kiến thức [Guide] Các thuật ngữ, Mechanic cơ bản & một số tips trong LoL - Liên Minh Huyền Thoại

Status
Not open for further replies.

lotus.vn9x

Senior Member
League of Legends (LoL) - Liên Minh Huyền Thoại

lol.jpg


Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn các thuật ngữ thường hay sử dụng trong LoL, cùng với 1 số Mechanic (cơ chế) cơ bản trong game. Sẽ cải thiện khả năng giao tiếp cùng kĩ năng của các bạn ít nhiều đấy.

I. Các thuật ngữ thông dụng:
  • Build: Để ngọc, lên đồ, xây dựng lối chơi chính của mình trong 1 game.
  • Rune: Ngọc bổ trợ.
  • Spell: Phép bổ trợ.
  • Flash: _________ Tốc biến.
  • Smite: _________ Trừng phạt.
  • Heal: __________Hồi máu.
  • Ignite: _________ Thiêu đốt.
  • Exhaust: _______ Kiệt sức.
  • Barrier/ Shield: __ Lá chắn.
  • Cleanse: _______ Thanh tẩy.
  • Tele (Teleport): __ Dịch chuyển.
  • Lv (Level): Cấp độ.
  • Position: Vị tri.
  • Map: Bản đồ
  • Blue: Khu vực bùa xanh hoặc chỉ bùa lợi xanh, quái rừng bùa lợi xanh.
  • Red: Khu vực bùa đỏ hoặc chỉ bùa lợi đỏ, quái rừng bùa lợi đỏ.
  • Lane: Các đường, khu vực trong map.
  • Top (Top lane): Khu vực đường trên.
  • Mid (Mid lane): Khu vực đường giữa.
  • Bot (Bottom lane): Khu vực đường dưới.
  • Jung (Jungle): Khu vực trong rừng.
  • Champ (Champion): Tướng.
  • Dmg (Damage): Sát thương, thiệt hại.
  • Skin: Trang phục của tướng.
  • Skill: Kĩ năng của tướng.
  • Single (skill): Kĩ năng đơn lẻ.
  • AOE (skill): Kĩ năng trên diện rộng.
  • Target (skill): Kĩ năng trỏ vào mục tiêu
  • Skill Shot: Kĩ năng định hướng
  • Animation: Hoạt ảnh thao tác thực hiện động tác tấn công cơ bản, động tác ra skill.
  • Cancel Animation: Tối đa hóa thời gian thực hiện động tác tấn công cơ bản, ra skill.
  • Hit and Run: Thực hiện chuỗi lệnh acttack + move. Một cách để cancel animation đòn đánh tay.
  • Melee: Cận chiến, tay ngắn.
  • Ranger: Đánh xa, tay dài.
  • Range: Phạm vị (sử dụng chiêu thức, tầm đánh tay, tầm trụ đánh v.v...).
  • Tank: Chống chịu, đỡ đòn.
  • Tanker: Tướng theo hướng chống chịu, đỡ đòn (Chất tướng hoặc cách build).
  • Assassin: Sát thủ (Dồn sát thương trong thời gian ngắn/ Dồn dmg)
  • Fighter: Đấu sĩ (Vừa có sát thương theo thời gian, vừa có khả năng trao đổi giao tranh liên tục).
  • AP: Sát thương phép (stp). Cũng là cách gọi của vị trí Pháp sư.
  • AD: Sát thương vật lý (stvl). Cũng là cách gọi tắt của ADC.
  • AR (Armor): Giáp.
  • AS (Attack Speed): Tốc độ đánh.
  • MS (Movement Speed): Tốc độ di chuyển.
  • CD (Cooldown): Chỉ số giảm thời gian hồi chiêu.
  • Exp (Experience): Điểm kinh nghiệm
  • Carry: Gánh.
  • Carrier: Người chơi chủ lực.
  • ADC (Markman): Xạ thủ/ Sát thương vật lý chủ lực.
  • Sp (Support/ Supporter): Hỗ trợ/ Người chơi hỗ trợ.
  • Jungler: Người chơi đi rừng.
  • Assist: Hỗ trợ tham gia hạ gục tướng địch.
  • Move/ Moving: Di chuyển.
  • Last hit: Sát thương kết liễu.
  • KS (Kill Steal): Cuớp mạng của đồng minh sắp có được.
  • Deni: Ngăn không cho tướng địch có được chỉ số lính/ hạ gục.
  • Farm: Kiếm tiền thông qua tiêu diệt các tài nguyên trên bản đồ (lính, quái rừng v.v..).
  • Creep/ Minion: Lính.
  • Wave (Creep Wave): Thế lính tại lane.
  • Freeze: Đóng băng lính, chỉ last hit để không cho thế lính đẩy cao.
  • Mega Creep: Lính siêu cấp.
  • Cs (Creep stats): Chỉ số lính/ quái rừng tiêu diệt được.
  • Snow ball: Lăn cầu tuyết, tận dụng lợi thế có được để gia tăng dần lợi thế => giành chiến thắng.
  • Micro: Cách điều khiển những tiểu tiết của người chơi: last hit, trao đổi chiêu thức, di chuyển hay bất cứ điều gì thuộc về kỹ thuật cá nhân.
  • Micro Player: Những người chơi tập trung vào kĩ năng cá nhân, dùng kĩ năng cá nhân chèn ép và snowball đối phương để dành chiến thắng.
  • Macro: Khả năng tính toán đến từng con số, suy nghĩ chiến thuật, sự quyết đoán và hiểu sâu mechanic của game. Khả năng lừa tình, tỉnh táo trong giao tranh, tầm nhìn chiến thuật cao…
  • Macro Player: Những người chơi tập trung vào chiến thuật, kiểm soát, tính toán để giành chiến thắng.
  • CC (Crowd Control): Các hiệu ứng khống chế (phần này sẽ có 1 mục riêng để giải thích chi tiết tất cả).
  • Counter: Khắc chế.
  • Aggro/Aggression: Trở thành mục tiêu của trụ.
  • Dive/Tower Diving: Băng trụ, đi vào tầm của trụ.
  • Roam/ Roaming: Di chuyển quanh bản đồ
  • Gank: Hành động của người đi rừng hay bất kì người đi lane nào đi roam hỗ trợ lane khác.
  • Bait/ Batting: Dụ địch, khiến đối phương làm theo chủ đích của mình.
  • Push/ Pushing: Đẩy đường, farm lính với mục đích lấy đc trụ địch.
  • Backdoor/ Xpeke: Phá trụ trộm/Phá nhà chính địch khi không có địch
  • Feed: Tướng bị chết (hoặc cố tình chết) cho team bạn.
  • AFK (Away from keyboard): Người chơi không có bất kỳ hành động gì nữa.
  • Ulti (Ultimate): Chiêu/ kĩ năng cuối của tướng.
  • Turret/ Tower: Trụ bảo vệ.
  • Inhibitor: Trụ nhà lính.
  • Nexus: Nhà chính (mục tiêu cuối cùng cần lấy được để chiến thắng).
  • Win/ Victory: Thắng.
  • Lose/ Defeat: Thua.
  • Sur (Surrender)/ FF: Đầu hàng.
  • GG (Good game): Câu chào cuối cùng sau khi kết thúc một game mà các người chơi dành cho nhau như một cách tôn trọng đồng đội & đối phương (nhiều người gõ mà chả biết nó là gì :LOL: ). Nếu các bạn cảm thấy game này ko "good", gõ BG (Bad game), TG (Terrible game) cũng đc :LOL:.
  • GGWP (Good game well played): Tương tự như GG.
  • Combo: Kết hợp một chuỗi đòn đánh - kĩ năng.
  • Wombo Combo: Kết hợp một chuỗi kĩ năng gây hiệu ứng khống chế lên 4 hoặc toàn bộ tướng địch.
  • Insec: Sử dụng ulti Leesin đưa một hoặc nhiều tướng team bạn vào vị trí có lợi cho đồng minh.
  • Zirsec, Shurima Shuffle: _________ Azir ________________________________________________________.
  • Laning (Laning Phase): đi đường (giai đoạn đi đường).
  • Harras: Sử dụng đòn đánh tay để cấu máu đối phương.
  • Poke/ Poking: Sử dụng kĩ năng để cấu máu đối phương.
  • Buff: Tăng sức mạnh/ máu/ giáp.
  • All in: Dùng tất cả những gì mình có lao vào tướng địch.
  • DoT (Damage over Time): Gây ra 1 lượng lớn sát thương trong thời gian ngắn/Dồn dame.
  • DPS (Damage Per Second): Sát thương theo thời gian.
  • Block: Sử dụng vị tướng mình đang chơi (skill, chính bản thân) tương tác hóa giải skill, đòn đánh của tướng địch.
  • Ward: Mắt.
  • Combat: giao tranh giữa nhiều vị tướng của 2 team.
  • Team Fight/ Combat 5v5 (Combat tổng): Giao tranh giữa tất cả các tướng của 2 team..
  • Solo Q (Solo Queue): Chế độ xếp hạng đơn
  • Flex: Chế độ xếp hạng động.
  • Elo:Hệ thống điểm dựa trên các chỉ số trong mỗi trận đấu
  • Balance: Cân bằng. Dùng để chỉ một đơn vị đang ở trang thái cân bằng so với các đơn vị tương đương khác.
  • Imba: Mất cân bằng. ________________________________________________________.
  • Buff/ Nerf: Tăng/ giảm sức mạnh của một đơn vị trong game.
  • OP (Overpowered): Người chơi đã quá mạnh so với những người còn lại trong game đấu.
  • UP (Underpowered): ______________ yếu ___________________________________.
  • Faker/ Gosu/ Pro (Professional): Thường được dùng để chỉ người chơi xuất sắc.
  • Noob: Người chơi có trình độ kém.
  • Newbie: Người mới chơi.
  • Smurf: Chỉ việc người hạng cao chơi nick hạng thấp để giành chiến thắng. Thường ám chỉ việc cày thuê, kéo rank,…
  • Play Maker: Người chơi mở giao tranh, tạo cơ hội cho đồng đội.
  • Outplay: Chơi trên cơ đối thủ.
  • Juke/ Juking: Lừa đối phương để thoát khỏi truy đuổi.
  • Competitive: Môi trường cạnh tranh chuyên nghiệp - Chính là các giải đấu lớn thuộc hế thống chính thức của Riot Games trên toàn thế giới.
  • Meta (Metagame): Lối chơi, chiến thuật cơ bản, hiệu quả & thông dụng trong thời điểm hiện tại.
  • Outmeta: Lối chơi, chiến thuật cơ bản đã không còn hiệu quả & thông dụng trong thời điểm hiện tại.
 
