Nằm mơ thấy tôi ở vũ trụ khác khổ vl ra
1nW25IQ.png
, không tận thế thì cũng thảm họa các kiểu - toàn chết hoặc gần chết thì thức dậy
BI0EFLc.png

10 world thì may đâu đc 1 world tạm ổn
 
Em hỏi bác 2 cái đó khác nhau chỗ nào ? Bác gửi em cái này làm gì nhỉ ?
Nó bị ngu ấy nên nói nhảm. Hầu hết tài liệu từ khoa học thường thức đến hàn lâm, tây hay ta đều dùng/dịch đúng nghĩa lạm phát. Chỉ có thằng ngu kia thích thể hiện cái ngu của nó ra thôi.
Đầu tiên phải chia làm 3 phần 3 giai đoạn.
Đầu thế kỉ 20 người ta đã quan sát được vũ trụ giãn nở. Gọi là sự giãn nở của vũ trụ. Tuy nhiên thời đấy Thiên văn học vẫn sơ khai, khái niệm Vũ Trụ vẫn mơ hồ, ảnh hưởng của tôn giáo còn nhiều. Ít ai quan tâm nguồn gốc vũ trụ là gì.
Giữa thế kỉ 20 người ta bắt đầu quan tâm hơn và mô hình Big Bang được đưa ra để giải thích sự giãn nở của Vũ Trụ. Mô hình Big Bang ban đầu bị phản đối rất nhiều, một trong những lý lẽ nặng ký nhất là mô hình Big Bang không giải thích được việc vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng, trong khi tuổi của vũ trụ lại nhỏ hơn nhiều đường kính của vũ trụ khả kiến (13,8 tỉ năm tuổi so với 90 tỉ năm ánh sáng đường kính).
Một thời gian đáng kể sau thì lý thuyết lạm phát giải thích Vũ Trụ đã có một thời gian rất ngắn đột ngột bùng nổ giãn nở, và mô hình Big Bang tự nhiên trở nên rất hợp lý. Tất nhiên là khi đấy không có từ gì để miêu tả giai đoạn bùng nổ đấy, và người ta dùng từ lạm phát vì đúng nghĩa lạm phát thật.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top