Hàn Quốc sẽ loại bỏ câu hỏi “sát thủ” khỏi đề thi đại học

Cryolite.11

Member
https://tuoitre.vn/han-quoc-se-loai-bo-cau-hoi-sat-thu-khoi-de-thi-dai-hoc-20230621135930757.htm

Bộ Giáo dục Hàn Quốc ngày 20/6 thông báo sẽ bỏ câu hỏi khó nhất được ví như “sát thủ” khỏi đề thi tuyển sinh đại học ở nước này.

Hàn Quốc sẽ loại bỏ câu hỏi “sát thủ” khỏi đề thi đại học - Ảnh 1.

Một nữ sinh Hàn Quốc chuẩn bị cho kỳ thi "suneung". Ảnh: bbc.com

Mỗi năm, có khoảng nửa triệu học sinh ở Hàn Quốc tham dự kỳ thi kéo dài 9 tiếng, hay còn gọi là "suneung". Kỳ thi này nổi tiếng cạnh tranh gay gắt với quan niệm cho rằng nó sẽ đóng vai trò quan trọng để quyết định đầu vào trường đại học, nghề nghiệp và thậm chí cả hôn nhân sau này của một người. Do đó, các phụ huynh đã dồn sức cho con em đi học lò luyện thi nhằm giành được tối đa điểm số.

Việc đưa vào đề thi những "câu hỏi sát thủ" - tức là câu hỏi không thể giải được nếu chỉ học đúng chương trình giảng dạy tại các trường công lập - nhằm giúp phân loại những học sinh xuất sắc.

Thế nhưng, nó đã gây ra một cuộc chạy đua học thêm khi phụ huynh và học sinh đổ xô đến các trung tâm luyện thi tư nhân đắt tiền được gọi là "hagwon".

"Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình với tư cách là bộ trưởng giáo dục để loại bỏ các câu hỏi bên ngoài hệ thống giáo dục công để kỳ thi trở nên công bằng", Bộ trưởng Giáo dục Lee Ju-ho tuyên bố.

Đáng chú ý, những nỗ lực cải cách hệ thống giáo dục trước đây đã thất bại, trong đó có cả đề xuất loại bỏ câu hỏi nằm ngoài chương trình công lập khỏi kỳ thi thử năm 2023.

Tầm quan trọng của bài thi này đã được chứng minh thông qua các biện pháp đặc biệt mà giới chức trách triển khai để bảo đảm kỳ thi diễn ra suôn sẻ, bao gồm cả lệnh tạm dừng cất cánh và hạ cánh tại các sân bay trong thời gian làm bài thi nghe môn tiếng Anh.

Nỗi áp lực to lớn đè nặng lên học sinh trong hệ thống giáo dục cạnh tranh khốc liệt của Hàn Quốc được cho là nguyên nhân khiến tỷ lệ trầm cảm và tự tử ở thanh thiếu niên thuộc hàng cao nhất thế giới.

Ông Lee nói rằng các quan chức nên tự kiểm điểm vì trước đó đã không giải quyết vấn đề trên, và trong khi chính phủ khoanh tay đứng nhìn thì doanh thu của các trường luyện thi đang bùng nổ.

...
 
Theo thống kê của Hàn Quốc, các hộ gia đình Hàn Quốc đã chi hơn 20 tỷ USD cho giáo dục tư nhân ở cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông vào năm 2022. Con số này tương đương mức chi trung bình là 320 USD/học sinh mỗi tháng./.
Á dù, căng nhỉ :matrix:

Thế thằng ra đề nhằm mục đích gì :sweat:
Việc đưa vào đề thi những "câu hỏi sát thủ" - tức là câu hỏi không thể giải được nếu chỉ học đúng chương trình giảng dạy tại các trường công lập - nhằm giúp phân loại những học sinh xuất sắc.
 
đại học VN cũng vậy mà, thời nay thế nào kg rõ, nhưng thời tôi vừa đi tốt nghiệp xong 1 cái, đi học luyện thi đh bà giáo đập bảng cái bốp tuyên bố tất cả những kết quả phản ứng hóa học đã học trong năm phải quên sạch đi, học lại từ đầu kiểu phức tạp hơn
 
Như hồi thi Toán Đại Học còn tự luận có câu số 10 bất phương trình thôi. Phải học đúng thầy mới làm được :sexy_girl:
Câu đó ko kể mấy thằng siêu nhân thì chỉ có rùa thôi, tôi học trg điểm thầy cô còn bảo bỏ mie câu đó đi khỏi care
 
Anh tin nếu chăm chỉ, nỗ lực sẽ giải được mọi câu hỏi trong đề thi, nhưng đó lại là quá ít để giải đáp trái tym em
jhxL27i.png
 
Việc đưa vào đề thi những "câu hỏi sát thủ" - tức là câu hỏi không thể giải được nếu chỉ học đúng chương trình giảng dạy tại các trường công lập - nhằm giúp phân loại những học sinh xuất sắc.
Tức là người xuất sắc thì không thể học từ công lập :doubt:
 
Last edited:
Vấn đề nằm ở tính chất cạnh tranh trong kỳ thi chứ không phải chỉ câu hỏi khó. Nếu tất cả học sinh khác đều đi học thêm/luyện thi để cố gắng đạt điểm cao hơn thì phụ huynh có cho con bạn đi học không? Ông nào bảo không chắc vợ con đấm cho.

Mục tiêu của việc đi luyện thi là để cố gắng đạt điểm cao nhất có thể, không có câu 10 điểm thì vẫn học thêm ầm ầm thôi.
 
Vấn đề nằm ở tính chất cạnh tranh trong kỳ thi chứ không phải chỉ câu hỏi khó. Nếu tất cả học sinh khác đều đi học thêm/luyện thi để cố gắng đạt điểm cao hơn thì phụ huynh có cho con bạn đi học không? Ông nào bảo không chắc vợ con đấm cho.

Mục tiêu của việc đi luyện thi là để cố gắng đạt điểm cao nhất có thể, không có câu 10 điểm thì vẫn học thêm ầm ầm thôi.
Slogan của các trung tâm luyện thi :sure:
"Hãy để chúng tôi đào tạo con bạn. Nếu không, chúng tôi sẽ đào tạo đối thủ của chúng"
 
Xưa mình thi căng lắm là làm đc tới câu 8 (tọa độ Oxy), chứ câu 9 với 10 thì thà ngồi soát lại bài còn hơn :D
 
Câu sát thủ hay như trong đề toán tự luận cũ (câu 5 bất đẳng thức) lại ko phải là câu "giết" thí sinh. Hồi mình thi cũng chủ động bỏ câu 5, chỉ làm các câu khác cho cẩn thận ngon lành. full 9đ toán và đậu vô ĐHYD easy
xjIzSG9.png
 
Xưa mình thi căng lắm là làm đc tới câu 8 (tọa độ Oxy), chứ câu 9 với 10 thì thà ngồi soát lại bài còn hơn :D
Xưa trường mình trừ mấy đứa chuyên Toán ra thì thầy cô kêu bỏ luôn câu 10d, câu 9d nhắm làm được nhiêu thì làm, trúng ý nào ăn điểm ý đó. Còn lại nắm chắc 8d kia :sure:
 
Back
Top