[ HO CHI MINH City] Ô nhiễm không khí trầm trọng trong thời gian gần đây.

Có bác nào nhận thấy SG đang ngày càng ô nhiễm không?? Gần như ngày nào cũng mù bụi ( chả phải lớp sương mù lãng mạn cmg), cứ vậy hỏi sao dân đen ngày càng ung thư nhiều @@
1609235841350.png



Hai ngày liên tiếp, TP.HCM có sương mù vào buổi sáng. Chất lượng không khí (AQI) xấu kéo dài từ 6h đến 9h.

Lúc 8h sáng 29/12, nhiều tòa cao ốc ở trung tâm TP mờ mịt trong sương, tầm nhìn kém, dưới 1,6 km. Người dân ra đường trong tiết trời se lạnh.

AQI ở điểm quan trắc Thảo Điền (quận 2) và quận Bình Thạnh cao nhất TP.HCM, đạt 183 đơn vị; khu vực phường Tân Hưng (quận 7) là 178 đơn vị; đường Nguyễn Công Trứ (quận 1) là 132 đơn vị. Đây là ngưỡng không khí có chất lượng xấu, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp cho con người.

TP.HCM mo mit suong anh 1
Sáng 29/12, chất lượng không khí TP.HCM vẫn ở mức kém đến xấu. Ảnh chụp màn hình PamAir.
 
Last edited:
Cập nhật ngày 30

Sáng 30/12, TP.HCM chìm trong lớp không khí mù đặc. Gần trưa, tình trạng mới được cải thiện.

TP.HCM mu dac anh 1
Khoảng 8h30 sáng nay, mặt trời lên khá cao nhưng nhiều khu vực thuộc TP.HCM không khí vẫn mù đặc.
TP.HCM mu dac anh 2
Các tòa nhà chìm trong lớp không khí mù mịt. Theo ứng dụng AirVisual, chất lượng không khí ngày 30/12 tại TP.HCM đạt ngưỡng trung bình. Trong 7 ngày tới chỉ số AQI tại TP.HCM vẫn ở ngưỡng trung bình đến xấu.
TP.HCM mu dac anh 3
Sông Sài Gòn lúc gần 9h sáng.
TP.HCM mu dac anh 4
Ở một số thời điểm không có nắng sáng nay, quang cảnh thành phố mù hơn. Tình hình được cải thiện dần khi mặt trời lên cao.
TP.HCM mu dac anh 5
Tầm nhìn hạn chế tại vực cầu Thủ Thiêm 2 sáng 30/12.
TP.HCM mu dac anh 6
Ảnh chụp tại quận 1 (khu vực tòa nhà Bitexco). Những tòa nhà cách xa khoảng 1 km mờ ảo trong lớp mù.
TP.HCM mu dac anh 7
Quận Bình Thạnh vẫn khá mù đặc dù gần 10h sáng.
TP.HCM mu dac anh 8
Bà Thêm đi bộ, tập thể dục thường xuyên mỗi sáng sớm tại khu vực cầu Điện Biên Phủ, Bình Thạnh. Theo bà, sáng nay trời mù hơn vài ngày trước.
TP.HCM mu dac anh 9
Khu vực tòa nhà Landmark 81 sáng nay. Theo nhiều người dân TP.HCM, việc không khí thành phố mù mịt ngày càng thường xuyên hơn.
TP.HCM mu dac anh 10
"Theo dõi thông tin trên báo chí, tôi biết rằng chất lượng không khí nơi tôi sống có chiều hướng kém đi so những năm trước. Tôi vẫn mong tình hình được cải thiện", ông Ngọc Hải, người dân quận 1, nói.
 
Có bác nào nhận thấy SG đang ngày càng ô nhiễm không?? Gần như ngày nào cũng mù bụi ( chả phải lớp sương mù lãng mạn cmg), cứ vậy hỏi sao dân đen ngày càng ung thư nhiều @@
View attachment 348253


Hai ngày liên tiếp, TP.HCM có sương mù vào buổi sáng. Chất lượng không khí (AQI) xấu kéo dài từ 6h đến 9h.

Lúc 8h sáng 29/12, nhiều tòa cao ốc ở trung tâm TP mờ mịt trong sương, tầm nhìn kém, dưới 1,6 km. Người dân ra đường trong tiết trời se lạnh.

AQI ở điểm quan trắc Thảo Điền (quận 2) và quận Bình Thạnh cao nhất TP.HCM, đạt 183 đơn vị; khu vực phường Tân Hưng (quận 7) là 178 đơn vị; đường Nguyễn Công Trứ (quận 1) là 132 đơn vị. Đây là ngưỡng không khí có chất lượng xấu, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp cho con người.

