Hà Nội đêm rét, cụ ông xin thêm suất cơm mang về cho vợ

Cryolite 6

Senior Member

Hà Nội trở lạnh, những mảnh đời gầy guộc run rẩy trong chiếc chăn mỏng trên vỉa hè. Họ vẫn phải mưu sinh, vẫn phải sống và đã có những bàn tay nhân ái chìa ra.

Hà Nội đêm rét, cụ ông xin thêm suất cơm mang về cho vợ- Ảnh 1.


Người xin được vài mảnh bạt quảng cáo rải xuống nền gạch làm nệm, người vẫn liêu xiêu đạp xe khắp các con phố mong kiếm thêm vài chiếc vỏ lon, tấm bìa giấy phế thải.

Càng về đêm, cái lạnh ở Hà Nội càng ngấm sâu thịt da. Ông Hưng, ở ngõ Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội) lẩy bẩy dắt xe đạp trên hè phố. Chiếc xe vẹo vọ đầy những giấy bìa, bao tải đựng vỏ chai nhựa.

Chú cảm ơn các cháu, đêm nay chú được người ta cho ăn cháo rồi, cháu để cơm cho người nào chưa ăn ấy.

Ông Hoàng Văn Cần

Ông già nhặt rác xin thêm một suất cơm​

Ngày nào cũng vậy, cứ chập tối là ông Hưng dắt xe đạp ra đường. Giờ người ta đổ rác, ông già râu tóc đã bạc trắng lật từng cái nắp thùng rác bới từng túi ni lông.

Lúc thì kiếm được vài vỏ lon bia, lúc kiếm được mảnh bìa, vỏ chai nhựa hay đôi dép rách. Hôm nào may mắn, có người để sẵn vài cái vỏ lon trong túi, ông già thêm vài ngàn đồng lẻ. Mỗi đêm đi từ chập tối tới sáng ông kiếm đủ vài suất cơm cho ngày hôm sau.

Đêm nay Hà Nội trở lạnh, ông Hưng lục tung mấy cái ba lô rách trong nhà có được năm chiếc áo. Chiếc đã tuột chỉ, chiếc rách ở khuỷu tay.

Chiếc áo kaki có logo một công ty bảo vệ dày dặn nhất, khét lẹt mùi vải để lâu ngày nhưng cũng giúp ông già nhặt rác tạm chống chọi trong cơn gió bấc quất từng đợt vào da thịt.

Trong mấy thùng rác trên hè phố Trần Nhân Tông, ông già lôi ra được một đôi dép quai hậu người ta bỏ đi.

Loại dép này người ta chỉ lấy phần nhựa giả da, cái đế cao su nặng trịch phải vứt bỏ. Ông lấy con dao rọc giấy hoen gỉ cố gắng cắt quai dép.

Đôi tay run vì rét, quai dép lại dày, lưỡi dao cứa vào ngón giữa bàn tay trái bật máu. Cái buốt giá giữa trời đêm Hà Nội càng làm cho vết cắt đau tê tái.

Ông già nhặt rác xây xẩm mặt mày, lưng dựa vào gốc xà cừ, tay ôm ngón tay đang rỉ máu. Mấy bà bán nước dạo ở góc công viên xin được mảnh xô băng lại cho ông. Đỡ đau, ông lại trở về đống rác nhặt đôi dép tiếp tục khoét lấy cái quai.

Đã hơn 21h, cái đói càng làm thân hình ốm nhom của ông già run lên. Lúc này hai cô sinh viên Trang Anh và Hồng Anh đi qua, mua cho ông một suất cơm, hai đôi vớ và một chiếc áo rét đã cũ.

Ông già nheo đôi mắt cảm ơn những người bạn trẻ. "Các cháu cho ông xin một hộp cơm nữa? - ông Hưng run run - Bà ấy chưa ăn gì".