Last edited:
II. Mechanic - Một số Cơ chế hoạt động trong LoL:
  1. Animation:
Ở phần thuật ngữ phía trên, mình đã giải thích ý nghĩa của animation là hoạt ảnh thao tác thực hiện động tác tấn công cơ bản, động tác ra skill. Đây là phần hết sức quan trọng của bất kỳ vị tướng nào trong game. Đặc biết với các người chơi có thứ hạng rank thấp (thường là vàng trở xuống) đều ko hiểu hết đc tầm quan trọng của nó.

Về cơ bản, animation của bất kỳ vị tướng nào (trừ kalista) đều có 3 giai đoạn (bước):

1 - Chuẩn bị thực hiện lệnh tấn công/ ra chiêu. Lúc này đòn đánh/ chiêu thức chưa đc thực hiện.
2 - Lệnh tấn công/ ra chiêu đc thực hiện.
3 - Sau khi thực hiện lệnh tấn công/ ra chiêu. Lúc này đòn đánh/ chiêu thức đã đc thực hiện.

Khi chúng ta chỉ tấn công, ra chiêu theo cách thông thường, cơ chế animation sẽ tự động thực hiện đầy đủ 3 bước này trước khi lặp lại chúng lần nữa. Nhưng nếu muốn đẩy nhanh quá trình này, chúng ta có kỹ thuật cancel animation - hủy bỏ thời gian lúc đòn đánh/ chiêu thức đã đc thực hiện để tiếp tục lệnh mới. Để làm được điều này, việc người chơi cần làm đó là ghi đè 1 lệnh mới ngay sau khi lệnh tấn công/ ra chiêu đc thực hiện.

Thông dụng nhất đó là kĩ thuật hit and run - đánh & di chuyển, thực hiện lệnh tấn công/ ra chiêu và ngay sau khi nó đc thực hiện, bạn di chuyện chuột phải (hoặc phím tắt lệnh move + chuột trái). Sau đó bạn có thể tiếp tục di chuyển tới vị trí mong muốn hoặc thực hiện 1 lệnh bất kì nào khác.

Cần lưu ý là bạn phải thực hiện chính xác đè 1 lệnh mới ngay sau khi lệnh tấn công, ra chiêu đc thực hiện. Thời gian bạn thực hiện lệnh mới sau đó càng nhanh bao nhiêu càng tiết kiệm thời gian, gây ra đc nhiều sát thương, hoặc tránh khỏi nguy hiểm sớm bấy nhiêu. Việc thực hiện lệnh trước khi lệnh tấn công/ ra chiêu hoàn tất sẽ khiến bạn lãng phí bước trước đó & khiến lệnh tấn công/ ra chiêu ko thể hoàn thành => ko có sát thương.

Đọc tới đây những bạn chưa biết hit and run sẽ cảm thấy khó phải ko, thực ra ko khó tới vậy đâu. Chỉ cần khi chơi các bạn chú ý cảm nhận nhiều sẽ thấy thực ra nó ko quá khó để làm, dù các bạn làm ko hoàn hảo như những pro đc.

Và có 2 cách thông dụng để thực hiện thao tác này:
  • CÁCH 1 : Hit and run bằng chuột:
Bằng cách đưa chuột chỉ vào tướng địch, và khi thực hiện 1 đòn đánh, thì lập tức thu chuột về, kéo tướng tiếp tục chạy để giữ khoảng cách, sau khi giữ được khoảng cách rồi lại quay lại tiếp tục tấn công, cứ thế lặp đi lặp lại, nhưng tốc độ thực hiện (tức thao tác tay của các bạn) phải rất nhanh.

Điểm yếu của kỹ thuật hit and run bằng chuột này là trong trường hợp bạn kích chuột không trúng tướng địch, mà lại kích trượt ra trỗ cạnh tướng địch thì vô tình, bạn lại tự dâng mỡ đến miệng mèo, tức AD của bạn sẽ tự chạy lại gần tướng địch trong khi bạn thì cố hết sức giữ khoảng cách.
  • CÁCH 2 : Hit and run bằng phím A (lệnh tấn công bằng phím tắt):
Cách này hơi phức tạp hơn cách 1. Đó là bạn vừa kết hợp phím A + chuột trái + chuột phải. Trong giao tranh, các bạn hãy nhấn A (chọn mục tiêu) rồi sau đó click nhanh chuột trái (để đánh vào tướng đã chọn mục tiêu) -> click chuột phải ra nơi mà mình cần di chuyển để giữ khoảng cách.

Đối với cách này thì thao tác tay của bạn phải thật nhuần nhuyễn để lặp đi lặp lại liên tục. Trong giao tranh khi bạn bị 1 tướng đối phương truy đuổi, không cần di chuột quá gấp gáp, bình tĩnh chỉnh hướng chạy cho tướng rồi nhấn A + chuột trái (không cần phải click chuột vào tướng) -> chuột phải để chạy, tướng của bạn sẽ tự quay lại bắn chứ không cần bạn phải đưa chuột nhấp vào tướng địch (rất rễ nhấn trượt). Sau khi thực hiện 1 đòn đánh, tiếp tục nhấn chuột về phía trước cho nó chạy để giữ khoảng cách, và cứ lần lượt nhấp A như vậy, bạn chỉ việc đưa chuột ra trước để chỉnh hướng chạy cho chính mình.

* Lưu ý: Dù có tiết kiệm thời gian tới thế nào, 1 điều chắc chắn là nó ko thể giúp di chuyển nhanh hơn là chạy thẳng đc. Vì vậy cần biết cách áp dụng tùy tình huống. Ví dụ khi bạn cầm ashe, hoặc lên trang bị búa băng, nếu nhận thấy khi tấn công đối phương khiến khoảng cách giữa mình và đối phương đc kéo giãn tốt hơn là chạy thẳng thì hãy sử dụng. Còn ko nếu cảm thấy có nguy cơ lên bảng & mình vẫn chạy đc thì vẫn nên chạy thẳng. Quan trọng nhất của từng người chơi vẫn là khả năng đọc tình huống & sử dụng các kĩ năng hợp lý.

