kiến thức HIRES AUDIO - và ý nghĩa của tem vàng quyền lực .

Dùng đt Android cài UAPP+DAC/Amp Fiio Q11+Fiio jh3😊

Gửi từ Xiaomi M2101K6G bằng vozFApp
Theo mình như thế là quá lằng nhằng fen ạ hãy mua 1 chiếc điện thoại sony và tai nghe Sony. Jack 3.5 đọc hết mọi loại file mà gọn dễ mang đi lại;)

22_14_58_sony-xperia-xz1-den-1-org.jpg 22_14_08_71FWOwDM73L.jpg
 
Last edited:
Theo mình như thế là quá lằng nhằng fen ạ hãy mua 1 chiếc điện thoại sony và tai nghe Sony. Jack 3.5 đọc hết mọi loại file mà gọn dễ mang đi lại;)

View attachment 2380181View attachment 2380183
B thần tượng sony quá thì phải. Đọc dc file là 1 chuyện, chất âm ra là chuyện khác. Trc h chưa thấy con đt nào cắm 3.5 nghe hay cả.
Sony thì t từng dùng wm1am2 nghe cũng tầm tầm chưa gọi là hay dc
 
B thần tượng sony quá thì phải. Đọc dc file là 1 chuyện, chất âm ra là chuyện khác. Trc h chưa thấy con đt nào cắm 3.5 nghe hay cả.
Sony thì t từng dùng wm1am2 nghe cũng tầm tầm chưa gọi là hay dc
Mình không thích sự cồng á để nghe được bài hát vậy quá là cực qua dac rời rồi abc mình thì nghe kiểu solo cắm là nghe thôi có phải dân âm thanh hay thần tượng gì đâu càng đơn giản càng tốt.
 
Mình không thích sự cồng á để nghe được bài hát vậy quá là cực qua dac rời rồi abc mình thì nghe kiểu solo cắm là nghe thôi có phải dân âm thanh hay thần tượng gì đâu càng đơn giản càng tốt.
Thì được cái này mất cái kia, đơn giản tiện dụng thì hi sinh chất âm thôi. Cắm jack 3.5 điện thoại thì stream lossless là ngon lắm r, hires với dsd nghe khác gì đâu
 
Đọc đoạn đầu thấy còn tạm, đoạn sau vớ vẩn thế.
Giờ tôi có con laptop gaming 100 củ, không cài Word, thế là không đọc được file .docx; nhưng con máy cỏ 1 củ lại mở tốt vì có cài Word, thế xong kết luận là con máy 100 củ cùi hơn con 1 củ à?
 
Thì được cái này mất cái kia, đơn giản tiện dụng thì hi sinh chất âm thôi. Cắm jack 3.5 điện thoại thì stream lossless là ngon lắm r, hires với dsd nghe khác gì đâu
Mình không phải dân chuyên âm thanh nghe tạp thôi nhưng thấy ổn vì âm thanh là gu của mỗi người mà ai chả biết nghe nhạc chất lượng trên điện thoại là chống điếc my fen. Đa số kéo FLAC là tối đa còn chất lượng cao hơn thì tai nghe xịn dac rời ampli Như fen kia nhưng nó chất lượng hơn là rõ ràng điều đó mình cũng không phản đối
 
Đọc đoạn đầu thấy còn tạm, đoạn sau vớ vẩn thế.
Giờ tôi có con laptop gaming 100 củ, không cài Word, thế là không đọc được file .docx; nhưng con máy cỏ 1 củ lại mở tốt vì có cài Word, thế xong kết luận là con máy 100 củ cùi hơn con 1 củ à?
Đoạn đầu người ta nói. Mình đã nói là sưu tầm rồi.
đoạn sau mình test thực tế xem nó đọc được đuôi nào thì cao nhất thì con của mình nó chỉ được thế thì có sao mình nói thế thôi.
Có fen test mở được đó .
Chứ mình không có nói là cùi hay không đây là test xem có thực tế có như quảng cáo không nhé thực tế là như vậy.
Nếu ví dụ hãng quảng cáo rằng tôi bán cho bạn sản phẩm abc hỗ trợ chạy 500km 1 lần đổ xăng chả ai test thì mình làm. Ông Xiaomi ghi là chuẩn thì mình test xem nó có chạy được những chuẩn nào thì nó không được như kỳ vọng. Chứ có nói là con máy cùi chạy được thì con của mình không chạy được là cùi đâu
Có fen chạy được đó thôi
Nếu mình không test thử làm gì có ai biết là máy không đọc được
 
