Hỗ trợ người nghèo bằng bò ốm, cá gầy

Resius

Senior Member
Thay vì hỗ trợ người nghèo bằng tiền thì nhiều địa phương đã sáng tạo bằng cách mua bò giống, cá giống cho người dân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, không ít người nhận hỗ trợ không bằng lòng vì bò ốm, cá gầy.

Ho-Tro-Nguoi-Ngheo-1.jpg

Một trong số bò giống bàn giao cho hộ nghèo. Ảnh: Nguyễn Đức Phú
Hỗ trợ 140 bò thì 69 con chết, bị bệnh
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719) được triển khai hiệu quả tại Thừa Thiên - Huế. Dù vậy, khi triển khai, xuất hiện một số bất cập.

Đơn cử như tại huyện miền núi A Lưới, Chương trình 1719 hỗ trợ và giao Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới làm chủ đầu tư, phối hợp với UBND các xã, thị trấn thuộc huyện A Lưới để tiến hành cấp phát 140 con bò cho các hộ nghèo trên địa bàn.

Theo báo cáo từ xã Trung Sơn (huyện A Lưới), địa phương được cấp 20 con bò thuộc gói hỗ trợ cho hộ gia đình đăng ký thoát nghèo năm 2022 nhưng sau gần 1 tháng nhận nuôi, đến giữa tháng 12.2023, toàn bộ 20 con bò do Chương trình 1719 hỗ trợ trên địa bàn xã đã bị nhiễm bệnh lở mồm long móng.

Qua thống kê sơ bộ của UBND xã Trung Sơn, trong tổng số 20 con bò bị bệnh thì đến thời điểm này đã có 3 con chết, 17 con đang bị bệnh. Không chỉ vậy, những con bò bị bệnh này đã lây lan dịch bệnh sang cho bò của một số hộ dân khác.

Sáng 20.12, tin từ ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 1719 tại Thừa Thiên - Huế, sau khi được thông tin về đàn bò hỗ trợ hộ nghèo bị lở mồm long móng, Ban Dân tộc đã tổ chức Đoàn kiểm tra và làm việc với UBND huyện A Lưới.

Ông Thăng cho biết thêm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới đã tổ chức đấu thầu theo quy định và tiến hành hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại Bình An (tỉnh Bình Định) cung ứng giống bò với số lượng 140 con cấp cho 70 hộ/11 xã của huyện A Lưới ngày 28.11.2023.

Tính đến đầu tháng 12.2023, ngoài số bò bị bệnh lở mồm long móng ở xã Trung Sơn còn phát hiện bò bị bệnh ở 6 xã (Lâm Đớt, Hồng Vân, Hồng Thủy, Hồng Bắc, A Roàng, Hồng Thượng) với số tổng số 69 bò bị bệnh lở mồm long móng trên 41 hộ (trong đó 6 con đã chết, theo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chết là do bị bệnh tiêu chảy, tụ huyết trùng).

Theo Hợp đồng cung ứng, tổng số 140 bò này đang trong giai đoạn cách ly theo dõi tại hộ gia đình, chưa tổ chức nghiệm thu. Công ty TNHH TM Bình An đã có hợp đồng với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện A Lưới thực hiện giám sát, theo dõi, tiêm phòng cho đàn bò; cam kết chịu toàn bộ chi phí điều trị, bồi thường hao mòn bò bị bệnh, thay thế bò bị bệnh chữa không khỏi dẫn đến chết.

Ban Dân tộc đã làm việc với UBND huyện A Lưới và đề nghị tiếp tục tăng cường chỉ đạo để điều trị khỏi bệnh đàn bò, đơn vị cung ứng bò giống thực hiện đúng cam kết hợp đồng, rút kinh nghiệm để tổ chức tốt việc cung ứng bò giống nói riêng, giống cây trồng và vật nuôi nói chung trong việc thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia.
Dân chê cá hỗ trợ quá gầy
Cũng là Chương trình hỗ trợ người nghèo, nhưng ở Nghệ An lại là câu chuyện khác. Năm 2022, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, tỉnh Nghệ An có quyết định cấp hơn 3,5 tỉ đồng để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất.