Kĩ thuật này đc sử dụng ở tất cả các vị tướng trong LoL (ngoại trừ cô nàng xạ thủ Kalista do nội tại phong thái quân nhân khiến toàn bộ animation lúc sử dụng đòn đánh thường là ko thể bị hủy bỏ), là 1 phần thiết yếu trong việc phân biệt kĩ năng giữa các người chơi, phân chia thứ hạng rank. Vì ở các rank cao, đa số người chơi đều thành thục kĩ thuật này (ít nhất là ở đòn đánh thường) dù họ còn ko biết chính xác cơ chế như t viết phía trên. Chỉ bằng kinh nghiệm & nhìn người chơi khác, cũng như các video clip hướng dẫn mà học theo đã giúp họ cải thiện kĩ năng đáng kể. Nhưng khi các bạn biết chính xác cơ chế hoạt động của animation, các bạn có thể áp dụng nó cho rất nhiều thứ ko chỉ là đòn đánh tay, mà còn là các chiêu thức. Điển hình như Riven, Lucian, Graves etc...

Trên đây là lý thuyết đc viết ra giúp các bạn hiểu rõ về cơ chế hoạt động của animation. Và clip phía dưới sẽ giúp các bạn quan sát rõ ràng hơn để thực hành.

 
II.

  1. CC (Crowd Control) - Hiệu ứng khống chế:
A. Hiệu ứng khống chế cứng (Hard CC):

A1. Áp Chế (Suppression):

  • Tác dụng: Khiến mục tiêu không thể di chuyển, tấn công hay sử dụng kỹ năng và Phép Bổ Trợ.
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật.
  • Kỹ Năng: R của Wawick, R của Malzahar, Giam Cầm (R) của Skarner.
Lưu ý: Thời gian Áp Chế không bị ảnh hưởng bởi kháng hiệu ứng. Khác với Làm Choáng, Áp Chế còn khiến mục tiêu không thể sử dụng Phép Bổ Trợ, tức là không dùng được
mKFMQU.png

Thanh Tẩy.

A2. Bắt buộc hành động (Forced Action):

  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị ép buộc hành động, không để điều khiển di chuyển, tấn công, hay sử dụng kỹ năng.
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật,
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy &
    T5aMW3.jpg

    Hòm Bảo Hộ Của Mikael.
A2.1. Mê hoặc (Charm):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu tiến về phía kỹ năng đưọc tung ra hay đi theo kẻ tung kỹ năng và bị Làm Chậm.
  • Kỹ Năng: Hôn Gió (E) của Ahri, R của Rakan.
A2.2. Hoảng sợ/ Sợ hãi (Flee):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu chạy về phía ngược lại so với hướng kỹ năng được tung ra và bị Làm Chậm giảm dần.
  • Kỹ Năng: W và R khi chết của Shaco, của Fiddlesticks.
A2.3. Khiêu khích (Taunt):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bắt buộc phải tấn công kẻ tung kỹ năng.
  • Kỹ Năng: Lá Chắn Durand (W) của Galio, Vô Ảnh Bộ (E) của Shen.
A2.4. Trói chân (Root):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu không thể di chuyển và không thể sử dụng các kỹ năng dạng lướt và Tốc Biến, Dịch Chuyển.
  • Kỹ Năng: Ngục Cổ Ngữ (Combo E-W) của Ryze, Q của Morgana, Khóa Ánh Sáng (Q) của Lux.
A3. Cấm đánh/ Giải giới (Disarm):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu không thể đánh thường (tấn công).
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật,
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy &
    T5aMW3.jpg

    Hòm Bảo Hộ Của Mikael.
Lưu ý: Định nghĩa chuẩn của DisarmGiải Giới, khi không đi kèm với hiệu ứng khác thì nó chỉ được coi là khống chế mềm (soft CC) (xem thêm ở dưới).

A3.1. Gây rối (Entangle):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị Trói Chân kết hợp Cấm Đánh: không thể di chuyển, tấn công nhưng có thể sử dụng kỹ năng.
  • Kỹ Năng: Lời Nguyền Của Xác Ướp U Sầu (R) của Amumu.
A3.2. Biến hình/ Hóa thú (Polymorph):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị Câm Lặng kết hợp Cấm Đánh: hóa thành con vật, không thể đánh thường hay dùng kỹ năng và bị Làm Chậm.
  • Kỹ Năng: Biến Hóa (W) của LuLu.
A4. Làm choáng (Stun):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu không thể di chuyển, tấn công hay sử dụng kỹ năng trong thời gian ngắn. Thông thường thời gian Choáng sẽ ngắn hơn thời gian Trói Chân (còn 1 dạng nữa là Mini stun - làm choáng trong 1 khoảng thời gian rất ngắn, có thể ngắt hành động của tướng).
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật,
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy &
    T5aMW3.jpg

    Hòm Bảo Hộ Của Mikael.
  • Kỹ Năng: Điện Tích Cầu (E) của Xerath, W của Riven, ...
A4.1. Giữ trên không (Suppesion):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị giữ ở trên không khi đang ở Trạng Thái Trên Không, coi như bị Làm Choáng.
  • Kỹ Năng: Trăn Trối (R) của Yasuo.
A5. Trạng thái tĩnh (Stasis):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu không thể làm bất cứ điều gì, không thể bị chọn làm mục tiêu và bất tử trong thời gian hiệu lực.
  • Cách phá giải: Không thể phá giải.
  • Kỹ Năng và Trang Bị: Đồng Hồ Ngưng Đọng, Đồng Hồ Cát Zhonya, Giáp Thiên Thần, Thiên Mệnh Khả Biến (R) của Bard, Định Mệnh Vẫy Gọi (R) của Kalista.
Lưu ý: Chỉ số kháng hiệu ứng không có tác dụng với Trạng Thái Tĩnh.

A6. Trạng thái trên không (Airbone):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị hất lên không trung và bị Làm Choáng, không thể sử dụng kỹ năng, tấn công và di chuyển.
  • Cách phá giải:Không thể phá giải nhưng
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật,
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy &
    T5aMW3.jpg

    Hòm Bảo Hộ Của Mikael có thể giải Làm Choáng trong khi Trên Không để sử dụng kỹ năng hay phép bổ trợ thoát đi.
Lưu ý: Chỉ số kháng hiệu ứng không làm giảm thời gian Trên Không được

A6.1. Hất tung (Knockup):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị hất lên không trung tại điểm va chạm.
  • Kỹ Năng: Không Thể Cản Phá (R) của Malphite.
A6.2. Đẩy lùi (Knockback):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị đẩy ra khỏi điểm bắt đầu va chạm.
  • Kỹ Năng: W của Alista, Kết Án (E) của Vayne,…
A6.3. Kéo (Pull):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị kéo về hướng điểm tung kỹ năng
  • Kỹ Năng: Bàn Tay Hỏa Tiễn (Q) của Blitzcrank, Án Tử (Q) của Thresh, Q của Nautilus,…
A6.4. Gạt sang một bên (Knock Aside):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị gạt sang 1 bên, vuông góc với hướng tung kỹ năng.
  • Kỹ Năng: Dạt Ra (E) của Draven.
A7. Ru ngủ/ Buồn ngủ (Drowsy):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu rơi vào trạng thái Buồn Ngủ. Sau vài giây, mục tiêu sẽ Ngủ (tương đương Choáng) trong chốc lát và chịu thêm sát thương từ đòn đánh hoặc kỹ năng kế tiếp. Khi chịu sát thương, mục tiêu sẽ tỉnh dậy, trừ sát thương theo thời gian.
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật hay
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy.
  • Kỹ Năng: Bong Bóng Ngủ (E) của Zoe, Khúc Ru Rừng Thẳm (R) của Lillia.
 