Hai cô sinh viên trẻ sững người như nghẹn đi. Trang Anh lấy thêm cho ông một suất cơm, ông lão chưa ăn mà gói cả hai suất vào túi mang về ăn cùng vợ. Cái đói, cái rét khiến ông lão hơn 70 tuổi không đủ sức đạp chiếc xe đã xăng vành (đảo bánh) trước những cơn gió rét.

Trang Anh cùng mẹ hay phát quà từ thiện ở mấy con phố này đã vài năm nay. Cô kể những lần trước vẫn gặp ông đi nhặt giấy vụn, đồng nát cùng bà vợ. Ông bà thuê căn phòng lụp xụp sâu trong ngõ Khâm Thiên.

Mấy hôm nay thời tiết thay đổi, vợ ông trở bệnh phải ở nhà. Ông đi một mình, ai cho món gì ông đều mang về cùng ăn với vợ. Đêm đến, ông lại dắt xe đi qua chục con phố kiếm mấy chiếc vỏ lon.

Ông Hưng nhặt rác mưu sinh trong đêm rét với ngón tay bị đứt vẫn còn loang máu đỏ - Ảnh: VŨ TUẤN

Ông Hưng nhặt rác mưu sinh trong đêm rét với ngón tay bị đứt vẫn còn loang máu đỏ - Ảnh: VŨ TUẤN

Mảnh chăn mỏng trên vỉa hè​

Chị Minh Trang ở phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tự nguyện xin quần áo, thức ăn cho những người cơ nhỡ tại Hà Nội đã gần 5 năm nay. Chị và nhóm bạn hơn chục người cứ tối thứ tư hằng tuần lại mang đồ ăn, quần áo và cả thuốc men, sữa... cho những người lang thang cơ nhỡ.


Hà Nội trở lạnh, gần sáng nhiệt độ ngoài phố chỉ còn 10oC khiến những bàn tay chưa kịp sắm găng ấm đỏ ửng lên, tê tái. Chị Trang gom được bốn chiếc áo rét, vài chiếc chăn ấm và mua thêm chục suất cơm, hơn chục đôi vớ cùng con gái mang cho những người cơ nhỡ.

"Trời trở rét nhanh quá, chúng em chưa xin được nhiều đồ. Chỉ có mấy suất này em đem cho trước, lạnh thế này họ ngủ ở vỉa hè tội lắm!", chị Trang nói rồi rẽ xe máy vào phố Tràng Thi.

Chị cho hay khu vực quanh công viên Thống Nhất, phố Hai Bà Trưng và gần cầu Long Biên có nhiều người cơ nhỡ nhất. Hôm nay ít quà, chị không dám qua những khu vực đó vì chẳng đủ để chia.

Chị dựng xe trên vỉa hè phố Tràng Thi, đoạn gần Bệnh viện Việt Đức, trong góc tối vài người đang co ro trong chiếc chăn mỏng.

Ông Hoàng Văn Cần, quê Đông Hưng (Thái Bình), nhỏm dậy mình vẫn quấn chặt chiếc chăn bằng lông mỏng để gió đỡ lùa vào người. Chị Trang mang cho ông một hộp sữa bột, hai đôi tất và một chiếc chăn cũ.

Con gái chị mang ra một hộp cơm. Ông Cần xua tay: "Chú cảm ơn các cháu, đêm nay chú được người ta cho ăn cháo rồi, cháu để cơm cho người nào chưa ăn ấy" - ông Cần nói, hai hàm răng va vào nhau cầm cập.

Sống nhờ vỉa hè này đã hơn một năm nay, ông Cần lên Hà Nội làm thợ xây được hơn một năm thì phát hiện bị xơ gan. Về quê chẳng còn ai, ở lại chữa bệnh không có tiền, ông cũng không còn sức để làm nghề thợ xây. Ông khoác ba lô ra vỉa hè, đi nhặt vỏ lon và chai nhựa, tối ngủ vạ vật.

"Khi nào kiếm đủ vài trăm ngàn thì tôi quay lại bệnh viện nhờ bác sĩ kê thuốc. Những hôm đau quá, không đi được thì nằm ở gần bệnh viện, xin cháo từ thiện ăn lấy sức, có sức lại đi nhặt chai để mua thuốc...", ông Cần phều phào.

