Hiểm họa từ sở thích ăn 'của lạ'

Nguy kịch do thực phẩm​

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đã tiếp nhận và điều trị một người đàn ông phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do chủ quan ăn so biển có độc tính.

Trước đó, sau khi ăn con so biển trong bữa tối, ông H.V. C. (61 tuổi, trú tại TP Hạ Long) xuất hiện tình trạng cứng hàm, tê môi, tê lưỡi, bồn chồn, khó thở khó nói, vận động khó khăn, được người nhà đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã khai thác thông tin bệnh lý, thăm khám. Bệnh nhân được xác định bị ngộ độc do ăn so biển. Được biết, so biển có chứa độc tố Tetrodotoxin, tập trung ở buồng trứng. Đặc biệt vào mùa sinh sản, độc tố này có nồng độ cao.

Đây là độc tố được đánh giá là có độc tính rất mạnh. Chỉ với liều độc rất thấp có thể gây rối loạn cảm giác, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp… cũng có thể khiến bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp, tổn thương thần kinh. Đồng thời, có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đáng nói, theo chia sẻ từ người bệnh, dù biết con so biển có độc tính, nhưng người này vẫn chủ ý ăn. Bởi, bệnh nhân từng ăn so biển nhiều lần trước đây mà chưa bị ngộ độc.

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Mạnh, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho rất nhiều trường hợp ngộ độc Tetrodotoxin có trong so biển do nhầm lẫn hoặc chủ ý ăn các món chế biến từ các loại hải sản này.

Trong khi đó, bệnh viện đã nhiều lần cảnh báo và tích cực thông tin truyền thông liên quan đến các ca ngộ độc. Thực tế, nhiều cơ sở y tế đã ghi nhận những trường hợp bệnh nhân ngộ độc so biển tử vong trên đường vận chuyển cấp cứu do ở trên tàu thuyền, ngoài đảo xa.

Tránh thực phẩm không rõ nguồn gốc​

Cũng trong tháng 5, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu. Cụ thể, 5 người ở tỉnh Yên Bái cùng ăn cơm tối, bữa cơm có món sâu ban miêu chiên.

Trong 5 người, có 3 người ăn món sâu ban miêu, 2 người còn lại không ăn. Sau khi ăn khoảng 1 - 3 giờ đồng hồ, 3 người ăn sâu ban miêu có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, tiểu buốt, tiểu khó, có người tiểu ra máu…

Sáng sớm hôm sau, 3 người cùng vào bệnh viện địa phương để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc nên đã chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, sâu ban miêu chứa chất độc Cartharidin. Đây là một chất rất độc, hủy hoại và gây chết protein. Chất này đi đến đâu sẽ gây tổn thương protein đến đó.

Khi ăn phải chất này, đầu tiên, người bệnh sẽ bị tổn thương đường tiêu hóa, gây phồng rộp, bỏng đường tiêu hóa, hoại tử dạ dày, ruột… Cartharidin đi đến cơ quan nào sẽ làm tổn thương cơ quan đó. Do đó, sau khi gây tổn thương đường tiêu hóa, chất này sẽ làm tổn thương gan, thận… và thậm chí có thể gây tử vong.

Khi các bác sĩ khai thác tiền sử, một bệnh nhân chia sẻ, vì nghe nói sâu ban miêu ăn được và thấy loài sâu này có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp…, nghĩ là lành nên đã bắt sâu về chế biến cho mọi người cùng ăn.

Cuối năm 2023, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) tiếp nhận và điều trị kịp thời cho 5 bệnh nhân bị nôn ói, tiêu lỏng, đau bụng do sau khi ăn thịt cóc.

Các bệnh nhân này là người cùng gia đình trú tại ấp Bến Nôm, xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, nhập viện trong tình trạng bị nôn ói, tiêu lỏng, đau bụng. Cả 5 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm chất độc từ thịt cóc. Sau khi điều trị tích cực, tình hình 5 bệnh nhân đã phục hồi và xuất viện.

Trước đó, tháng 9/2023 tại Thuận Nam (Ninh Thuận) đã xảy ra vụ ngộ độc do ăn cá nóc khiến 1 người chết, 2 người nhập viện.

Đó là ông Huỳnh Văn C. (35 tuổi), Đỗ Văn Ph. (34 tuổi, cùng ở thôn Lạc Nghiệp 1, xã Cà Ná) và ông Đỗ Tài Tr. (35 tuổi, thôn 2, xã Nhị Hà) ra biển đánh bắt được một con cá nóc mú (khoảng 2kg).

Sau đó, ba người mang cá về rẫy nhà ông Tr. (ở xã Vĩnh Tân) nấu canh chua ăn với cơm. Đến đầu giờ chiều cùng ngày, cả ba người có các triệu chứng như tê môi, tê lưỡi, tê tay, tê chân, mệt, chóng mặt...

Bên cạnh những vụ ngộ độc vì thực phẩm độc lạ như côn trùng, nấm… nhắc tới thói quen ăn uống bất chấp, không thể bỏ qua những món ăn như tiết canh, các loại đồ tái sống như nem chua, nem chạo… Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị tiếp nhận rất nhiều trường hợp nhập viện vì nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh.

Những người nhiễm liên cầu khuẩn nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết... Bệnh diễn biến rất nhanh và nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
 
Tưởng đi đá phò mắc bệnh xã hội
ME1tJB0.png
 
Back
Top