Last edited:
B. Hiệu ứng khống chế mềm ̣(Soft CC):

B1. Mù (Blind):

  • Tác dụng: Khiến mục tiêu trượt toàn bộ các đòn đánh thường trong thời gian hiệu lực, hiệu ứng trên đòn đánh cũng mất tác dụng.
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật &
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy.
  • Kỹ Năng: Phi Tiêu Mù (Q) của Teemo.
B2. Xóa tầm nhìn (Nearsight):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị giảm tầm nhìn đi 900 và không thể nhìn thấy tầm nhìn của đồng đội.
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật.
  • Kỹ Năng: Không Kích (Q) của Quinn, Bom Khói (W) của Graves, Ulti (R) của Nortune.
B3. Câm lặng (Silence):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu không thể sử dụng kỹ năng và trang bị
  • Cách phá giải:
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy,
    T5aMW3.jpg

    Hòm Bảo Hộ Của Mikael
  • Kỹ Năng: Q của Garen, Tiếng Gọi Hư Không (Q) của Malzahar, Trường Điện Từ (R) của Blitzcrank, của Fiddlesticks
B4. Làm chậm (Slow):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị làm chậm tốc độ di chuyển hoặc tốc độ đánh.
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật,
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy & Hòm Bảo Hộ Của Mikael.
  • Kỹ Năng và trang bị: W của Janna, Lão Hóa (W) của Nasus, ...
B5. Sa lầy (Ground):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị Làm Chậm và không thể sử dụng kỹ năng dạng lướt và Tốc Biến, Dịch Chuyển.
  • Cách phá giải: Không phá giải được vì khi phá xong bạn vẫn ở trong vùng tác dụng.
  • Kỹ Năng: Chướng Khí (W) của Cassiopeia, Keo Siêu Dính (W) của Singed.
B6. Giải giới (Disarm):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu không thể đánh thường (Nó là Cấm Đánh còn vẫn đánh được nhưng trượt)
  • Cách phá giải:
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật,
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy &
    T5aMW3.jpg

    Hòm Bảo Hộ Của Mikael.
  • Kỹ Năng: Không Kích (Q) của Quinn chỉ có tác dụng lên lính và quái rừng,… Trước làm cái này vì cái R của Ire có mà giờ mất mất tiu rồi. -.-
  • Skill tự giải giới bản thân: Đa số các kỹ năng niệm, Tích Tụ Năng Lượng (E) của Kai’Sa, Tốc Độ Sấm Sét (E) của Kennen, Phá (W) của Kayn, Cú Đấm Bùng Nổ (Q) của Vi, Cắn Xé (Q) của Warwick, lúc Jhin và Graves thay đạn,…

1667665968384.png

Tin chắc rằng với việc nắm rõ cơ chế của các hiệu ứng khống chế, hướng build đồ, để ngọc cũng như xử lý tình huống của các bạn sẽ được cải thiện rõ rệt đó.
thumbs-up.gif
 
Last edited:

III. Chỉ số Giáp vật lý, Sát lực & Xuyên giáp trong LoL:​


1. GIÁP VẬT LÝ: LÀ CHỈ SỐ PHÒNG NGỰ CỘNG DỒN HOÀN TOÀN TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÁT THƯƠNG VẬT LÝ.​

CÔNG THỨC:​

1.1 LƯỢNG GIÁP LỚN HƠN HOẶC BẰNG 0:

  • Lượt sát thương nhận vào = Lượng sát thương gây ra * [100/(100+lượng giáp)]
Ví dụ: Bạn có 25 giáp thì cứ mỗi 100 sát thương đánh vào bạn sẽ chỉ nhận 80 sát thương.

1.2. LƯỢNG GIÁP NHỎ HƠN 0

  • Lượng sát thương nhận vào = Lượng sát thương gây ra * [2-100/(100-lượng giáp)]
Ví dụ: Bạn bị trừ tới còn âm 25 giáp thì cứ mỗi 100 sát thương đánh vào, lượng sát thương bạn phải nhận sẽ là 120.

VỚI GIÁP NÓI RIÊNG VÀ CHỈ SỐ PHÒNG NGỰ NÓI CHUNG, CHÚNG TA CÓ THÊM MỘT KHÁI NIỆM MỚI - MÁU HIỆU QUẢ​

CÔNG THỨC: MÁU HIỆU QUẢ = MÁU TỐI ĐA / (1 - % SÁT THƯƠNG ĐƯỢC GIẢM). CÔNG THỨC NÀY CÒN ĐƯỢC BIỂU DIỄN THEO MỘT CÁCH ĐƠN GIẢN HƠN, THEO ĐÓ MÁU VẬT LÍ HIỆU QUẢ SẼ ĐƯỢC TÍNH NHƯ SAU:​

MÁU VẬT LÍ HIỆU QUẢ = MÁU TỐI ĐA X (1 + GIÁP/100).​

  • Ví dụ: Với 1000 máu và 25 giáp. Như vậy, lượng sát thương vật lý tối đa bạn có thể chịu được là: 1000 + 1000*25% = 1250 máu. Hay nói cách khác, để hạ gục được 1 tướng có 1000 máu và 25 giáp, bạn cần phải gây ra một lượng sát thương vật lý tương ứng là 1250.

Điều mà chúng ta quan tâm ở đây là những công thức này nói lên điều gì? Rất đơn giản, cứ mỗi 1 chỉ số giáp mà chúng ta có, lượng máu hiệu quả được gia tăng thêm 1%. Khác với suy nghĩ của một số người chơi khi cho rằng càng dồn nhiều giáp, những lượng chỉ số cộng thêm về sau sẽ trở nên kém hiệu quả hơn; câu trả lời ở đây là tác dụng mà những chỉ số này mang lại là không đổi. Hãy cùng đến với 1 ví dụ cực kì đơn giản:
  • Với 25 giáp đầu tiên, lượng sát thương thực tế tôi phải nhận = sát thương của địch x 100/125 = 80% sát thương của địch.
  • Với 25 giáp tiếp theo, lượng sát thương thực tế tôi phải nhận = sát thương của địch x 100/150 = 66.67% sát thương của địch.
  • Trong khi 25 giáp đầu tiên giảm được 20% sát thương của đối phương, 25 giáp tôi mua tiếp theo chỉ giúp giảm thêm 80% – 66.67% = 13.33% sát thương, có vẻ như mang lại ít giá trị hơn.
  • Theo công thức tính lượng máu hiệu quả, mỗi 25 giáp nói trên đều mang lại thêm 25% máu hiệu quả. Tức là tác dụng không đổi.

Điều này khiến cho các vị thần full Tank sẽ là nỗi ác mộng của các champ gây sát thương vật lý nếu ko có 2 chỉ số Sát lực & Xuyên giáp nhé. :LOL:

2. SÁT LỰC: CHỈ SỐ XUYÊN GIÁP CÔNG THẲNG.​

CÔNG THỨC: SÁT LỰC × (0.6 + 0.4 × LEVEL ÷ 18)​

  • Ví dụ: Dạ kiếm Draktharr cho bạn 21 sát lực, và bạn lên được món đồ này ở lv 6. Vậy lúc này ta sẽ có phép tính 21 x (0.6 + ((0.4 x 6) / 18) = 15.4. Đây là chỉ số xuyên giáp công thẳng vào giáp đối phương.

Như vậy, lv càng cao, chỉ số sát lực sẽ cung cấp cho các bạn càng nhiều khả năng trừ giáp. Ở lv18, nó sẽ bằng với chính chỉ số sát lực gốc của trang bị đó.

3. XUYÊN GIÁP: CHỈ SỐ TRỪ GIÁP THEO % GIÁP CỦA ĐỐI PHƯƠNG.​

CÔNG THỨC: (1 - % XUYÊN GIÁP)*(1 - % XUYÊN GIÁP)...​

  • Ví dụ: Nội tại E của Darius tối đa 35% xuyên giáp, & lên nỏ thần Dominik. Chúng ta có (1 - 0.35)*(1-0.35) = 57.75% xuyên giáp đối phương.

VẬY CHỈ SỐ NÀO CÓ TÁC DỤNG LỚN HƠN?​


Câu trả lời là tùy theo tình thế & thời gian trận đấu. Nếu team bạn ko có vị trí build thuần chống chịu, việc lên Sát lực hoặc Crit sẽ hiệu quả hơn. Còn nếu có những con kiểu như Malphite 2k giáp thì kiểu gì cũng phải bỏ 1 vị trí cho 1 món xuyên giáp nhé. Lưu ý, nội tại Trăn trối cung cấp khả năng xuyên giáp là nội tại duy nhất. Do đó bạn nếu bạn lên đồ Xuyên Giáp thì sẽ không cộng dồn sau khi Yasuo trăn trối - tức lãng phí 1 món đồ. Tương tự với Dao hung tàn. Và còn bug nếu bạn lên cùng lúc 2 dao hung tàn & hoàn tác hoặc bán nó; vậy thì bạn sẽ mất luôn chỉ số sát lực của món đồ này đó. Chớ dại nha! :LOL:


Về chỉ số Xuyên Phép & Xuyên Kháng Phép thì tương tự nên t sẽ ko viết riêng về 2 chỉ số này nha.
 