Last edited:
Mình thì test thực tế lại không nặng chuyên môn my fen ạ. Phần mềm thứ 3 thì mình không test bởi vì . Nếu đã chạy được mặc định là mọi phần mềm ok.
Còn thực tế hoặc là Xiaomi làm không ngon để fen khác biết hai là như fen nói nó sẽ thay đổi chất lượng khá nhiều vậy sẽ không khách quan
Trên thực tế chỉ nghe FLAC thôi . Cho nên mình lấy 1 file chuẩn để test ấy mà. Nói chung là phần cứng con 13t chắc không kéo được hơn FLAC
Mình phải tham khảo vì không phải dân chuyên cho nên mình đã ghi rõ là tham khảo có nguồn .
Thực chiến thì Xiaomi phải là Snapdragon nhưng không có máy test còn ai có máy test kéo được sẽ comment à my fen
Đọc trả lời của bạn từ đầu đến giờ, thấy quá quá nhiều thiếu sót, cũng khẳng định bản thân chỉ sưu tầm, rồi ghi thêm vài nội dung tự trải nghiệm bên dưới, nhưng lại đặt tiêu đề của bạn là "kiến thức".

Thấy nó nhập nhằng quá bạn à.

Ở dạng của bạn chỉ nên ghi theo kiểu là chia sẻ vui, học hỏi,... chứ ko phải viết kiểu khẳng định như nội dung ban đầu, gây nhầm lẫn cho các anh em ko có tgian rảnh đọc comment, dẫn đến ngộ nhận.
 
Đọc xong thấy thằng thớt hơi thiếu kiến thức. Hỗ trợ định dạng file là khả năng của phần mềm, không liên quan đến phần cứng của máy. Chỉ cần cài app nghe nhạc Hiby, Sony Music hay Fiio là chơi được hết. Muốn nghe nhạc hay mà mua máy Xiaomi thì chịu rồi.
 
Đọc trả lời của bạn từ đầu đến giờ, thấy quá quá nhiều thiếu sót, cũng khẳng định bản thân chỉ sưu tầm, rồi ghi thêm vài nội dung tự trải nghiệm bên dưới, nhưng lại đặt tiêu đề của bạn là "kiến thức".

Thấy nó nhập nhằng quá bạn à.

Ở dạng của bạn chỉ nên ghi theo kiểu là chia sẻ vui, học hỏi,... chứ ko phải viết kiểu khẳng định như nội dung ban đầu, gây nhầm lẫn cho các anh em ko có tgian rảnh đọc comment, dẫn đến ngộ nhận.
Cảm ơn bạn đã góp ý. Nhưng phần cuối mình bắt đầu test phần sưu tập kiến thức là quy chuẩn chung để test trên con máy của mình
 
Đọc xong thấy thằng thớt hơi thiếu kiến thức. Hỗ trợ định dạng file là khả năng của phần mềm, không liên quan đến phần cứng của máy. Chỉ cần cài app nghe nhạc Hiby, Sony Music hay Fiio là chơi được hết. Muốn nghe nhạc hay mà mua máy Xiaomi thì chịu rồi.
Mình không mua Xiaomi để nghe nhạc nha . Mình chỉ test thực tế tối đa máy có thể chạy mặc định bao nhiêu, ở mặc định thực tế dòng mtk này hạn chế hơn Snapdragon gì mà fen phải mày tao
 
thực tế nghe nhạc vì thư giãn thì phần đông, chứ khẩm dô ngồi cafe thì được mấy mống? giờ cứ tws 1 tai nghe chill chill, khi nào hơi ê tai thì chuyển tai kia ez
FY7e6U1.png
 
