Hàn lâm vs Đại chúng, giá trị của một tác phẩm nghệ thuật nằm ở đâu?

YamagiLight

Senior Member
Có người cho rằng một tác phẩm nghệ thuật 'đích thực' phải được công nhận bởi giới chuyên môn, những người có kiến thức sâu rộng và hiểu biết về lịch sử nghệ thuật, phong cách và kỹ thuật. Họ tin rằng sự đánh giá từ những người này mới thực sự phản ánh giá trị của nghệ thuật.

Một số tác phẩm như tranh vẽ, phim ảnh, hay âm nhạc pop được đông đảo công chúng yêu thích và thảo luận sôi nổi, nhưng lại bị một số người trong giới hàn lâm chỉ trích là nông cạn và thiếu chiều sâu, không có giá trị gì.

Ngược lại, có quan điểm cho rằng nghệ thuật đích thực là khi nó được số đông chào đón, khi nó chạm đến trái tim và tâm hồn của nhiều người, không phân biệt kiến thức hay trình độ hiểu biết. Theo họ, nghệ thuật là để mọi người cảm nhận và nếu một tác phẩm có thể làm được điều đó, nó đã thành công trong việc truyền tải thông điệp và tạo ra ảnh hưởng.

Những thức "khó hiểu", "phức tạp", "cao cấp", "hàn lâm" chỉ là chiêu trò marketing để nâng giá trị của tác phẩm lên nhằm kiếm lợi từ chúng.

Theo Vozer, liệu giá trị của nghệ thuật nằm ở sự công nhận của giới chuyên môn hay ở sự chào đón của đại chúng? Liệu một tác phẩm nghệ thuật có cần phải được 'hiểu' mới có giá trị? Hay chính sự đa dạng trong cách tiếp nhận của mỗi người mới là điều làm nên giá trị của nghệ thuật?
 
Last edited:
Phim nghệ thuật thì thành công nằm ở sự đánh giá, công nhận của chuyên môn đi kèm với các giải thưởng lớn, kèm theo đó là điểm cà chua tươi, imdb cao,...
Còn khán giả có thích hay không thì hên xui, 50/50, có người thích có người không
Thành công của phim nghệ thuật nằm ở các giải thưởng, sự khen ngợi của giới phê bình, phim thường phải có những ẩn ý, kèm theo những thông điệp sâu xa, những góc máy nghệ thuật
Thành công của các phim thương mại giải trí nằm ở doanh thu, sự yêu thích của khán giả đại chúng, phim nghiêng nhiều về kỹ xảo, hành động mãn nhãn, âm nhạc, yếu tố giải trí
em nghĩ thế :v
 
Câu hỏi của thớt là vấn đề lớn, không ai trả lời được đâu.

Cơ mà tôi cực kỳ ghét những tác phẩm dở, giá trị thấp nhưng tự cho mình là nghệ thuật, hàn lâm, kén khán giả để trông "sang" hơn, có giá trị hơn.
 
Hàn lâm thì không nói. Đại chúng ở đây phải hiểu là như nào? 1 nhóm dở dở ương ương thích nhạc đạo của Sơn tường cũng có thể gọi là đại chúng, hoặc toàn thể nhân loại thích nhạc Mozart cũng được gọi là đại chúng. Nếu chiếu theo đại chúng là số đông nhiều nhất thì tất nhiên nhạc Mozart đảm bảo cả Hàn lâm + Đại chúng.
Phim ảnh cũng vậy. Thứ nhất phim phải giành được các giải thưởng uy tín Kim kê, Quả cầu vàng, Oscar...tức là đảm bảo tính Hàn lâm. Thứ hai phim được yêu thích bởi người xem toàn thế giới tức là tính Đại chúng. Ví dụ phim The Good, the Bad and the Ugly, đảm bảo cả 2 yếu tố trên, thậm chí nhạc phim cũng là một giai điệu mà hầu như bất kỳ ai trên thế giới đều thấy quen thuộc.