Last edited:

IV. Phân loại các vị trí tướng trong Liên minh huyền thoại​


Tiếp tục loạt bài về LoL, hôm nay mình sẽ viết về phân loại các vị trí tướng trong game. Về cơ bản, sẽ có 6 vị trí cơ bản & 1 vị trí đặc biệt (ko phân loại đc):

1. CONTROLLER (NGƯỜI KIỂM SOÁT):​


Là những tướng hỗ trợ đồng minh của họ bằng kĩ năng, trang bị & giữ kẻ địch ở lại bằng kĩ năng khống chế. Các hỗ trợ có khả năng khuếch trương cực đại sức mạnh của đồng đội để trở thành lớp tướng mạnh nhất trong ccombat (hoặc teamfights), cung cấp các tiện ích quan trọng (kĩ năng, trang bị) hoặc kĩ năng khống chế vào đúng thời điểm để giải nguy đồng đội và triệt phá team địch.

Thường khởi đầu bằng cách hỗ trợ Marksman (ADC) tại lane, vì sức mạnh của họ phụ thuộc ít vào vật phẩm (ko cần farm). Nhưng theo thời gian, sức ảnh hưởng của họ sẽ hiện diện ở toàn map bằng kĩ năng & những trang bị hiệu quả nhưng rất rẻ dành riêng cho lớp này.

Được chia làm hai loại dựa vào kỹ năng của chúng, Catchers (Kẻ bắt giữ) và Enchanters (Cái này dịch thành "Người làm say mê" nên bỏ qua nhé =]). Được biết đến với cái tên khác quen thuộc hơn là Supporter (Người hỗ trợ), người chơi sẽ kiêm luôn nhiệm vụ thông báo các chi tiết trong game (thời gian hồi spell, ulti của champ địch, vị trí mắt địch, vị trí champ địch, miss lane v.v...)

1.1. CATCHERS (KẺ BẮT GIỮ - THÔNG ASS):​


Là những tướng chuyên khóa chặt, thông ass đối thủ, hoặc trong một vài trường hợp là thông cả team địch (những tướng có kỹ năng khống chế diện rộng). Mặc dù không phụ thuộc hoàn toàn vào đồng minh như Enchanters, nhưng Catchers hưởng lợi rất nhiều từ sự hiện diện của đồng minh. Vừa để ngăn chặn nguy hiểm đang đến, vừa để tận dụng các mục tiêu mà họ đã khóa.

  • Ưu điểm: có thể nói các sp lớp này là những play maker - người chơi kiến tạo của trận đấu. Ko hiếm những game mà ở những tình huống quyết định thắng thua tại những pha kiến tạo của sp. Chắc chúng ta ko thể quên đc pha mở combat đi vào lịch sử LoL của siêu hỗ trợ Wolf khi cầm Rakan khóa chết 4/5 người chơi team địch giúp SKT lật kèo ko tưởng khi thua 10k vàng. Đấy, kiến tạo đấy, ông nào nói sp phế hộ cái. Thông cả team địch chứ phế! =]z

  • Nhược điểm: cái chí mạng của lớp này đó là đa số sử dụng kĩ năng định hướng & cần khả năng chọn vị trí tốt, nếu kĩ năng cá nhân kém mà chơi thì khổ team vcl luôn. =]z

Các tướng điển hình: Bard, Blit, Ivern, Lux, Mor, Neeko, Rakan, Thresh, Zyra...

1.2. ENCHANTERS (BÙA MÊ THUỐC LÚ, CAVE HÀNG HIỆU):​


Lớp đũy này tập trung vào việc khuếch đại sức mạnh, hiệu quả của đồng minh bằng cách trực tiếp tăng cường chỉ số cho họ & bảo vệ họ khỏi các nguy hiểm rình rập. Bảo kê tận răng, cave tận háng... À hơi quá đà rồi. ~~

  • Ưu điểm: Giấc mơ của mọi carry, niềm tin của mọi dân chơi dù mạnh hay yếu sinh lý. Gia tăng sức mạnh niềm tin, mê hoặc chúng sinh, làm lú nhân gian khiến người ta ảo tưởng sức mạnh; cũng như tập làm cave thì dễ hơn tập làm các nghề (classes) khác lúc mới bắt đầu. Tuy nhiên để thành thục, dứng ở tầng lớp cao, nhiều kẻ truy cầu đc 1 lần chung chạ thì ko dễ hơn bất kì nghề nào nhé. Đã vậy vừa làm vừa đc tận hưởng vui thú thế gian, còn gì sung sướng hơn nữa!?!
    :v

  • Nhược điểm: mong manh dễ vỡ, hoa trong gương trăng trong nước. Các nghề khác thì làm việc 1 mình cũng đc, còn nghề này thì ít nhất phải từ "2 mình trở lên". Chỉ có thể tỏa sáng, lên đỉnh khi đi cùng từ 1 tới bukake. Phận cave còn hay bị chửi khi xui xẻo đi cùng các thanh niên yếu sinh lý nhưng lại ảo tưởng vào nền tảng & kĩ năng của bản thân. Thật chứ chơi nứng cỡ mấy mà gặp mấy thanh niên này thì cũng bó tay nằm sấp, sống chết mặc bay chờ hết công việc thôi chứ chẳng tận hưởng đc gì đâu.
    🙁

Các tướng điển hình: Soraka, Yummi, Janna, Lulu, Nami, Senna, Sona, Taric...

1667666235175.png
 

IV. Phân loại các vị trí tướng trong Liên minh huyền thoại:​


2. FIGHTER (ĐẤU SĨ):​

Là một nhóm các tướng cận chiến đa dạng, xuất sắc trong cả việc gây sát thương và sống sót. Với khả năng tiếp cận dễ dàng với sát thương cao, liên tục (DPS) và khả năng phòng thủ tốt; giao tranh càng lâu, lớp tướng này càng mạnh khi chúng tìm kiếm kẻ thù để hạ gục, nhưng phạm vi hạn chế của chúng khiến chúng có nguy cơ bị giữ bởi đối thủ do tầm đánh ngắn, tính cơ động ko cao & dễ trúng các kĩ năng khống chế. Đấu sĩ được chia thành 2 loại là Juggernaut (Cuồng chiến) & Diver (Thợ lặn).

2.1. JUGGERNAUT (CUỒNG CHIẾN):​


Là những tướng càn quét, đảm nhận tuyến trước của team. Đâm vào đội hình đối thủ để gây sát thương & chống chịu sát thương cho đồng đội.

  • Ưu điểm: Là lớp tướng duy nhất vượt trội cả về sát thương lẫn chống chịu. Vừa trây lì vừa gây 1 đống dmg trong những cuộc solo, càng khỏe hơn trong giao tranh & combat tổng. Nếu xét riêng về chỉ số & tiềm năng thì lớp tướng này là số 1 đấu trường chân lý.
  • Nhược điểm: Mặc dù có tiềm năng gây a ton of dmg lên đối thủ, nhưng Jug lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận chúng. Tầm đánh & sự thiếu cơ động khiến Jug dù vượt trội nhưng lại khó có cơ hội tận dụng nó.

Các tướng điển hình: QQQtrox, Darius Bổ củi, Anh bo Garen, Mundo, Bụi đời chợ lớn Sett, Cô gái thích xúc tu Illaoi, Sứ giả cân bằng Moderkaiser, Susan 0175, Cô Long Shyvana, Trundle, Thú võ sư Udyr, Ugot, Gấu bực Volibear, Yorick...

