Hàng loạt cây cầu tại Cà Mau bỗng nghiêng ngả, chực chờ đổ sập

Voz Vui Ve

Senior Member
Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là trung tâm của hạn, mặn, kiệt nước… Sau khi hàng loạt con đường bị sụt lún, nhiều cây cầu tại đây cũng bỗng nhiên nghiêng ngả vì khô hạn.

1714312207359.jpeg

Một cây cầu cho tuyến đường liên xã có tải trọng hơn 5 tấn, xe 4 bánh qua lại đã bị nghiêng ngả do nắng nóng, khô hạn. Ảnh: Nhật Hồ

Ngày 26.4, trên địa bàn xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xuất hiện nhiều vị trí sụt lún tại những tuyến đường đạt chuẩn nông thôn mới (lộ 3m). Đáng báo động khi mức độ thiệt hại lớn và nguy hiểm đến an toàn giao thông là tại những vị trí đường dẫn vào cầu, gây ảnh hưởng đến kết cấu của cầu, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

1714312247680.jpeg

Đường dẫn lên cầu đã sụt lún gây mất an toàn giao thông. Ảnh: Nhật Hồ

Tại tuyến bờ Bắc Kênh Hãng C, ông Đặng Mười Ba cho biết, đường dẫn vào cầu sụt lún hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến kết cấu cầu, người dân di chuyển qua cầu thường xuyên tự té ngã, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.

1714312260621.jpeg

Một cây cầu chuẩn bị sập do khô hạn tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Cầu Kênh Hãng tại phần đất của ông Lê Anh Quý và ông Tô Linh thuộc bờ tây Kênh Hãng B có chiều dài 36m, mặt cầu rộng 19m đã bị sụt lún hoàn toàn, thiệt hại trên 360 triệu đồng.

...
 
Tại sao nhỉ?
OrIZ610.png
Thấy nói là do khô hạn, không có nước nên đất co lại gây sụt lún
Bình thường, các vùng này có thể trữ nước trong mùa mưa dành cho mùa khô. Nhưng vào những năm cực đoan như mùa khô năm nay, mặn đến sớm, nên ngay đầu mùa vùng này đã phải “cách ly” sớm với vùng xung quanh và cách ly suốt mấy tháng mùa khô bằng cách đóng chặt cống không cho nước bên ngoài vào.

Nước ngọt trữ bên trong các kênh nội đồng không thể kéo dài vì bốc hơi, thất thoát nhanh. Khi nước trong kênh hạ, nước trong đất cũng bị rút ra theo. Khi cả kênh cạn, nứt đáy thì đất đã hoàn toàn khô kiệt, co ngót, giảm thể tích dẫn tới sụt lún.

Các vùng này trước khi ngọt hóa, vào mùa khô nước biển vẫn đóng vai trò giữ ẩm cho đất không bị co ngót, sụt lún. Nay nước mặn không được vào, nước mưa thì biến mất nhanh, đất không còn nước ngọt cũng không còn nước mặn.
 
Back
Top