Giới trẻ TP.HCM kết hôn muộn hơn gần 3 tuổi: Khi nào 'đủ chín' để kết hôn?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

TP.HCM không chỉ nằm trong nhóm 21 tỉnh thành có tỉ lệ sinh thấp nhất mà còn là địa phương có độ tuổi kết hôn muộn hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước.

1709441978808.png

Giai đoạn vàng trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ là từ 20 - 25 tuổi nên càng cần khuyến khích người trẻ kết hôn và sinh con trước năm 30 tuổi - Ảnh: C.T.

Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2022 cho thấy độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của TP.HCM là 29,8 tuổi, cao hơn gần 3 tuổi so với số liệu chung của Việt Nam (26,9 tuổi).

Người trẻ đã có suy nghĩ rằng tấm vé kết hôn không hẳn đảm bảo cho họ sự ổn định và lâu bền. Từ đó càng mang tâm thế sợ kết hôn đi kèm với ngại cam kết với nhau trong tình yêu.

Thạc sĩ NGUYỄN THỊ NGỌC VUI (giảng viên tâm lý học)

Có con muộn, đối mặt bệnh lý nguy hiểm

Bác sĩ Trịnh Nhựt Thu Hương - trưởng khoa chăm sóc trước sinh Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) - nói giai đoạn vàng trong độ tuổi sinh sản của nữ giới là từ 20 - 25 tuổi. Theo bác sĩ Hương, nghiên cứu cho thấy đây là giai đoạn buồng trứng phát triển tối ưu, ít gặp bất thường nhất.

Tuy vậy, xu hướng hiện nay của phần lớn người trẻ cần ổn định sự nghiệp trước nên thường chọn kết hôn muộn. Điều này dẫn đến thực tế phụ nữ có thai ở độ tuổi lớn hiện đã tăng lên so với chừng chục năm về trước. Trong đó, ghi nhận tại bệnh viện vào khoảng 10% phụ nữ mang thai trên 30 tuổi, nhiều sản phụ đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm.

Nhấn mạnh thêm, bác sĩ Thu Hương nói với những sản phụ lớn tuổi khi mang thai (từ 35 tuổi trở nên) thì nguy cơ em bé gặp phải những bất thường cũng sẽ cao.

Cụ thể, thai nhi có thể mắc một số khiếm khuyết theo hướng lệch bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down vốn là hội chứng dễ gặp nhất có liên quan đến tuổi người mẹ, đặc biệt khi đã lớn tuổi. Ngoài ra còn có thể gặp thêm biến chứng khác như sẩy thai, sinh non, tiền sản giật, thừa cân...

Trong khi đó, bác sĩ Hồ Mạnh Tường - tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM - dẫn chứng thêm tỉ lệ sinh non trên thế giới và tại Việt Nam có xu hướng tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng tăng tỉ lệ sinh non, trong đó đáng nói có lý do tuổi mang thai của phụ nữ ngày càng tăng. Phụ nữ ngày càng có con trễ là yếu tố tăng nguy cơ sinh non.

Sinh non không chỉ gây nên nhiều biến chứng cho trẻ sơ sinh mà còn là gánh nặng về kinh tế cho việc chăm sóc một trẻ sơ sinh non tháng. Chưa kể trẻ sinh non còn đối diện với các bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết, bệnh não thiếu oxy, các vấn đề về thị giác và thính giác...

Người trẻ sợ "đóng khung"

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui - giảng viên khoa tâm lý học Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ có nhiều nguyên do để người trẻ sợ yêu, ngại kết hôn. Nhưng điều đầu tiên phải nói đây là xu hướng chung chứ không riêng tại Việt Nam, vì ngay cả các nước đã phát triển cũng gặp tình cảnh này.

Có thể thấy người trẻ hiện có nhiều cơ hội, được lựa chọn nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức trong cuộc sống, kinh tế, cơ hội nghề nghiệp... "Việc du nhập của những tư tưởng nên đâu đó khiến các bạn trẻ cảm thấy sợ bị "đóng khung", rủi ro, sợ phải tự bỏ mình vào một cái nhà tù nào đó khi yêu hay kết hôn" - bà Vui nói.