2.2. DIVER (THỢ LẶN):​


Là phần cơ động hơn của Fighters, những tướng thuộc lớp này đảm nhiệm vai trò lèo lái combat, tìm kiếm mục tiên ưu tiên cao & buộc mục tiêu đó cùng đồng đội của chúng phải đối mặt với cỗ xe ủi này trước khi quan tâm tới việc khác. Không vượt trội về sát thương liên tục cũng như sức chống chịu như Jug, nhưng Drivers nhận lại sự công bằng khi trở thành mối đe dọa cực cao khi chúng có thể thọc thẳng vào tuyến sau cùng sâu nhất của đối thủ. Nghĩ thôi thấy thốn m rồi. =]z

  • Ưu điểm: Cơ động hơn Jug, khả năng tiếp cận cao hơn, có tố chất để trở thành play maker - người chơi kiến tạo khi bạn hoàn toàn có thể cô lập sát thương chủ lực của team địch & buộc chúng phải xoay quanh bạn, phá vỡ đội hình đối thủ.
  • Nhược điểm: Đút vào thì dễ mà rút ra lại nhiều khi ko kịp. Lớp tướng này dù đủ khả năng tiếp cận nhưng lại thiếu khả năng chống chịu, và cùng chung tầm đánh cận chiến. Khả năng sống sót khỏi giao tranh thấp hơn khá nhiều các lớp tướng khác.

Các tướng điển hình: Cao Mỹ Lệ Camile, Băng vệ sinh Diana, Nhện chúa Elise, Nhân mã Hecarim, 6 mạch thần kiếm Irelia, Kayn (Darkin Form), Kled, Leemu, Olaf Tiều phu, Thượng nhân chiến tranh Pantheon, Rek'Sai, Cá Sấu Chúa Renekton, Meogar, Bọ Cạp Skaner, Vi, Chó hoang Warwick, Cái thế Mỹ Hầu Vương, Xin thông...

*Driver đc dùng khá nhiều ở vị trí đi rừng.

1667666336910.png
 
Last edited:

IV. Phân loại các vị trí tướng trong Liên minh huyền thoại:​


3. MAGE: PHÁP SƯ​


Đây rồi, vị trí đưa t tới với LoL. Chả là hồi DotA 1 t là Mid laner, với các con bài thuộc lớp Nuke như Nvm, Lina, Tiny, Zeus... & đặc biệt là siêu Puck
❤
. Anw, vì tình trạng hack map tràn lan, trong khi DotA 2 tạo hình thì ko thể húp đc (personally), cho nên t tìm tới với những moba khác (HoN & LoL). Và sau đó quyết định gắn bó với LoL vì LoL đẹp hơn (cũng phải tầm vài năm sau khi t chơi thử bản SEA, khi map ko còn tràn ngập bụi cỏ), để rồi giây phút nhìn thấy cô nàng Cáo chín đuôi Ahri, t biết những năm tiếp theo của t gắn liền với game nào rồi.
❤
Thật sự phải nói từ DotA 1 chuyển qua LoL nó đơn giản ko thể tả, khỏi cần phải deny creep, thế là t rảnh tay rảnh não để hồi đó ngâm cứu từng giây hồi skill của các champ mid laner, tính toán thời gian mà trade & trên cơ đối thủ. Hồi đó mới chơi mà như smurf luôn ý. Thích cực.
:v


Ngoài lề hoài niệm vậy đủ rồi, quay trở lại với chủ để chính:

Mages là những tướng thường sở hữu range tốt, khả năng gây sát thương hiệu quả cùng kĩ năng khống chế, kết hợp tất cả khả năng này cùng nhau để bẫy & tiêu diệt kẻ địch từ xa. Chuyên về sát thương phép, thường là sát thương bùng nổ (burst dmg), và do đó đầu tư rất nhiều vào các vật phẩm cho phép họ sử dụng phép thuật mạnh hơn và nhanh hơn, các pháp sư nổi trội trong việc kết hợp các khả năng của họ với nhau trong các đòn combo mạnh mẽ để giành chiến thắng, mặc dù kĩ năng của họ thường khó có thể hoàn thành, & có thể được giảm nhẹ, hoặc có thể né tránh hoàn toàn bởi dối thủ.
Mặc dù các pháp sư có xu hướng tập trung vào việc tiêu diệt các mục tiêu chính trong chiến đấu, họ cũng có thể trở thành tướng gây hiệu ứng khống chế để thao túng các đối thủ chính, bảo vệ đội của họ khỏi chúng hoặc thiết lập một pha kết liễu chúng; trong tình huống phù hợp, họ có thể gây sát thương cùng kiểm soát nhiều kẻ thù cùng một lúc. Các pháp sứ thường mỏng manh & dễ dàng bị hạ gục.

Nhìn chung, mages có khả năng đối phó tốt với ADC, carrier của team bạn vì lượng sát thương bùng nổ lẫn các hiệụ ứng khống chế họ gây ra. Tuy nhiên, họ cũng dễ dàng bị counter ngược lại bởi những đối thủ ngoài tầm với của họ, bởi chính pháp sư team địch. cũng như bị cản lại bởi các tankers. Mage đc chia làm 3 nhánh là Burst, Battle & Artillery Mages.

3.1. ARTILLERY (PHÁO BNH - PHÁP SƯ TẦM XA):​


Các pháp sư tầm xa là bậc thầy về tầm bắn, và họ tận dụng lợi thế đó để hạ gục đối thủ theo thời gian từ khoảng cách lớn. Đổi lại, họ bị trừng phạt nặng nề khi kẻ thù cuối cùng cũng thành công trong việc tiếp cận họ, do sự mỏng manh cực độ của cùng khả năng di chuyển hạn chế.

  • Ưu điểm: Tầm bắn xa & sát thương lớn.
  • Nhược điểm: Mỏng mạnh trước các Divers team địch, bị các Tankers chặn lại & khó sống sót trong giao tranh, combat.

Các tướng điển hình: Jayce, Lux, Varus (build sát lực), Vel'koz, Xerath, Ziggs, Zoe...

3.2. BATTLE MAGE (PHÙ THỦY CHIẾN TRANH):​


Battle Mages (hay còn được gọi là Warlocks) là những vị tướng tiến vào trung tâm vùng giao tranh, tìm cách tàn phá toàn bộ đội quân địch với sát thương trên diện rộng đc duy trì áp đảo của chúng. Do phạm vi chiến đấu tương đối ngắn (nhưng không cận chiến) & cần phải thiêu rụi đối thủ theo thời gian, Battle Mage có khả năng phòng thủ đáng kể, từ duy trì vô tận đến chết theo nghĩa đen trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Ưu điểm: Sát thương lớn, giàu hiệu ứng khống chế, khả năng sống sót cao.
  • Nhược điểm: Cũng bị cản lại bởi Tankers, tầm bắn ngắn & thời gian hồi chiêu lớn.

Các tướng điển hình: Anivia, Aurelion Sol, Cassiopeia, Karma, Karthus, Lissandra, Malhazar, Morgana, Oriana, Rumble, Ryze, Swain, Sylas, Taliyah, Viktor, Vladimir...

3.3. BURST MAGE (PHÁP SƯ SỐC SÁT THƯƠNG):​


Burst Mages nhằm mục đích loại bỏ các mục tiêu dễ bị tổn thương bằng cách khóa mục tiêu & theo đuổi chúng với một loạt sát thương khủng khiếp từ tầm xa. Burst Mages có thể giao chiến cả với những tướng đang mạnh hơn, nhưng có thể bị sốc chết bởi sát thương bùng nổ trong thời gian ngắn lúc đầu của họ.

  • Ưu điểm: Sát thương cao, độ cơ động tốt, tầm hoạt động xa, tầm bắn khá & hiệu ứng khống chế
  • Nhược điểm: Bị cản lại bởi dàn trước của team địch, tàm bắn chỉ ở mức khá nên nhiều trường hợp ko đủ tầm.

Các tướng điển hình: Ahri, Annie, Brand, Leblanc, Neeko, Syndra, Twisted Fate, Veigar, Zyra...

