Hành trình 10 năm thăm tất cả 195 quốc gia trên thế giới

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Anh Torbjorn Pedersen khởi hành từ Đan Mạch từ năm 2013 và dùng 10 năm để hoàn tất hành trình thăm 195 quốc gia trên thế giới mà không dùng máy bay của mình.

Tháng 1-2013, Torbjorn Pedersen đọc được bài báo về một người đã đến tất cả đất nước trên thế giới. Vốn có việc làm ổn định trong ngành vận tải hàng hải và còn mới bắt đầu hẹn hò nhưng anh vẫn muốn đạt một kỷ lục thế giới về du lịch - cụ thể là trở thành người đầu tiên đặt chân đến tất cả 195 quốc gia là thành viên Liên Hiệp Quốc mà không sử dụng máy bay.

Thế là, anh Pedersen xếp hành lý vào vali và bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới mà anh dự tính sẽ kéo dài 4 năm.

Tuy nhiên, phải mất thêm 6 năm nữa, tức đến năm 2023, người đàn ông 44 tuổi này mới hoàn thành chuyến đi của mình. Tổng cộng anh đã lặn lội gần 420.000 km bằng xe hơi, tàu hỏa, xe buýt, taxi, thuyền, tàu vận chuyển và cả chính đôi chân mình khắp thế giới.

1707923450095.png

Chân dung Torbjorn Pedersen. Ảnh: The Washington Post

Tháng 10-2013, anh bắt đầu hành trình bằng một chuyến tàu hỏa từ Đan Mạch tới Đức. Anh dành ít nhất 24 tiếng ở mỗi nước, thuê một chỗ ngủ lại "bèo bèo". Mục tiêu của anh là chỉ chi 20 USD/ngày.

Pedersen nhận được hỗ trợ từ một công ty Đan Mạch có hứng thú với kế hoạch của anh. Anh cũng đã rút cả ngàn USD từ tài khoản tiết kiệm và vay nợ.

Theo anh, du lịch châu Âu là phần dễ nhất trong cả chuyến đi. Anh Pedersen chỉ gặp khó khăn khi không tìm được thuyền để đi từ Phần Lan đến quần đảo Faroe - Na Uy vào tháng 12-2013.

"Vào thời điểm đó, vấn đề có vẻ khó khăn nhưng lại chỉ như chuyện trẻ con nếu so với những thứ sau này tôi gặp phải" - anh bộc bạch.

Tháng 5-2014, khi lênh đênh giữa những tảng băng trôi ở Iceland trong một cơn bão, anh đã nghĩ mình sẽ bỏ mạng trong chuyến hải trình kéo dài 12 ngày đến Canada.

Tháng 6-2015, anh bị sốt rét tại Ghana. Anh suy đoán mình nhiễm bệnh trước đó 2 tuần, lúc đang ở Liberia và ngủ vạ vật bên ngoài một cây xăng. Căn bệnh làm anh gặp ảo giác và không thể hoạt động bình thường một thời gian khá dài.

1707923459853.png

Anh Pedersen trên một chuyến tàu ở Sri Lanka vào tháng 5-2023. Ảnh: Washington Post

Một đêm đầu năm 2016, khi anh băng qua một khu rừng châu Phi thì vô tình chạm mặt một nhóm đàn ông và bị họ chĩa súng đe dọa. Sau đó một thời gian, ở Cameroon, anh suýt ngã xuống vực khi tài xế ngủ quên trên tay lái.

Trong khoảng thời gian này, Pedersen đã nhiều lần có ý nghĩ muốn bỏ cuộc. Anh cảm thấy mỏi mệt, cô đơn và cảm thấy mọi người không đánh giá nghiêm túc hành trình của mình.

Sự tốt bụng của những người Pedersen gặp là nguồn động lực khiến anh tiếp tục. Anh đã từng ngồi trên một chiếc xe tải chở 50 người ở Congo tháng 10-2015, cùng hát với họ trên con đường bụi đất.

Nhờ kể những câu chuyện "đi bụi" của mình trên mạng, Pedersen thường được mời ăn uống tại những nơi anh đặt chân đến.

Tháng 11-2016 là một tháng nhiều biến động với Pedersen. Anh đặt chân đến Nam Sudan khi cuộc nội chiến tại đây đã kéo dài đến năm thứ ba. Anh nhớ lại cảm xúc hãi hùng khi thấy nhiều xe buýt bị tấn công. Cuối tháng đó, anh cầu hôn bạn gái mình từ đỉnh núi Kenya khi cô bay đến đây thăm anh.

Vào tháng 3-2019, anh cùng đoàn du lịch đến Triều Tiên trên một chuyến tàu hỏa khởi hành từ thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc. Theo anh, đây là đất nước duy nhất thông báo cho du khách về các quy định, ví dụ như không chụp ảnh hay nhảy nhót trước các tòa nhà chính phủ.

Một trong những kỷ niệm Pedersen yêu thích nhất là tại đảo Solomon vào tháng 10-2019. Lúc đấy cúp điện, tầm 80 người ngồi quanh máy tính của anh, cùng nhau xem phim "Lằn ranh đỏ mong manh".