Bên cạnh ông Cần, một người bệnh khác tên Vinh co quắp trong chiếc chăn mỏng. Ông Vinh quê ở Nam Định, cũng không đủ tiền trả tiền giường trong bệnh viện nên ra vỉa hè.

Cơn bệnh và cái rét về khuya khiến người đàn ông không còn sức nhổm dậy đón túi đồ ăn của hai cô sinh viên. Thân hình co quắp run lên từng cơn. "Chú... cảm... ơn...", ông Vinh thều thào như không còn chút hơi nào trong phổi.

Chị Minh Trang đi giúp đỡ những người không nhà trong đêm rét

Chị Minh Trang đi giúp đỡ những người không nhà trong đêm rét

...

Trao hết những chiếc áo rét cuối cùng, thêm vài người đến những cửa hàng mới tắt điện để ngủ vạ vật trên vỉa hè: "Các cô ơi, có gì cho cháu không?".

Minh Trang ái ngại lắc đầu. Nhiều người cần áo rét quá mà nhóm của cô chưa xin được nhiều. Cô chỉ phát đồ cũ, không mua đồ mới cho họ. Trước đây cô đã nhiều lần xin tiền, mua đồ mới. Hôm sau đói quá, họ lại bán đi lấy tiền mua đồ ăn.

Cô gái tốt bụng biết hoàn cảnh từng người ngủ vỉa hè ở những con phố này. Phần lớn họ mất sức lao động, không nơi nương tựa. Người đi nhặt vỏ chai, đồng nát, người đi đánh giày, người bán bóng bay...

Năm ngoái, khi phát quà gần nhà xác Bệnh viện Việt Đức, một cụ già lảo đảo bước ra từ nhà xác xin hộp cháo. Cụ kiệt sức, ngất trên vỉa hè mấy ngày trước, người ta đưa cụ vào nhà xác. Chưa kịp đưa vào phòng lạnh thì cụ tỉnh dậy...

"Lúc đó nhìn cụ ăn ngon lắm! Cụ khỏe lại, vui vẻ, hơn một tuần sau cụ mới đi..." - Minh Trang đôi mắt ngấn đỏ nhớ lại chuyện khó quên.
 
thương quá, trời giá rét thế này mới thấy cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh phải bương chải ngoài đường trong đêm đông lạnh giá
ngược lại trong SG trời vẫn mát và có nắng nhẹ chứ ko rét mấy
 
Mình thấy lạ là ở quê còn có mảnh vườn, mảnh ruộng nuôi lấy con gà lấy trứng, thịt, trồng ít rau vẫn có đồ ăn mà sao phải lên HN mưu sinh khổ quá vậy :after_boom:
 
Thời nào mà cắm dùi xuống là có đất vậy
Thời trước giải phóng đất mênh mông, nhà ngoại tôi cũng dân di cư vào trung, dựng cái lều nhỏ, xong lên xã nói chuyện với nó nó ghi lại thông tin là xong, thời đó vắng người đến mức, 1 nha cách nhau 10,15km

Sau có mấy ng cũng di cư vào sau, ông ngoại tôi nói họ làm nhà ở gần nhau sống cho vui, rồi bên ông nội tôi cũng khác đéu gì đâu

Gần nhà có cái đồi, ai lên khai hoang đc bao nhiêu thì khai hoang xong xuống xã xin nó cái giấy xác nhận là xong, thời đó nó mong nhiều người di cư vào ở còn đếu hết
 
Mình thấy lạ là ở quê còn có mảnh vườn, mảnh ruộng nuôi lấy con gà lấy trứng, thịt, trồng ít rau vẫn có đồ ăn mà sao phải lên HN mưu sinh khổ quá vậy :after_boom:
chắc gì đã có mảnh ruộng nào, mà thu nhập từ vườn nó ko đủ sống, làm cũng nhọc lắm, ko như mơ tưởng của ae vozer đâu
 
ngoài đó ko biết sao chứ trong đây nhiều người kì cục lắm, tối tối ra đường dải cái chiếu nằm chờ người đến cho đồ ăn + tiền, nhất đường 3 tháng 2 trong khi đó đầu tóc gọn gàn, quần áo lúc nào cũng sạch sẽ tinh tươm :)))
 