1667666324405.png
 

IV. Phân loại các vị trí tướng trong Liên minh huyền thoại:​

4. MARKSMEN (ADC):​

Marksmen là những tướng có sức mạnh gần như chỉ xoay quanh các đòn tấn công cơ bản của họ: sử dụng tầm đánh của mình để gây sát thương liên tục từ xa, marksmen có khả năng hạ gục ngay cả những đối thủ khó nhằn nhất khi đứng sau sự bảo kê của đồng đội.
Marksmen rất dễ bị tổn thương khi bị dồn sát thương, do tính dễ vỡ của chúng và có xu hướng cực kỳ yếu ngay từ đầu trò chơi, cần một lượng vàng lớn, chủ yếu thông qua giết chết minion (có nhiều CS: Creep Score) để có được sức mạnh, nhưng đắt tiền và tập trung vào khả năng tăng sát thương. Do khả năng tiếp cận và DPS mạnh mẽ của họ, thiện xạ đặc biệt mạnh mẽ trước các đối thủ bền bỉ hơn, cụ thể là fighters & tankers, nhưng yếu đuối trước khả năng dồn sát thương nhanh chóng của Mages & Divers.

Marksmen được chia làm Critical (Chí mạng), Skill (Kĩ năng) & Attack Speed (Tốc độ đánh). (Sẽ có 1 số xạ thủ ở trong nhiều nhóm phụ do phụ thuộc vào cách build items & bộ skill để phân chia).

4.1. XẠ THỦ CHÍ MẠNG:​


Là những tướng mạnh nhất khi build items dựa trên khả năng gây chí mạng. Những xạ thủ này dễ dàng chọn ví trí trong giao tranh do bộ skill hoặc tầm đánh xa của bản thân họ. Và gây ra lượng sát thương theo thời gian lớn & đột biến, cùng với ngưỡng sức mạnh tới từ khá sớm so với các xạ thủ khác khi thường bắt đầu từ khi họ có 2 items.

  • Ưu điểm: Mạnh sớm & tăng tiến đều theo thời gian.
  • Nhược điểm: Thiếu độ cơ động, dễ bị bắt & dồn sát thương.

Các tướng điển hình: Caitlyn, Draven, Jhin, Jinx, Miss Fortune, Sivir, Twich, Xayah...

4.2. XẠ THỦ KĨ NĂNG:​


Là những tướng vừa có khả năng gây dps tốt từ tầm xa, lại có 1 bộ kĩ năng giàu sát thương & phụ thuộc rất nhiều vào bộ kĩ năng đó. Những xạ thủ này ra vào giao tranh dễ dàng nhờ vào bộ skill của họ. Đồng thời sở hữu khả năng dồn sát thương đáng kinh ngạc khi so với những xạ thủ còn lại.

  • Ưu điểm: Giàu sát thương từ cả 2 nguồn: sát thương tay & sát thương kĩ năng, ko ngại va chạm. :)))
  • Nhược điểm: Phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng chiêu thức hợp lý của người chơi.

Các tướng điển hình: Ezeal, Lucian, Aphelois, Corki, Senna...

4.3. XẠ THỦ TỐC ĐỘ:​


Là những tướng sở hữu khả năng gây sát thương dựa trên hiệu ứng đòn đánh tay, khả năng tăng tiến tốc độ đánh đáng kinh ngạc. Có thể nói đây là lớp giàu sát thương nhất trong lớp xạ thủ - những Super Hyper Carry - Cỗ máy sát thương thượng hạng. Nhưng bù lại, ngưỡng sức mạnh của chúng đến rất chậm, và cần khả năng chọn vị trí thực sự tốt cùng sự bảo kê từ đồng đội rất nhiều.

  • Ưu điểm: Cực kì giàu sát thương, có thể hủy diệt bất kì đối thủ nào mặc kệ chúng có cứng cáp tới đâu.
  • Nhược điểm: Phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chọn vị trí & sự bảo kê tới từ đồng đội. Cùng với ngưỡng sức mạnh tới rất lâu, team phải gồng gánh tới late game & hoàn toàn phụ thuộc vào việc xạ thủ có được chơi từ đầu tới cuối combat ko.

Các tướng điển hình: Ashe, Kai'sa, Kalista, Kog'maw, Tristana, Varus, Vayne...

1667666358665.png
 
Last edited:

IV. Phân loại các vị trí tướng trong Liên minh huyền thoại:​


5. SLAYER (SÁT NHÂN):​


Là những tướng có cơ động cao, chuyên gây sát thương đơn mục tiêu, nhưng thường thiếu khả năng phục hồi, và bù đắp bằng khả năng rút ngắn khoảng cách nhanh, tiêu diệt các mục tiêu ưu tiên rồi rút lui nhanh chóng.
Tóm lại, đây là lối chơi mang tính rủi ro cao & cũng dem lại phần thưởng cao - high pay high prize. Là những kẻ cơ hội tự nhiên, thích tấn công khi mục tiêu của chúng đơn độc, dễ bị tổn thương thay vì tham gia vào một cuộc tấn công trực tiếp, ưu tiên build đồ theo hướng sát thương để tận dụng khả năng tấn công của chúng. Chúng đặc biệt hiệu quả trước các mục tiêu mềm hơn (hoặc yếu đuối), đặc biệt là các pháp sư & xạ thủ, nhưng thường gặp khó khăn khi đối đầu cùng Fighters & Tankers. Các lớp con của Slayers là Assassins (Sát thủ) & Skirmishers (Tiên phong).

5.1. ASSASSINS (SÁT THỦ):​


Chuyên xâm nhập vào hàng ngũ kẻ thù bằng khả năng cơ động tuyệt vời của chúng nhằm nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu ưu tiên cao. Do bản chất chủ yếu là cận chiến, Assassin phải đặt chúng vào vị trí nguy hiểm để thực hiện mục tiêu. Vì vậy, chúng thường có những tricks để phòng thủ nếu được sử dụng khéo léo, cho phép chúng tránh được sát thương đang tới đến một cách hiệu quả.

  • Ưu điểm: Sát thương, độ cơ động, khả năng ẩn thân.
  • Nhược điểm: Thiếu hoặc ko có CC, khả năng bị mất dấu mục tiêu khiến chúng trở nên lạc lỏng & phải rút khỏi giao tranh mà ko hoàn thành nhiệm vụ, yếu đuối khi gặp phải dàn chắn cứng cáp & khả năng phòng thủ cao của đối thủ.

Các tướng điển hình: Cua kì cục, Diana, Ekko, Evelyn, Fizz, Kassadin, Katarina, Kayn (dạng sát thủ), Khazix, Nortune, Pyke, Qiyana, Rengar, Shaco, Talon, Zed...

5.2. SKIRMISHERS (TIÊN PHONG):​

Skifyishers (còn được gọi là Duelists) là những tướng có khả năng phá hủy mọi mục tiêu trước mặt chúng. Bởi vì Skifyishers không có khả năng dồn sát thương cao hoặc các cách đáng tin cậy để nhắm vào các mục tiêu ưu tiên cao. Thay vào đó chúng được trang bị các công cụ phòng thủ mạnh mẽ để tồn tại trong cuộc chiến, cùng với sát thương cực kỳ bền bỉ để cắt giảm & hạ gục cả những mục tiêu cứng cáp nhất.

  • Ưu điểm: Sát thương, khó để bị mất dấu mục tiêu (do chúng nhắm tới mọi mục tiêu trướt mặt), khả năng sống sót.
  • Nhược điểm: Khó chọn mục tiêu tấn công & dễ trở thành mục tiêu bị dồn sát thương bởi đối thủ, tầm đánh cận chiến & thiếu hoặc ko có CC.

Các tướng điển hình: Fiora, Jax, Master Yi, Riven, Sylas, Trymdamere, Yasuo...

