Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên trong năm 2024 đã tiêm vaccine phòng bệnh

4 More Years

Senior Member

(PLO)- Bé gái 7 tuổi là trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024 trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 27-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận một trường hợp bé gái 7 tuổi (trú tại huyện Đan Phượng) mắc rubella. Đây là ca mắc rubella đầu tiên trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024.

Trước đó, trẻ đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh rubella.

Theo CDC Hà Nội, rubella là bệnh truyền nhiễm do virus Alphavirust genus và Rubivirus genus (thuộc họ Togavirus) gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho.

Biểu hiện của bệnh gồm sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch vùng cổ, chấm sau tai. Bệnh thường phát triển vào đầu mùa xuân khi thời tiết ẩm ướt và có khả năng lây lan cao, dễ bùng phát thành dịch.

rubella.jpg
Bệnh rubella có khả năng lây lan cao. Ảnh minh họa
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi (bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điếc và chậm phát triển tinh thần), thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai.

Bệnh rubella có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn. Trên lâm sàng, bệnh khó phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác, nhất là với sởi và có tới 50% trường hợp bệnh biểu hiện lâm sàng không điển hình.

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải virus đến 1 năm sau khi sinh.

Các chuyên gia y tế cho rằng những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh. Người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững. Mặt khác, miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6-9 tháng sau khi ra đời, tùy vào lượng kháng thể của mẹ.

Chuyên gia khuyến cáo ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt nên đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine sởi - rubella bởi đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Trong đó có thể chọn sử dụng vaccine dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella).
 
Cbi hè là dịp tay chân miệng , sởi , rubella , sốt xuất huyết . Các bố mẹ lưu ý con , vệ sinh đồ chơi nhà cửa kĩ , tránh cho cháu tiếp xúc , không tự chữa bệnh nếu không có kinh nghiệm y khoa . Thuốc đông y éo bằng viện và thuốc tây nên đừng nghe ông bà thế hệ trước nếu không muốn cháu bị biến chứng
VxZ0T1Z.png
 
Cbi hè là dịp tay chân miệng , sởi , rubella , sốt xuất huyết . Các bố mẹ lưu ý con , vệ sinh đồ chơi nhà cửa kĩ , tránh cho cháu tiếp xúc , không tự chữa bệnh nếu không có kinh nghiệm y khoa . Thuốc đông y éo bằng viện và thuốc tây nên đừng nghe ông bà thế hệ trước nếu không muốn cháu bị biến chứng
VxZ0T1Z.png
Cứ gì ông bà thế hệ trước đâu, trung niên với đội trẻ giờ cũng nhiều đứa tin mấy bài thuốc đông y trộn corticoid còn hơn cha mẹ chúng nó nữa, đặc biệt là lũ đàn bà con gái, mở mồm ra là thầy này bốc thuốc hay lắm uống 3 hôm khỏi, đkm dân trí tệ hại vkl
Vozer gặp con nào mà cứ có tư tưởng nuôi con chữa đông y, ăn chay trường, thực dưỡng, sinh tự nhiên, no vaccine... thì khuyên thật lòng là chịch nốt xong rồi cho nó cút gấp đi, lấy về khổ cả đời :go:
 
đã tiêm 2 mũi sao còn bị nhỉ ? rubella bị vậy có ảnh hưởng gì trẻ sau này ko
không vaccine nào có hiệu quả 100%, 2 mũi MMR thì khả năng bảo vệ khỏi Rubella khoảng 89%, nhưng tỉ lệ ngừa bệnh nặng là gần 100%
 
Cái title dễ gây hiểu lầm nhỉ, chích vaccine đâu có nghĩa là kg bị bệnh. Chích để khi nào dính thì bị nhẹ mà, bài học covid vẫn còn sờ sờ ra đó
 
Back
Top