Hành trình nghỉ học, tự thân vươn lên của tỷ phú thứ 2 Ấn Độ

high and low

Senior Member

ẤN ĐỘ- Xuất thân trong gia đình 8 anh chị em, trải qua nhiều biến cố như bỏ đại học, bị bắt cóc và sống sót trong khủng bố, Gautam Adani và hành trình trở thành tỷ phú truyền cảm hứng cho các cá nhân vượt lên hoàn cảnh, dám nghĩ dám làm.​

Gautam Adani sinh năm 1962, tại TP Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ trong một gia đình trung lưu. Ông là một trong 8 người con và cha ông điều hành một cửa hàng dệt may nhỏ, theo The Week.

Cha Adani là trụ cột trong nhà và cửa hàng dệt may là kế sinh nhai duy nhất chu cấp cho toàn bộ gia đình. Dù hoàn cảnh không dư dả nhưng ông vẫn đảm bảo tất cả các con đều được đến trường.

1704352140827.png


Tỷ phú thứ 2 Ấn Độ Gautam Adani bỏ học vào năm thứ 2 đại học.

Khi còn nhỏ, Adani có một cuộc sống học đường bình thường và theo học tại Trường Sheth Chimanlal Nagindas Vidyalaya ở thành phố quê nhà. Ông sau đó tiếp tục đến Đại học Gujarat để theo đuổi bằng Cử nhân Thương mại.

Adani đã từng chia sẻ rằng, một ngày nọ, khi đang đi học, ông đã đến thăm Cảng Kandla của bang Gujarat và chính tại đây, giấc mơ xây dựng một công trình tầm cỡ đó đã nhen nhóm trong ông.

Quyết định bỏ học giữa chừng vào năm thứ 2, chàng trai trẻ Adani bắt chuyến tàu tới TP Mumbai với chút tiền trong túi. “Tôi muốn một cái gì đó khác biệt và muốn tự mình làm điều đó. Một câu hỏi tôi thường được hỏi là tại sao tôi chuyển đến Mumbai mà không làm việc cùng gia đình mình? Sự lạc quan và khát vọng tự lập của một cậu thiếu niên thật khó kìm nén”.

Ông dấn thân vào ngành công nghiệp kim cương, khởi đầu với vai trò là người phân loại tại Mahendra Brothers Exports Private Limited và sau đó là nhà kinh doanh. Chính trong những ngày đầu này, Adani đã thể hiện sự quyết tâm và nhạy bén trong kinh doanh, đặt nền móng cho thành công đáng kể sau này.

Ba năm sau, Adani có được thành công đầu tiên khi kiếm được khoản hoa hồng 122,31 USD từ một thương nhân Nhật Bản trong thương vụ kinh doanh kim cương của mình. Đó là một số tiền nhỏ nhưng đủ để Gautam bắt đầu công việc buôn bán kim cương của riêng mình tại khu thương mại sầm uất Zaveri Bazar.

Sau đó, ông chuyển sang giúp anh trai điều hành một công ty nhựa trước khi chuyển sang kinh doanh hàng hóa. Năm 1985, ông bắt đầu nhập khẩu polyme sơ cấp cho các ngành công nghiệp quy mô nhỏ. Năm 1988, Adani thành lập Adani Exports kinh doanh các mặt hàng nông sản và năng lượng.
Năm 1996, ông thành lập Adani Power. Adani gặp phải những thách thức điển hình của bất kỳ doanh nhân mới vào thị trường, nhưng sự kiên cường và cam kết với tầm nhìn của mình đã giúp ông vượt qua những trở ngại này. Những năm đầu tiên định hướng trong bối cảnh kinh doanh đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong quá trình học hỏi và phát triển của Adani.

Bước ngoặt trong sự nghiệp của Adani đến với sự thay đổi chiến lược hướng tới phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực cảng. Tập đoàn Adani nổi lên như một công ty lớn trong lĩnh vực hậu cần và vận hành cảng ở Ấn Độ, tập trung vào việc nâng cao năng lực thương mại hàng hải của quốc gia.

“Khả năng của tôi phát triển nhanh hơn nếu học hết đại học”

Con đường dẫn đến thành công không phải là không có trở ngại và biến cố. Năm 1998, Adani bị bắt cóc và được thả với số tiền chuộc hàng triệu đô la. Năm 2008, ông có mặt tại khách sạn Taj Mahal trong một loạt vụ tấn công khủng bố khiến 175 người thiệt mạng và ông may mắn sống sót.

Tầm nhìn của Gautam Adani còn vượt ra ngoài thành công hiện tại của Tập đoàn Adani. Ông đã và đang định hình một tương lai nơi tập đoàn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế của Ấn Độ và đóng góp vào các nỗ lực bền vững toàn cầu.

1704352152311.png


Tỷ phú Adani cũng nổi tiếng với sự đơn giản và kín tiếng chuyện gia đình.

Sự tập trung của Adani vào năng lượng tái tạo và công nghệ sạch nhấn mạnh cam kết của ông trong việc định hình một tương lai cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với trách nhiệm về môi trường.

“Nhìn lại cuộc đời mình và những ngã rẽ khác nhau mà tôi đã trải qua, giờ đây tôi tin rằng mình sẽ được hưởng lợi hơn nếu học xong đại học”.
Ông tin rằng để có được trí tuệ, người ta phải trải nghiệm, nhưng để có được kiến thức, người ta phải học tập. “Đôi khi tôi vẫn nghĩ rằng khả năng của mình có thể phát triển nhanh hơn nếu tôi học hết đại học”.
 
Chênh lệch giàu nghèo tụi này ác vkl, thế giới cân bằng hay chênh lệch ít có lẽ châu á thì có Đài Hàn Nhật, châu âu, úc lợn newzwland là hết, còn mấy thằng Ấn Mẽo TQ, giàu có nhưng chênh lệch giàu nghèo quá lớn :tire:
 
ở Ấn Độ, cái tên Gautam có được phép đặt tùm lum không nhỉ? vì Buddha cũng tên Gautama
 
Chênh lệch giàu nghèo tụi này ác vkl, thế giới cân bằng hay chênh lệch ít có lẽ châu á thì có Đài Hàn Nhật, châu âu, úc lợn newzwland là hết, còn mấy thằng Ấn Mẽo TQ, giàu có nhưng chênh lệch giàu nghèo quá lớn :tire:
Ở nhật hàn ko phải con cháu zaibatsu với chaebol thì xđ obz ko có nhà thì cứ làm culi ở thuê cả đời chứ chênh lệch ít cái gì. Nhiều thằng hàn chịu ko nổi nhiệt chạy sang mẽo kia kìa mà ở đó kêu mẽo chênh lệch quá lớn.
 
Ở nhật hàn ko phải con cháu zaibatsu với chaebol thì xđ obz ko có nhà thì cứ làm culi ở thuê cả đời chứ chênh lệch ít cái gì. Nhiều thằng hàn chịu ko nổi nhiệt chạy sang mẽo kia kìa mà ở đó kêu mẽo chênh lệch quá lớn.
Nó là số cực kì ít trong xã hội, nhìn vào gdp của 1 quốc gia, và số lượng tỉ phú thì đoán nước đó có chênh lệch giàu nghèo hay không thôi.
 
Back
Top