1667666383695.png
 

IV. Phân loại các vị trí tướng trong Liên minh huyền thoại:​


6. TANKER (NGƯỜI CHỐNG CHỊU):​

Là những tướng cận chiến cứng cáp, họ hy sinh sát thương để đổi lấy những hiệu ứng khống chế mạnh mẽ. Mặc dù có thể giao chiến với kẻ thù trong chiến đấu, mục đích của họ thường không phải là để giết đối thủ; thay vào đó, xe tăng vượt trội trong việc phân chia kẻ thù và chuyển hướng tập trung vào bản thân, cho phép chúng khóa các mục tiêu cụ thể (hoặc một số mục tiêu cùng một lúc), cũng như loại bỏ (hoặc tách) các mối đe dọa khỏi đồng đội.
Ngoài khả năng phòng thủ mục tiêu mạnh mẽ, Tankers thường có các công cụ (kĩ năng) để khuếch đại sự cứng cáp của họ, và có xu hướng build đồ phòng thủ để tối đa hóa khả năng phục hồi của chúng. Tuy nhiên, Tankers hiếu công cụ để thực sự thành công trong chiến đấu đơn & ảnh hưởng của chúng bị hạn chế bởi khả năng cơ động tổng thể thấp, khiến chúng không ngừng bị chọn làm mục tiêu của team địch.
Vì Tankers có thể xử lý sát thương dồn rất tốt, chúng có xu hướng thành công chống lại sát thủ và hầu hết các pháp sư, nhưng tính dễ bị tổn thương liên tục của chúng khiến chúng gặp bất lợi trước Fighters & Xạ thủ. Các thể loại phụ của Tankers là Vanguards (Lính xung phong) & Wardens (Người canh gác)

6.1. VANGUARDS:​


Là Tankers tấn công. Người xung phong dẫn đầu các giao tranh & là những Playmakers thực thụ. Sự cứng cáp của họ cho phép họ lao thẳng vào mở màn cuộc chiến, tạo cơ hội cho đồng đội xả sát thương vào bất kì kẻ địch nào họ nhắm tới.

  • Ưu điểm: Cứng cáp, chủ động, khóa mục tiêu.
  • Nhược điểm: Thiếu khả năng rút ra khỏi giao tranh, dễ bị chọn làm mục tiêu, là các tướng cận chiến.

Các tướng điển hình: Alista, Amumu, Gnar, Gragas, Leona, Malphite, Maokai, Nautilus, Nunu, Ornn, Rammus, Sejuani, Sion, Zac...

6.2. WARDENS:​

Là Tankers phòng thủ. Họ kiên định, tìm cách giữ vững đội hình bằng cách kiên trì khóa chặt bất kỳ kẻ nào đang cố gắng vượt qua họ. Wardens giữ cho các đồng minh của họ tránh xa những kẻ gây hại và cho phép họ đối phó an toàn với những kẻ thù bị bắt trong cuộc xung đột.

  • Ưu điểm: Cứng cáp, bảo vệ tốt cho đồng đội, khả năng hút sát thương.
  • Nhược điểm: Thiếu sát thương.

Các tướng điển hình: Braum, Cho'Gath, Galio, Poppy, Shen, Tahm Kench, Taric...

1667666412817.png
 

IV. Phân loại các vị trí tướng trong Liên minh huyền thoại:​


7. SPECIALIST (UNLASSIFIED):​


Là 1 nhóm các tướng đa dạng, những tuớng "không phù hợp với một lớp riêng biệt". Phần lớn các tướng này từng là một phần của các lớp con khác nhưng được phân loại lại trong bản cập nhật V7.10, bao gồm một số lượng lớn các tướng từ lớp phụ Zone Controller trước đây.

  • Zone Controller là tướng có tầm ảnh hưởng bị giới hạn trong các khu vực được xác định như Arise - Lính của Azir, Bom thời gian (Q Zilean) hoặc một mối đe dọa dai dẳng phụ thuộc vào thời gian hồi chiêu như Feast (Ulti Cho'Gath), Chronoshift (Ulti Zilean) hoặc Crowstorm (Ulti Fidd)...

  • Ưu điểm & nhược điểm của lớp tướng này sẽ khác nhau tùy vào từng tướng. Đây là lớp cuối cùng trong 7 lớp tướng chính của LoL, và cũng là lớp thú vị nhất, mang tính sáng tạo nhất.

Danh sách tướng: Azir, Cho'Gath, Fidd, Gangplank, Gnar, Graves, Heimer, Kayle, Kennen, Kindred, Nidalee, Quinn, Singed, Teemo, Zilean.

Kết thúc guide. Bạn nào có ý tướng/ muốn biết thêm về cơ chế nào trong game hãy cmt, mình sẽ viết loạt bài tiếp theo nha.

Lớp tướng này có vị tướng mà t từng thích chơi nhất - Hoàng đế sa mạc Azir. Tiếc là sau những đợt nerf thê thảm & đặc biệt là nerf ulti ko còn "phân chia thiên hạ" đúng như cái tên của nó, t đã ko còn chơi nhiều nữa. Đội ngũ 200 năm kinh nghiệm của Rito, good job! :)))))))))))

#Sen

1667666481351.png
 
Last edited:
dài quá lười quote, vài lỗi tôi tìm được là Mikael và cleanse giải đc airborne, ult Amumu disarm + root, giải drowsy thì không giải asleep, thêm cái drag của ult Rell cũng không thấy đâu, còn mấy cái thuật ngữ anh đưa ra thì viết sai nhiều lắm
 
dài quá lười quote, vài lỗi tôi tìm được là Mikael và cleanse giải đc airborne, ult Amumu disarm + root, giải drowsy thì không giải asleep, thêm cái drag của ult Rell cũng không thấy đâu, còn mấy cái thuật ngữ anh đưa ra thì viết sai nhiều lắm

Giải đc mà. @@ Cơ mà giải để xài flash chứ ko trực tiếp đưa xuống đất đc. :)))

Cái trạng thái ngủ & sắp ngủ đều giải đc trc hoặc trong khi bị. Cái ulti Rell con tướng mới, guild này t viết trước khi nó ra nên chưa update vào. :)))

Thuật ngữ thì chịu, ông thấy sai chỗ nào t check lại. ~~
 
MOBA đơn thuần mà chia lắm role như MMO làm gì
Đọc đến đám xạ thủ, cứ gọi nó là xạ thủ thôi chứ chia nhánh làm gì vì bây giờ lối build đa dạng
Như Xạ thủ chí mạng, nhược điểm là thiếu cơ động nhưng không có con Kogmaw xong đến Xạ thủ tốc độ đánh thì lại có con Kogmaw trong đó 🤣
 
1 mả chữ xong chả có tí tác dụng gì, thà viết cái guide 1000 từ chỉ cách control wave còn có tác dụng cho vozer 90% ở vàng bạc đá quý hơn
rU1MhM9.png
 
A3.1. Gây rối (Entangle):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị Trói Chân kết hợp Cấm Đánh: không thể di chuyển, tấn công nhưng có thể sử dụng kỹ năng.
  • Kỹ Năng: Lời Nguyền Của Xác Ướp U Sầu (R) của Amumu.

A4.1. Giữ trên không (Suppesion):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị giữ ở trên không khi đang ở Trạng Thái Trên Không, coi như bị Làm Choáng.
  • Kỹ Năng: Trăn Trối (R) của Yasuo.

A6. Trạng thái trên không (Airbone):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu bị hất lên không trung và bị Làm Choáng, không thể sử dụng kỹ năng, tấn công và di chuyển.
  • Cách phá giải:Không thể phá giải nhưng
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật,
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy &
    T5aMW3.jpg

    Hòm Bảo Hộ Của Mikael có thể giải Làm Choáng trong khi Trên Không để sử dụng kỹ năng hay phép bổ trợ thoát đi.
Lưu ý: Chỉ số kháng hiệu ứng không làm giảm thời gian Trên Không được


A7. Ru ngủ/ Buồn ngủ (Drowsy):
  • Tác dụng: Khiến mục tiêu rơi vào trạng thái Buồn Ngủ. Sau vài giây, mục tiêu sẽ Ngủ (tương đương Choáng) trong chốc lát và chịu thêm sát thương từ đòn đánh hoặc kỹ năng kế tiếp. Khi chịu sát thương, mục tiêu sẽ tỉnh dậy, trừ sát thương theo thời gian.
  • Cách phá giải: Không thể phá giải trước khi Ngủ, sau khi Ngủcó thể dùng
    hDiQLF.png

    Khăn Giải Thuật hay
    mKFMQU.png

    Thanh Tẩy.
  • Kỹ Năng: Bong Bóng Ngủ (E) của Zoe.
tôi cũng lười giải thích mấy cái có sẵn trên mạng lắm, anh tự tìm thêm đi
còn con Rell ra 2 năm rồi mà anh vẫn còn mang đc cái guide từ trước đó ra 0 thèm bổ sung thì tôi chịu
:ops:
 
đã là guide trên forum thì xin đừng wall of text giùm :ops: vì đó là vai trò của wiki
giờ có thằng nào định chơi game mà đọc đến cái còm thứ 3 trong post này vẫn hiểu và muốn đọc tiếp thì nó cũng gọi là có năng khiếu đấy
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top