Thêm nữa, việc nuôi dạy một đứa con trước đây và bây giờ, theo thạc sĩ Ngọc Vui, không hề giống nhau. Trước đây có thể nuôi con theo bản năng, chi phí cũng không cao, còn bây giờ thực sự không dễ. Chưa kể tỉ lệ ly hôn cao và ngày càng tăng hiện nay cũng là lý do ảnh hưởng tới tâm lý sợ kết hôn ở người trẻ.

Có thể nói phần nào niềm tin của người trẻ bị lung lay khi quá dễ bắt gặp những vụ việc ly hôn hiện nay. Đặc biệt, thạc sĩ Ngọc Vui cho rằng đây là thời đại của stress, áp lực đồng trang lứa... Những điều này vô hình trung khiến xã hội như đang sắp xếp lại những tiêu chuẩn, thứ tự ưu tiên về kinh tế, giá trị bản thân hơn những giá trị yêu đương.

Từ các phân tích trên, bà Vui cho rằng tình trạng người trẻ ngại kết hôn, sinh con sẽ còn tăng. Nhất là khi chúng ta có tư duy sống khác đi, sự định hướng bản thân về tương lai khác thì việc xem trọng "đời mình phải yêu, yêu là phải cưới hoặc cưới là phải có con" sẽ giảm dần.

Mặt khác, thủ tục xin nhận con nuôi hiện cũng không quá khó khăn nên càng thuận tiện cho những ai sợ mang nặng đẻ đau, sợ khổ khi làm mẹ bỉm sữa. Đó là chưa kể việc xã hội đang có xu hướng dần thừa nhận, chấp nhận những mối quan hệ hôn nhân đồng tính.

"Do đó việc yêu là phải cưới hay cưới là phải có con sẽ không còn là quy luật nữa mà có khi chỉ là hiện tượng" - bà Vui nói.

...............
 
Doanh nghiệp thì toàn chơi trò khốn nạn, vắt chanh bỏ vỏ, vắt kiệt lúc trẻ qua tuổi là tìm cách đá

Giờ chắc thấy ko chịu đẻ thì lấy đâu ra culi để vắt nữa nên lo lắng hả, đúng mạt vận

thằng trên thì lo phân thằng trên, chứ có lo cho dân đếu đâu
 
Thời giờ kể cả dân có tiền nhiều người khi nhắc đến hôn nhân, sinh đẻ còn thấy ngán ngẫm thì huống chi. Mà ko chỉ ở VN nơi nào trên trái đất này nó cũng thế, thành thị đầu não kinh tế lúc nào tỉ lệ kết hôn với sinh đẻ nó cũng thấp hơn những nơi khác mà
g3wDD5m.png
 
Giờ bọn trẻ lười cưới do được ăn cơm trước kẻn chứ cmg, xxx chán chê thì cưới làm gì nữa. Giờ chỉ còn cách cấm xxx nếu chưa kết hôn, làm trái bắt bỏ tù hết. Bọn nó lại chả thi nhau mà kết hôn :angry:
Dẹp hết khách sạn và nhà nghỉ, cấm bán bao cao su và thuốc tránh thai, mọi hành vi đụng chạm cơ thể trước hôn nhân đều xem là tội hình sự, thành lập ban cảnh sát văn hóa, đi đường thấy trai gái nắm tay âu yếm nhau mà không trình ra được giấy đăng ký kết hôn là tạm giam 30 ngày, khép tội hình sự với khung hình phạt cao nhất đến chung thân... thì may ra chúng nó chịu kết hôn (để được xxx)
 
kết hôn muộn cũng tốt khi đó nếu trong có tài sản tích lũy thì tay nghề cũng thuộc dạng vững r lương cũng ổn ... khi ấy kết hôn r con cái nó cũng đỡ nhọc hơn
 
Tỷ lệ ly hôn đâu ấy nhỉ

via theNEXTvoz for iPhone
vợ tui làm tòa huyện có làm báo cáo
riêng huyện (152 ngàn dân) vợ tui làm thì
ly hôn hồi 2023 là 900 vụ
độ tuổi phổ biến nhất là 91~96
cá biệt có 1 vụ 2k5 lấy 2k4 đúng 1 tháng sau ly hôn
2 đứa đều sinh viên
 
Dân chúng h khôn rồi, ai rảnh đâu tạo culi cho đi xkld hoặc trả nợ công cho cảng với nhà nghỉ :go:
 
Back
Top