TP.HCM mo mit suong anh 1
Sáng 29/12, chất lượng không khí TP.HCM vẫn ở mức kém đến xấu. Ảnh chụp màn hình PamAir.
Vậy sao có cái màu xanh ở giữa vậy. Mà cũng éo quan tâm mấy cái này. Năm nào mùa này trời cũng đục đục vậy mà.
 
Người Việt chết nhiều vì bệnh gì?

Công chúng, quan chức (và báo chí nữa) rất quan tâm đến bệnh ung thư, và điều này hoàn toàn hợp lí. Nhưng trên thực tế, ung thư không phải là ‘sát thủ’ số 1; bệnh tim mạch mới là đáng sợ hơn ung thư. Thật ra, bệnh thần kinh còn nguy hiểm hơn nữa, nhưng ít ai chú ý đến. Tuy nhiên, tất cả các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, thần kinh đều bắt nguồn từ một thực tế: môi trường. Nói đúng hơn là ô nhiễm môi trường. Theo tôi, mối đe dọa lớn nhứt và sát thủ lớn nhứt ở Việt Nam là sự xuống cấp của môi trường.
Năm 2017, có một báo cáo cho biết mỗi năm Việt Nam có 94,000 người chết vì ung thư, và con số này cao hơn gấp 9 lần số tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT) (1). Nhưng cái khoa học tính đằng sau con số này làm cho nhiều người, kể cả tôi, bức tóc suy nghĩ. Trước hết là con số 94000 ca tử vong vì ung thư. Tôi tìm con số này trong y văn (Pubmed) nhưng hoàn toàn không có. Tôi chỉ tìm được một bài viết trên trang cancercontrol.info có trích dẫn rằng cơ quan quốc tề IACR (International Agency for Research on Cancer) mỗi năm số người chết vì ung thư (died from cancer) là 94700 người (2). Như vậy con số này là một ước tính từ một cơ quan quốc tế, chứ không phải do Việt Nam làm nghiên cứu. Ấy thế mà một bài báo khác vào đầu tháng 9/2017 thì nói nguồn gốc con số 94000 này là từ Bộ Y tế (3). Xem ra, con số 94000 người chết vì ung thư được dùng đi dùng lại nhiều lần.

Vậy thì câu hỏi quan trọng là: nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam là gì?

Tìm câu trả lời này từ các cơ quan Nhà nước (như Cục Thống Kê hay Bộ Y Tế) là rất rất khó, có khi … không có. Nhưng may mắn thay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có cung cấp cho công chúng con số đó. Theo số liệu thống kê 2016 của WHO (4) thì năm 2016 có khoảng 549,000 đồng hương từ giã cõi trần. Trong số này, nguyên nhân hàng đầu là bệnh tim mạch, chiếm tỉ trọng 31% tổng số tử vong của cả nước. Các nguyên nhân khác là ung thư (19%), các bệnh không lây nhiễm (18%), bệnh lây nhiễm liên quan đến bà mẹ và trẻ em (11%), thương tật (11%), hô hấp (6%), và tiểu đường (4%). Nhưng WHO cũng lưu ý rằng các con số trên đây có thể không chính xác, vì phẩm chất của nguồn số liệu chưa tốt.

Số liệu chi tiết hơn của healthdata.org cho biết đột quị (một bệnh thuộc nhóm ‘thần kinh’) là nguyên nhân gây tử vong đứng vào hàng số 1 (5). Sau đột quị là tim mạch, ung thư phổi, COPD, lao phổi, và ngạc nhiên thay Alzheimer’s đứng hàng số 7. Như vậy, những số liệu này cho thấy ung thư không quan trọng bằng các ‘sát thủ’ nguy hiểm khác như bệnh thần kinh và tim mạch. Một báo cáo ở Mĩ cũng cho biết Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với các bệnh thần kinh trong tương lai (6). Tuy nhiên, ít ai chú ý đến hai nhóm bệnh này!

Tất cả các bệnh như thần kinh, tim mạch, hô hấp, và ung thư đều có một nguồn: môi trường. Hai chữ ‘môi trường’ ở đây bao gồm môi sinh, phẩm chất không khí, lối sống (lifestyle) và dinh dưỡng. WHO đã ước tính rằng chỉ riêng năm 2016, hơn 60,000 người Việt ở Việt Nam chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí (7). Họ (WHO) còn ước tính rằng chỉ năm 2004, số người chết vì thiếu vệ sinh và nước dơ bẩn lên đến gần 6000 người! Đó là chưa kể đến ô nhiễm sông ngòi, và tôi nghĩ vì đa số người mình sống gần sông ngòi dưới quê, nên con số chết vì ô nhiễm nước có thể cao gấp 5 lần số chết vì ô nhiễm không khí. Nói như vậy để thấy rằng sự xuống cấp và môi trường (chứ không phải chỉ riêng ô nhiễm không khí) mới là ‘sát thủ’ lớn nhứt và đáng sợ nhứt, vì sát thủ này thầm lặng.
 