1707923466491.png

Anh Pedersen tại New Zealand năm 2022. Ảnh: Washington Post

Đến tháng 3-2020, chỉ còn 9 quốc gia mà Pedersen chưa đặt chân đến. Nhưng đây cũng là thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, khắp nơi đều giãn cách xã hội. Anh may mắn có được công việc và chỗ tá túc tại một nhà thờ ở Hồng Kông (Trung Quốc).

Sau 2 năm sống ở Hồng Kông, anh Pedersen đến Palau vào tháng 1-2022. Tầm tháng 10 cùng năm, anh và vị hôn thê cưới nhau ở Vanuatu.

Tháng 5-2023, anh đặt chân đến đất nước cuối cùng của hành trình - Maldives.

Ngày 26-7-2023, 150 người gồm người thân, bạn bè và cả những người theo dõi trên mạng xã hội của Pedersen chào đón anh cập bến bờ biển phía Đông Đan Mạch, về lại quê nhà sau chuyến hải trình dài ngày qua nhiều đại dương.

............
 
sống trọn vẹn cho ước mơ và đạt được những trải nghiệm là thứ đáng giá nhất. đấy là nói trên mạng đc thôi chứ ra xã hội mà nói thì auto bị thần kinh.

xã hội này cần mày tiết kiệm tiền, mua nhà mua xe để người khác khen ngợi. đấy mà cái xã hội cần. chứ éo ai care mày có trải nghiệm gì trong cuộc đời
 
Quá khâm phục anh trai, nhưng a làm ngành vận tải bình thường thì lấy đâu ra lắm tiền để đi trong 10 năm thế nhỉ.
Anh dành ít nhất 24 tiếng ở mỗi nước, thuê một chỗ ngủ lại "bèo bèo". Mục tiêu của anh là chỉ chi 20 USD/ngày.
Nếu mục tiêu này đạt đc thì tiêu có 73k $, thêm tiền di chuyển nữa coi như x2 thì tổng dưới 150k. Có tài trợ và có tích lũy ở tuổi 34 thì đủ tiền mà, cái thiếu chỉ có là ý chí thôi :boss:
 
có bạn Trần Đặng Đăng Khoa cũng đang đi vòng quanh thế giới trên con suziki thì phải. Công nhận mấy người này rãnh với hay thật. Mình hướng nội nên ko thích kết bạn nhưng thích cách họ kết giao với người lạ
 
Nếu mục tiêu này đạt đc thì tiêu có 73k $, thêm tiền di chuyển nữa coi như x2 thì tổng dưới 150k. Có tài trợ và có tích lũy ở tuổi 34 thì đủ tiền mà, cái thiếu chỉ có là ý chí thôi :boss:
thiếu visa nữa bạn
 
Phê lòi. Đúng là cũng cần rất nhiều thời gian mới hoàn thành được. Có là tỷ phú về vườn mỗi tuần một nước thì cũng phải vài ba năm.

Mà anh này đi không nhanh quá, sống thế mới rõ từng nơi. Viết lại sách chắc chắn thú vị luôn
 
Mấy ai có cuộc đời đặc biệt như này.
bọn Tây đi đầy ra, tinh thần khám phá lớn và quan trọng là nước giàu phúc lợi lớn, hộ chiếu mạnh.
ở VN thì tôi biết có Trần Đặng Đăng Khoa đang đi vòng quanh thế giới , lần thứ 1 đi xe máy + covid nên đi dc 3 năm, lần này fame to tiền tài trợ nhiều nên ko biết khi nào về
 
Nếu sau chuyến đi này vẫn có công việc nhà cửa ổn định thì đc, chứ 10 năm kia nf khác học hành lm việc có kinh nghiệm, anh thì đi lang thag 10 năm
 
Nếu sau chuyến đi này vẫn có công việc nhà cửa ổn định thì đc, chứ 10 năm kia nf khác học hành lm việc có kinh nghiệm, anh thì đi lang thag 10 năm
có gì mà được hay ko được, cái gì cũng phải có đánh đổi chứ bạn, lựa chọn của mỗi người là khác nhau
 
có gì mà được hay ko được, cái gì cũng phải có đánh đổi chứ bạn, lựa chọn của mỗi người là khác nhau
sự đánh đổi này hơi bị lớn, giờ giả sử, ông và bạn ông cùng học dh, ra trg cùng lúc nó thì chăm chỉ đi làm, xây dựng các mối quan hệ xã hội, ông đi lang thang 10 năm,

về phải bắt đầu lại, chứ ko lẽ ông sống tách biệt mãi, vậy là thụt lùi quá lớn, ông thử nghĩ bố mẹ ở nhà già đi 10 năm ko gặp, vk con chưa có, trong khi con của bạn nó 10 tuổi, rồi phải đi lm kiếm tiền
 
Tưởng lão Lại Ngứa Chân. Hình như LNC mới đi đc khoảng 160 170 nước gì đấy, chắc vài năm nữa cũng đi hết luôn :whistle:
 
Back
Top