Cảm ơn bạn đã góp ý. Nhưng phần cuối mình bắt đầu test phần sưu tập kiến thức là quy chuẩn chung để test trên con máy của mình
Đọc xong thấy thằng thớt hơi thiếu kiến thức. Hỗ trợ định dạng file là khả năng của phần mềm, không liên quan đến phần cứng của máy. Chỉ cần cài app nghe nhạc Hiby, Sony Music hay Fiio là chơi được hết. Muốn nghe nhạc hay mà mua máy Xiaomi thì chịu rồi.
chip sd 8 seri với mkt 8 seri trở lên đều dư sức kéo và giải mã nhạc hires rồi mà các bác?
 
chip sd 8 seri với mkt 8 seri trở lên đều dư sức kéo và giải mã nhạc hires rồi mà các bác?
8200u máy tui nó flac thôi my fen iư:) không kéo nổi dsd đâu:) . Có clip test app mặc định đó. Nhiều fen khác mặc định kéo cái nhẹ à
Con mtk 8200u Xiaomi mặc định nelf ghê quá không biết máy khác sao 13t
Máy fen mtk khác hãng khác Snapdragon test dsd đây
Máy mình không mở được
 
Last edited:
Lưu ý đây là kiến thức được sưu tầm từ một hệ thống bán âm thanh và mình cũng dùng qua điện thoại Sony cho nên cũng có file để trải nghiệm nhưng con Xiaomi cũng có logo nhưng không thể kéo được nên lập thớt này để các fen lưu ý có logo, không có nghĩa là kéo mọi loại file trong danh sách trên.
Hi Res là gì? Mọi thứ bạn cần biết về Hi Res Audio
những người đam mê âm thanh đều không còn xa lạ gì với thuật ngữ Hi Res Audio. Ngày nay, Hi Res đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá và xác định chất lượng âm thanh cao cấp. Vậy cụ thể Hi Res là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật trong bài viết bên dưới đây nhé.

Khái niệm cơ bản Hi-Res là gì?View attachment 2378211
Hi Res - tên viết tắt của “High-Resolution Audio”, là tiêu chuẩn âm thanh chất lượng cao mới nhất được Sony đề xuất vào năm 2014. Nó cung cấp tốc độ lấy mẫu cao hơn 44.1kHz và có độ sâu bit lớn hơn 16bit của chất lượng âm thanh CD tiêu chuẩn, có thể là 24bit/96kHz hay 24bit/192kHz, hoặc thậm chí là 32bit với tần số lấy mẫu cao tới 384kHz.
lịch sử Hi Res Audio
Thuật ngữ Hi Res Audio nghe có vẻ mới mẻ, nhưng thực tế nó đã xuất hiện từ những năm 1990. Các định đạng Hi Res đầu tiên được ra đời bao gồm: DAD (1995), SACD (1999) và DVD-Audio (2000). Thật không may, do giá thành quá cao và thiếu các thiết bị hỗ trợ nên các định dạng này dường như không mấy phổ biến trên thị trường. Thay vào đó, mọi người đổ xô vào MP3, một định dạng kỹ thuật số được thiết kế riêng cho băng thông hạn chế vào cuối những năm 90 - đầu những năm 2000 (cho đến nay MP3 vẫn là định dạng mặc định cho hầu hết mọi dịch vụ phát trực tuyến).

Năm 2014, Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản - JEITA (đứng đầu là Tập đoàn Sony) đã chính thức công bố thông số kỹ thuật và logo “Hi Res Audio” kèm theo cho các sản phẩm âm thanh tiêu dùng, do Hiệp hội Âm thanh Nhật Bản (JAS) quản lý.

Cùng năm đó, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm âm Hoa Kỳ (RIAA) cũng đã giới thiệu thuật ngữ Hi-Res Music. Hi-Res Music được định nghĩa tương tự như Hi-Res Audio, nhưng chỉ áp dụng cho các định dạng âm thanh có thể được phát lại trên các thiết bị phổ biến như máy tính, điện thoại thông minh và máy nghe nhạc.