Nguỵ biện bằng con số trung bình

Sở Môi Trường Hà Nội cho rằng lấy chỉ số ô nhiễm không khí (chỉ số AQI hay air quality index) từ Đại sứ quán Mĩ là “không đại diện cho cả thành phố và cũng không chính xác” (1). Thật ra, chẳng có chính xác hay đại diện gì cả. Tôi thấy phát biểu này có gì đó … sai sai. Cái sai lầm của phát biểu này thực ra là một nghịch lí rất nổi tiếng trong khoa học thống kê có tên là “fallacy of average” (nghịch lí giá trị trung bình). Nhưng khi dùng nó (số trung bình) để biện minh cho một sai lầm thì nó trở thành một nguỵ biện.

Nghịch lí này có thể giải thích một cách vui vui và thực tế như sau. Nếu tôi nói với bạn, một người không biết bơi, rằng con sông này có chiều sâu trung bình là 1 mét; bạn có lẽ cảm thấy an toàn và sẵn sàng nhảy xuống sông để tắm. Nhưng bạn kém may mắn vì bạn nhảy xuống đoạn sông có chiều sâu 3 mét, và bạn có thể chết đuối! Bạn trách tôi cung cấp thông tin không chính xác, nhưng thật ra tôi cung cấp số liệu chính xác. Tôi chỉ nói số trung bình, chứ không nói rằng con sông đó có những đoạn với chiều sâu 4, 3, 2, 1, 0.6 mét. Bạn không may mắn gặp đoạn sông 3 mét và gặp hiểm nguy. Bài học ở đây là: không thể lấy con số trung bình (tính toán từ một nhóm hay một quần thể) để áp dụng cho một cá thể.

Một bài học khác về áp dụng con số quần thể cho cá nhân trong y khoa còn thê thảm hơn. Louis Washkansky là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được thay tim, và câu chuyện của ông cho chúng ta cái nhìn về con số trung bình cẩn thận hơn. Chuyện kể rằng năm 1967 (bên Nam Phi), khi bệnh nhân Washkansky được đưa vào phòng mổ, bác sĩ Christiaan Barnard tự giới thiệu và giải thích rằng ông sẽ thay trái tim của Washkansky bằng một trái tim mới tốt hơn. Barnard thêm rằng Washkansky sẽ có cơ may bình phục sau phẫu thuật. Trên giường bệnh, Washkansky không bình luận gì cả, mà chỉ bình thản ... đọc tiểu thuyết. Mà, loại tiểu thuyết 3 xu! Barnard cảm thấy lo lắng cho thái độ của bệnh nhân, vì hình như bệnh nhân không cảm nhận được đây là một ca mổ mang tính lịch sử y học. Tuy nhiên, vợ Washkansky có hỏi bác sĩ Barnard rằng "What chance do you give him" (cơ may sống sót là bao nhiêu). Barnard nói "An 80% chance". Tuy nhiên, 18 ngày sau cuộc giải phẫu lịch sử, Washkansky chết.

Câu chuyện trên nói lên sự bất định hàng ngày mà chúng ta phải đối phó. Bác sĩ Barnard nói cơ may 80% sống sót là dựa vào quần thể (hay là cảm nhận cá nhân của ông ấy), nhưng trong trường hợp này con số đó khi áp dụng cho một cá nhân thì sai. Cũng giống như bác sĩ nói với bệnh nhân ung thư rằng anh có cơ may sống 5 năm, nhưng đó là con số trung bình quần thể, còn bệnh nhân có khi sống đến 20 năm!

Lấy giá trị trung bình để áp dụng cho một cá thể là một nghịch lí thống kê. Nghịch lí đó có tên là Bất đẳng thức Jensen (hay Jensen’s inequality, lấy tên nhà toán học Đan Mạch Johan Jensen). Bất đẳng thức Jensen phát biểu rằng giá trị trung bình của hàm số f(x) không bằng giá trị của hàm số trung bình f(x trung bình) nếu hàm số đó không phải tuyến tính. Để hiểu phát biểu này, có thể bắt đầu bằng 2 ví dụ đơn giản như sau:

Ví dụ như tôi có hàm số tuyến tính f(x) = 2.5x, và giả dụ rằng x = [1, 5], tức trung bình x = (1 + 5)/2 = 3. Trong trường hợp này, trung bình của f(x) sẽ là (2.5*1 + 5*2.5)/2 = 7.5; và f(trung bình x) = f(3) = 2.5*3 = 7.5. Không có vấn đề gì!
Nhưng nếu hàm số là phi tuyến tính như f(x) = 2.5^x, thì vấn đề sẽ xảy ra: trung bình f(x) = (2.5^1 + 2.5^5) / 2 = 50.08, nhưng f(trung bình x) = 2.5^3 = 15.6.