Chắc con cái cũng khổ, ko muốn làm phiền con cái nên chắc phải đi tha phương cầu thực như vậy
 
chắc gì đã có mảnh ruộng nào, mà thu nhập từ vườn nó ko đủ sống, làm cũng nhọc lắm, ko như mơ tưởng của ae vozer đâu
Không có ruộng vậy quê của họ ở đâu? Chứ ở quê t những người lớn tuổi ngày xưa ai chả được chia 2 sào/ người để canh tác. Quê t cũng có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhưng không đến nỗi không có cái gì để ăn cả, nếu không có sức làm thì khoán ruộng cho người khác làm vẫn đủ gạo để ăn :sad:
 
Từ thời trẻ có lm tích lũy gì ko mà tới già khổ thế nhỉ, hay cũng có nội tình gì mới ra thế này
cũng nhiều hoàn cảnh, nhưng đa phần con cái vỡ nợ đi trốn hoặc con nghiện đuổi bố mẹ ra đường, rồi thì bệnh tật hoặc đôi khi có những người thích đi bụi từ trẻ đến già vẫn đi bụi.
 
Thời trước giải phóng đất mênh mông, nhà ngoại tôi cũng dân di cư vào trung, dựng cái lều nhỏ, xong lên xã nói chuyện với nó nó ghi lại thông tin là xong, thời đó vắng người đến mức, 1 nha cách nhau 10,15km

Sau có mấy ng cũng di cư vào sau, ông ngoại tôi nói họ làm nhà ở gần nhau sống cho vui, rồi bên ông nội tôi cũng khác đéu gì đâu

Gần nhà có cái đồi, ai lên khai hoang đc bao nhiêu thì khai hoang xong xuống xã xin nó cái giấy xác nhận là xong, thời đó nó mong nhiều người di cư vào ở còn đếu hết
Bác mình thời trc cũng dạng loser ở quê vì nhà đông anh em mà nên đi kinh tế mới vào tây ninh
2 bác thì bác cả về vì sợ; còn bác 2 trụ lại khai hoang các kiểu
Bây h có 50 mẫu đất
Thời cao su có giá; 1 ngày ổng kiếm 50tr khỏe re
 
Mình thấy lạ là ở quê còn có mảnh vườn, mảnh ruộng nuôi lấy con gà lấy trứng, thịt, trồng ít rau vẫn có đồ ăn mà sao phải lên HN mưu sinh khổ quá vậy :after_boom:
mình nghĩ khả năng cao là ko còn gì như ông bà bài trên hoặc con cái khốn nạn đẩy ra đường, hoặc có bệnh phải bám víu trên đây điều trị như mấy người chạy thận ấy
 
Thời trước giải phóng đất mênh mông, nhà ngoại tôi cũng dân di cư vào trung, dựng cái lều nhỏ, xong lên xã nói chuyện với nó nó ghi lại thông tin là xong, thời đó vắng người đến mức, 1 nha cách nhau 10,15km

Sau có mấy ng cũng di cư vào sau, ông ngoại tôi nói họ làm nhà ở gần nhau sống cho vui, rồi bên ông nội tôi cũng khác đéu gì đâu

Gần nhà có cái đồi, ai lên khai hoang đc bao nhiêu thì khai hoang xong xuống xã xin nó cái giấy xác nhận là xong, thời đó nó mong nhiều người di cư vào ở còn đếu hết
Ông này trước là địa chủ, sau ccrđ bị đánh ts nên giờ thành như thế này...
Anh thấy kịch bản tôi nghĩ ra phù hợp không ???
Gớm, topic lìn nào cũng có mấy ông thần vào cmt kiểu như này đến chán.
 
Back
Top