Cho đến thời điểm hiện tại, Hi Res Audio đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá và xác định chất lượng âm thanh cao cấp. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất âm nhạc phát hành các bản thu âm Hi Res, và cũng có nhiều thiết bị hỗ trợ Hi Res Audio được ra mắt.
View attachment 2378212

Giải thích về độ sâu bit, tốc độ lấy mẫu và chất lượng âm thanh CD tiêu chuẩn:

Độ sâu bit (Bit Depth): là một dạng mức biểu diễn chất lượng của một mẫu (sample).
Tốc độ lấy mẫu (Sample Rate) đề cập đến số lượng mẫu âm thanh (sample) được ghi lại trong một giây.
Chất lượng âm thanh CD tiêu chuẩn 44,1KHz/16bit có nghĩa là tín hiệu analog được lấy mẫu 44.100 lần trong các khoảng thời gian bằng nhau trong vòng một giây và mỗi mẫu lưu được 16 bit dữ liệu.
Tóm lại, High-resolution audio (Hi Res) mang lại tốc độ lấy mẫu và độ sâu bit cao hơn so với CD tiêu chuẩn (44,1kHz/16-bit), tạo ra trải nghiệm âm thanh gần hơn với bản ghi âm gốc trong phòng thu.

Âm thanh độ phân giải cao (Hi Res Audio) mang lại mức độ chi tiết và rõ ràng với âm trường rộng mà các định dạng âm thanh truyền thống không thể sánh được.
View attachment 2378213
WAV (Waveform Audio File Format): Là định dạng âm thanh không nén. Do chiếm nhiều dung lượng hơn so với FLAC và ALAC, vì vậy có thể không phải là sự lựa chọn tối ưu cho Hi-Res Audio hiện nay.

AIFF (Audio Interchange File Format): Được tạo ra vào năm 1988 bởi Apple, đây là một định dạng âm thanh không nén tương tự như WAV, có tần số lấy mẫu từ 16kHz đến 96Khz và có độ sâu bit từ 8 bit đến 24 bit. AIFF được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị của Apple, bao gồm iPhone, iPad và iPod.

FLAC (Free Lossless Audio Codec): Là định dạng nén không mất dữ liệu. Hay nói một cách đơn giản, mặc dù làm giảm kích thước tệp nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. FLAC có tần số lấy mẫu từ 16kHz đến 384kHz và độ sâu bit từ 8 bit đến 32 bit. Lưu ý rằng, định dạng này không được hỗ trợ trên các hệ thống của Apple.
ALAC (Apple Lossless Audio Codec): Là định dạng nén không mất dữ liệu, được phát triển bởi Apple. ALAC có tần số lấy mẫu từ 16kHz đến 96kHz và độ sâu bit từ 8 bit đến 24 bit. ALAC được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị của Apple, bao gồm iPhone, iPad và iPod.

DSD (Direct Stream Digital): Là định dạng âm thanh độ phân giải cao bắt nguồn từ SACD (Super Audio CD), có tốc độ lấy mẫu lên tới mức đáng kinh ngạc là 2,8 MHz hoặc 5,6 MHz, gấp 64 hoặc 128 lần tốc độ của CD. Tuy nhiên, nó hoạt động ở độ sâu 1bit, thay vì tốc độ lên tới 24bit như các định dạng khác. Điều này khiến mỗi lần ghi lại dữ liệu âm thanh, nó sẽ giữ lại ít thông tin hơn, tuy nhiên chất lượng âm thanh vẫn đáng kinh ngạc. Ví dụ, DSD 5,6MHz có thể ngốn gần 5GB dữ liệu trong một giờ.