Vậy 1 phim không có tính Hàn lâm, thì có tính Đại chúng không? Câu trả lời là Không. Ơ thế đầy phim ngoài rạp chẳng cần cái giải mẹ gì , mà người ta chen nhau đi xem, thế chẳng phải là vẫn có tính Đại chúng à? Cái đại chúng này là đại chúng của một nhóm nhỏ thôi, giống cái nhóm dở dở ương ương thích nhạc Sơn tường.
 
Có người cho rằng một tác phẩm nghệ thuật 'đích thực' phải được công nhận bởi giới chuyên môn, những người có kiến thức sâu rộng và hiểu biết về lịch sử nghệ thuật, phong cách và kỹ thuật. Họ tin rằng sự đánh giá từ những người này mới thực sự phản ánh giá trị của nghệ thuật.

Một số tác phẩm như tranh vẽ, phim ảnh, hay âm nhạc pop được đông đảo công chúng yêu thích và thảo luận sôi nổi, nhưng lại bị một số người trong giới hàn lâm chỉ trích là nông cạn và thiếu chiều sâu, không có giá trị gì.

Ngược lại, có quan điểm cho rằng nghệ thuật đích thực là khi nó được số đông chào đón, khi nó chạm đến trái tim và tâm hồn của nhiều người, không phân biệt kiến thức hay trình độ hiểu biết. Theo họ, nghệ thuật là để mọi người cảm nhận và nếu một tác phẩm có thể làm được điều đó, nó đã thành công trong việc truyền tải thông điệp và tạo ra ảnh hưởng.

Những thức "khó hiểu", "phức tạp", "cao cấp", "hàn lâm" chỉ là chiêu trò marketing để nâng giá trị của tác phẩm lên nhằm kiếm lợi từ chúng.

Theo Vozer, liệu giá trị của nghệ thuật nằm ở sự công nhận của giới chuyên môn hay ở sự chào đón của đại chúng? Liệu một tác phẩm nghệ thuật có cần phải được 'hiểu' mới có giá trị? Hay chính sự đa dạng trong cách tiếp nhận của mỗi người mới là điều làm nên giá trị của nghệ thuật?
Vozer phê bình Mai của Trấn Thành nhưng đây là phim được đại chúng đón nhận, câu hỏi đặt ra là bạn vẫn tin tưởng quan điểm đại đa số ở VoZ chứ? Nếu không, bạn có chấp nhận bỏ VoZ để chấm dứt sự áp đặt thượng đẳng của cộng đồng này đối với nhân dân?
 
Last edited:
anh sáng tác cái gì đó thì ban đầu ngoài anh ra ít ai hiểu hết nó nói về cái gì, trừ khi hoặc anh cố tình làm cho nó dễ dãi, tức không giá trị hoặc ít, hoặc nó là thứ phang ngay vào nhãn, vào nhĩ, vào mồm. anh làm ra, nếu anh muốn người khác hiểu thì anh phải trình bày, họ thích hay không là việc của họ, anh không cần chạy theo số đông nếu anh biết cái đó có nhiều giá trị. còn tự anh biết nó đếch có giá trị gì, đơn thuần là làm cho đỡ ngứa tay thì chính anh cũng rõ hơn ai hết. một tác giả non nớt khi mới vào nghề không có nghĩa sau này họ cũng thế. không nên lấy cái dở nhất của tác giả mà chê, mà phải lấy cái họ tâm đắc nhất mà so sánh với nhau. bởi ai làm nghệ thuật cũng biết, có những tác phẩm thực sự là kết tinh cuộc đời, có hồn có xác, mà cũng có những cái chỉ có mỗi vỏ, dù là cùng một người làm ra, và không phải cái sau sẽ hay hơn cái trước. thật ra, là nghệ sỹ thì tôi tin ai cũng tin vào một ông tổ nghề, một bà thần ban cho họ cảm hứng nghệ thuật cả, bởi thực sự là như vậy, có những khi có thế lực vô hình bắt họ phải làm, và cái họ làm ra khi ấy luôn rất hay, độc nhất vô nhị. ngược lại, khi họ không thấy cái hứng đó, thì có làm cả ngàn tác phẩm cũng chỉ như ngàn con rô bốt, có xác mà không có hồn.
 
Last edited:
Back
Top