Theo Chương trình này, UBND huyện Tân Kỳ tiến hành chào hàng cạnh tranh thông qua mạng đấu thầu quốc gia lựa chọn đơn vị cung cấp gói thầu “Hỗ trợ khôi phục sản xuất thủy sản bị thiệt hại do thiên tai năm 2022 trên địa bàn huyện Tân Kỳ” với tổng giá trị hơn 3,5 tỉ đồng, cung cấp gần 48 tấn cá giống cho 3.291 hộ gia đình trên địa bàn 20 xã.

Đến ngày 8.12, huyện đã cấp được 32,234 tấn cá giống cho các hộ dân tại 13 xã, còn lại 7 xã đang tiếp tục cấp phát, dự kiến hoàn thành trước ngày 20.12.2023.

Quá trình nhận cá giống, hầu hết người dân đều đồng tình với chủ trương của huyện và nhận giống cá để thực hiện nuôi trồng nhưng vẫn có một số hộ phản ánh về chất lượng cá giống.

Cụ thể, ông Lê Văn Dũng (xóm Hùng Cường, xã Kỳ Sơn) phản ánh, gia đình ông được hỗ trợ 15 triệu đồng, thay vì được nhận tiền lại quy đổi thành hơn 200kg cá giống. Cá giống quá nhỏ nên ông không muốn nhận; sau khi nhận, thả được 1 ngày có khoảng 40kg cá bị chết.

Ông Nguyễn Văn Tâm (xóm Hùng Cường, xã Kỳ Sơn) phản ánh, ông được hỗ trợ 10 triệu đồng, nhưng lại quy đổi thành hơn 130kg cá giống; giá cá hơn 72.000 đồng/kg khiến người dân thiệt thòi.
.............
 
Cụ thể, ông Lê Văn Dũng (xóm Hùng Cường, xã Kỳ Sơn) phản ánh, gia đình ông được hỗ trợ 15 triệu đồng, thay vì được nhận tiền lại quy đổi thành hơn 200kg cá giống. Cá giống quá nhỏ nên ông không muốn nhận; sau khi nhận, thả được 1 ngày có khoảng 40kg cá bị chết.
Chịu, ếu biết nói gì. Mới 1 ngày thôi đã toi 40kg thì đừng anh nào nói do dân ngu nên nghèo nhé, đã kịp làm gì đâu.
 
tham nhũng từ trên xuống dưới
tìm được 1 thằng cán bộ không tham nhũng còn khó hơn hái sao trên trời
 
tham nhũng từ trên xuống dưới
tìm được 1 thằng cán bộ không tham nhũng còn khó hơn hái sao trên trời
có thể là có những người họ có tâm thật , mà mấy người như thế đ trụ nổi 2 ngày đâu. bọn nó ăn nó ăn theo cả dây cả họ.không theo nó thì cút.ở nước ngoài ng ta cũng đớp , mà đớp rồi làm được việc .còn đây thì
 
Mấy cái này béo mấy anh khuyến nông lắm. Toàn hỗ trợ đồ nát đồ hư cho bà con.
Mình ở Tây nguyên thấy lâu lâu cũng nghe nói phát cho mấy cây trồng này nọ, mà toàn cây phát gớm. Cho không ai muốn trồng vì tốn thời gian chăm sóc mà giống thì lởm 🤣
 
Chịu, ếu biết nói gì. Mới 1 ngày thôi đã toi 40kg thì đừng anh nào nói do dân ngu nên nghèo nhé, đã kịp làm gì đâu.
tưởng nuôi cá dễ chắc, đã k có vốn còn đẩy cho 1 nùi cá, tiền thức ăn cho cá khéo 2 ngày bay 1tr chứ chả đùa. mà khg có vốn cho ăn thì lỏ luôn, cá chết là chuyện trước sau
 
Back
Top