MQA (Master Quality Authenticated): Là định dạng âm thanh không nén, có tần số lấy mẫ từ từ 44,1 kHz đến 384 kHz và độ sâu bit từ 16 bit đến 32 bit. MQA được cho là có chất lượng âm thanh tương đương với DSD, nhưng nó được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị phát lại (playback) hơn DSD.
Nguồn xuân vũ Audio
Vậy đó là kiến thức cơ bản về hi-res. .
Mình thì không dùng Samsung nên không biết nếu fen nào dùng sam có thể comment xem máy bạn có thể kéo hết được các thể loại trên không.
Nhưng lý thuyết thì dễ lắm gắn được logo đó lên máy thì dễ nhưng con Xiaomi 13t mình đang dùng không thể kéo được nhạc trên flac nên nếu là fan của âm thanh sẽ không phục vụ được nhu cầu của bạn.
View attachment 2378223
Nó không thể đọc được file định dạng này và đây là file HR của hội sony chia sẻ cho nhau và được fen bán đồ âm thanh của sony chia sẻ.
Lý do rất đơn giản vì Xiaomi không tích hợp bộ phần mềm giải mã và chuyên dụng (Bộ chuyển đổi D/A): DAC chuyên dụng hỗ trợ các định dạng âm thanh độ phân giải cao và cung cấp khả năng chuyển đổi Digital to Analog tối ưu nhất. Có thể là DAC tích hợp
Cho nên đây là câu trả lời vì sao android chân C phải mua một cọng dây có hỗ trợ DAC bên ngoài để cắm tai nghe .
View attachment 2378266
Đây chính là ví dụ giữa flagship và bản rút gọn.
Chính vì apple đã được tích hợp DAC nên chỉ việc cắm một chiếc tai nghe chuẩn c là auto nghe được. Đây cũng là một điển trừ của giới android cổng type C.
Còn sony nếu hỗ trợ Jack 3.5 mm là sẽ có sẵn dac kèm tai nghe 5pin bạn không nghe nhầm đâu để bật tính năng chống ồn chủ động với những dòng Xperia cắm tai nghe có dây 3.5mm là máy tự nhận.
Huawei cũng có một số máy có chân 3.5mm hỗ trợ dac tích hợp tất nhiên nó giải mã được file Như hình nhưng loa đơn và tai nghe 4 pin cũng không hay bằng sony .
Vậy một số tai nghe bây giờ có ghi được chứng nhận hi-res liệu có thật sự hi - res real . Nếu đắt mình không nói nhưng ông Xiaomi hay một số hãng trung quốc có nói là hỗ trợ. Nhưng giá chỉ 600_800k thậm chí 300k.
Thì câu trả lời là ngon bổ không đi kèm với rẻ, nó cũng là câu chuyện 200mpx cũng có this that.
Với hơn 300k nó sẽ giữ chất âm tốt nhất có thể nghĩa là delay thấp và tương tự như nghe loa ngoài chứ không phải oh wow rẻ thế đã được chuẩn hi-res. Bản thân con điện thoại đã bị cắt giảm DAC thì tai nghe bộ giải mã làm sao mà tốt được. Nó chỉ là p/p tốt nhất trong tầm giá của nó mình không phải dân âm thanh lưu ý đây là ý kiến cá nhân và kinh nghiệm đã trải qua âm thanh của sony cả điện thoại và tai nghe. Hiện tại mình cũng đang dùng một con tai nghe của Sony nhưng nó cũng không ghi hi-res trên hộp nghĩa là nó kéo cao nhất là 320kbs mà giá 1 triệu 3 thì các fen nghĩ tai nghe mấy trăm k liệu có hires thì hãy comment ở dưới
Update đây là so sánh công bằng với app nhạc của Xiaomi không lại bảo mình không trung thực nha các fen
Test hẳn trên gg driver nha
nếu fen nào bảo gg không hỗ trợ
Trên cả YouTube music cũng không thấy file kia
Còn fen nào app thứ 3 mình không dùng nhé mặc định không kéo nổi app thứ 3 ý nghĩa gì đâu
Mình đã tìm ra rồi các fen ạ đúng là do con chip mtk 8200u rồi

View attachment 2380168View attachment 2380169

Nó hỗ trợ cao nhất FLAC nhé không do dự gì nữa rồi. Chuẩn hires cơ bản phổ cập kiểu à mà thôi .
Hoài niệm quá

View attachment 2380186View attachment 2380187
- Việc giải mã dsd ở mức nghe được ra tiếng thì chỉ cần convert từ dsd về pcm là được thôi. Nên cái đấy chỉ cần phần mềm hỗ trợ là làm được. Máy xiaomi không làm được đơn giản vì không tích hợp cái này, cài app nghe nhạc có tích hợp cái này là xài được.Máy sony có thì là nhờ app nghe nhạc mặc định nó tích hợp thôi, không có gì lạ cả.
- Fen cứ thần thánh dsd thì kiếm bài hát kia nhưng định dạng mp3 320kbps nghe thử đi xem có chỉ ra được nó dở hơn dsd ở điểm nào không :(
- Bài Fen còn nhiều kiến thức sai lắm, nên nếu không hiểu hoặc hiểu không rõ thì đừng nên chia sẻ như vậy.
 