Quay trở lại phát biểu của Sở Môi Trường Hà Nội cho rằng phải lấy số liệu ở nhiều địa điểm trong thành phố thì mới “chính xác” và mang tính “đại diện”. Không thể nào chính xác được vì chỉ số AQI được đo từ 5 yếu tố ô nhiễm, và mỗi yếu tố đều có sai số đo lường. Cũng không bao giờ hiện hữu cái gọi là 'tính đại diện', bởi con số trung bình chẳng đại diện cho địa lí nào cả. Đại diện cho cái gì? Đại diện cho thời gian, cho địa lí? Chẳng hạn như nếu đo AQI ở hai nơi ở hai thời điểm khác nhau với kết quả là 60 và 200, thì giá trị trung bình là 130. Con số trung bình 130 đại diện cho cái gì? Chẳng đại diện cho cái gì cả, và người dân cũng chẳng dùng được! Lí do là phân bố của chỉ số AQI không đồng đều giữa các địa điểm (tức f(x) không tuyến tính).

Cách thực tế nhứt là cung cấp con số tối thiểu (min) và tối đa (max). Chẳng hạn như đài quan trắc của Đại sứ quán Mĩ cung cấp chỉ số PM2.5 (tức AQI) từ 166 đến 256 là hoàn toàn hợp lí. Không cần số trung bình. Dĩ nhiên, cái khoảng 166 đến 256 là lấy từ một địa điểm, chứ không bao trùm cả thành phố, nhưng sự thật đó cũng đã đủ để quan ngại, bởi vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng trăm ngàn người, chứ không nên bác bỏ là không mang 'tính đại diện'. Cũng không nên dùng con số AQI trung bình để nói rằng tình hình ô nhiễm không khí của Hà Nội là chưa đáng báo động, vì con số trung bình là một nguỵ biện và nó chẳng đại diện cho địa phương nào cả.

( TRÍCH)​
 
Mình ở Hóc Môn đi đến chỗ nào cũng thấy đốt rác, bao ni lông... mà có thấy ai đến nhắc nhở đâu 😕
Đúng! Ở HM tối đến là có một số thành phần gom rác ra đốt. Đốt ban đêm nên ko ai phát hiện. Trong khi tiền gom rác mỗi tháng có mấy chục k ko đóng, cứ thích lén lút đốt rác vào ban đêm...
 
Fen giờ này mới bắt trend từ năm ngoái à
Trễ còn hơn không, dào này năm trc SG vẫn đỡ đỡ, giờ ngày nào cũng như này, mà lại k được dân kêu gào như đợt năm trước, nên tôi muốn thông tin đến cách anh thôi. Ngẫm lại chả phải việc gì xấu nên cứ làm.
 
Đúng! Ở HM tối đến là có một số thành phần gom rác ra đốt. Đốt ban đêm nên ko ai phát hiện. Trong khi tiền gom rác mỗi tháng có mấy chục k ko đóng, cứ thích lén lút đốt rác vào ban đêm...
Chỗ mình nó đốt công khai với theo phong trào luôn rồi. Nay thằng này đốt mai thằng khác đốt. Ngày nào cũng thấy ăn nhậu, cờ bạc, hát hò mà tiền rác có mấy chục ngàn không chịu đóng. Mùa mưa thì đỡ chứ còn mùa nắng trời đã nóng rồi mà lúc nào cũng ngửi thấy mùi khói thở không nổi. Trong khi tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường này kia mà ba cái cơ bản như này méo thấy cơ quan nào xuống nhắc nhở 😕
 
Chỗ mình nó đốt công khai với theo phong trào luôn rồi. Nay thằng này đốt mai thằng khác đốt. Ngày nào cũng thấy ăn nhậu, cờ bạc, hát hò mà tiền rác có mấy chục ngàn không chịu đóng. Mùa mưa thì đỡ chứ còn mùa nắng trời đã nóng rồi mà lúc nào cũng ngửi thấy mùi khói thở không nổi. Trong khi tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường này kia mà ba cái cơ bản như này méo thấy cơ quan nào xuống nhắc nhở 😕
Năm trước người ta cảnh báo, dân tự ái rate 1* app, kêu gọi tẩy chay.

Chắc hy vọng xóa app và đóng thêm tiền phí bảo vệ môi trường là không khí tốt lên :love:
 
Back
Top