Last edited:
Đọc mấy dòng là thấy tào lao rồi. Khoan hãy nói tới android. Kể cả trên PC, đồng chí thớt mua mấy con DAC trăm củ mà không cài phần mềm thì lấy mứt gì nghe được tụi FLAC, APE, ALAC chứ chưa nói tới DSD. Rồi còn cài đặt trong phần mềm để output bằng h/w hay s/w nữa.
Hay như xem phim, kể cả có gắn dual RTX 4090 mà dùng phần mềm mặc định WMP, không cài thêm codec thì sao giải mã được tụi H265, AV1, VP9...
Tóm lại, kiến thức cóp nhặt với google search thì nên đọc nhiều nguồn, tìm hiểu thật kĩ xong chắt lọc rồi hãy chia sẻ.
 
- Việc giải mã dsd ở mức nghe được ra tiếng thì chỉ cần convert từ dsd về pcm là được thôi. Nên cái đấy chỉ cần phần mềm hỗ trợ là làm được. Máy xiaomi không làm được đơn giản vì không tích hợp cái này, cài app nghe nhạc có tích hợp cái này là xài được.Máy sony có thì là nhờ app nghe nhạc mặc định nó tích hợp thôi, không có gì lạ cả.
- Fen cứ thần thánh dsd thì kiếm bài hát kia nhưng định dạng mp3 320kbps nghe thử đi xem có chỉ ra được nó dở hơn dsd ở điểm nào không :(
- Bài Fen còn nhiều kiến thức sai lắm, nên nếu không hiểu hoặc hiểu không rõ thì đừng nên chia sẻ như vậy.
Cái kiến thức là định nghĩa chung thôi mình lấy làm tham chiếu thôi nhé my fen đây không phải chứng đúng sai . Nhưng không cần app ngoài mấy con lg sony cổ kéo được hết.
Nếu máy fen Snapdragon cơ bản hoặc ok tải về test mặc định cũng mở được.
Còn lấy 1 file FLAC
01. Swear It Again (Radio Edit).flac (https://drive.google.com/file/d/0Bzh56hInvoPKUXZiaFpCbjdxOTA/view?usp=drivesdk&resourcekey=0-_8gaFVplmvxHPpEXZ2BOrg)
Cơ bản so sánh với 320 của fen là fen có tương quan so sánh nhé mình là dựa trên trải nghiệm thực tế.
 
Last edited:
Đọc mấy dòng là thấy tào lao rồi. Khoan hãy nói tới android. Kể cả trên PC, đồng chí thớt mua mấy con DAC trăm củ mà không cài phần mềm thì lấy mứt gì nghe được tụi FLAC, APE, ALAC chứ chưa nói tới DSD. Rồi còn cài đặt trong phần mềm để output bằng h/w hay s/w nữa.
Hay như xem phim, kể cả có gắn dual RTX 4090 mà dùng phần mềm mặc định WMP, không cài thêm codec thì sao giải mã được tụi H265, AV1, VP9...
Tóm lại, kiến thức cóp nhặt với google search thì nên đọc nhiều nguồn, tìm hiểu thật kĩ xong chắt lọc rồi hãy chia sẻ.
Nói ra nó rất là lâu không cần app gì ghê gớm cả một fen mở test thực tế cái file nặng kia nhé YouTube music nha
Trên là của fen kia dưới là của mình rõ ràng chưa YouTube music rất cơ bản không fen lại bảo cần phần mềm gì abc Screenshot_2024-03-29-08-13-04-983_com.android.chrome.jpg Screenshot_2024-03-29-08-12-42-189_com.android.chrome.jpg Screenshot_2024-03-29-08-12-17-699_com.android.chrome.jpg
Gửi cho 1 fen con v30 nhé vậy là 2 người mở được chỉ là lỗi con Xiaomi mtk .
Cảm ơn fen đã đọc bài cho comment
Mình chỉ giới hạn trên điện thoại không dùng PC cảm ơn my fen không fen có nói pc mình cũng không dành
01. We've Only Just Begun (Carpenters).dsf (https://drive.google.com/file/d/1kUU1OEUxfq0lAWlyjuDv9j50RvRWipZA/view?usp=drivesdk) file test đây máy fen đầu Snapdragon mạnh mặc định cũng mở được không cần phải app ngoài cao siêu gì hết
 
Last edited:
Back
Top