Học về Adobe

Sandhawk101

Member
Ở đây có thím nào thành thạo về Adobe (đại loại như các phần mềm Photoshop, Premiere, After Effect, Light Room,...) cho e hỏi các thím tự vọc trên mạng hết hay có học lớp đào tạo tử tế? E đang học mót dùng vài phần mềm Adobe nhưng thấy nó nhiều công cụ quá, nhiều khi không hiểu rõ công cụ của nó làm được những gì.
 
Ở đây có thím nào thành thạo về Adobe (đại loại như các phần mềm Photoshop, Premiere, After Effect, Light Room,...) cho e hỏi các thím tự vọc trên mạng hết hay có học lớp đào tạo tử tế? E đang học mót dùng vài phần mềm Adobe nhưng thấy nó nhiều công cụ quá, nhiều khi không hiểu rõ công cụ của nó làm được những gì.
Đang dùng mấy cái này. Em tự học thôi.
Screenshot 2021-02-21 181138.png
 
Mấy cái này tự học cũng đc, mà lên lớp học thì dễ vào đầu hơn vì có thực hành
 
Ở đây có thím nào thành thạo về Adobe (đại loại như các phần mềm Photoshop, Premiere, After Effect, Light Room,...) cho e hỏi các thím tự vọc trên mạng hết hay có học lớp đào tạo tử tế? E đang học mót dùng vài phần mềm Adobe nhưng thấy nó nhiều công cụ quá, nhiều khi không hiểu rõ công cụ của nó làm được những gì.
bác phải có cái nhìn tổng quát.
nó phân chia nhóm công cụ có cung nhóm chức năng
nên bác nhìn vào sẽ thấy rối.
 
Adobe Photoshop: Pts
Adobe Premiere: cắt, ghép, dựng phim, hình ảnh, xử lý phông => trong hậu kì hay gọi là Offline.
Adobe After Effect: Hiệu ứng, màu sắc, kĩ xảo => Online
Adobe XD: Wireframe-Prototype

Vài nhóm mình biết
 
đang dùng Photoshop, Illustrator, Premiere, After Effect, Audition và học thêm về XD, toàn tự học cả
khuyên fen nên xác định trước là mình sẽ làm gì, thì học phần mềm liên quan thôi, chứ tôi dùng 4 phần mềm lúc nên dùng phím tắt bị loạn vcc
 
Cái tổ nhà Adobe này có đến cả chục cái phần mềm dành cho các ngành khác nhau, mỗi nhóm ngành sử dụng từ 2 đến 3 phần mềm, anh nào giỏi kết hợp các nghề thì một lúc biết đến 6 phần mềm. Bạn trước khi học thì nên xác định nghề mình cần dùng phần mềm gì, tránh học thừa, học nhầm.
Bạn ở #12 đã liệt kê một số nhóm rồi đấy.
Adobe Photoshop: Pts (cái này phải thêm Illustrator + Indesign nữa)==> Dành cho ngành đồ hoạ mỹ thuật ứng dụng.
Adobe Premiere: cắt, ghép, dựng phim, hình ảnh, xử lý phông => trong hậu kì hay gọi là Offline.
Adobe After Effect: Hiệu ứng, màu sắc, kĩ xảo => Online
Adobe XD: Wireframe-Prototype
 
Cái tổ nhà Adobe này có đến cả chục cái phần mềm dành cho các ngành khác nhau, mỗi nhóm ngành sử dụng từ 2 đến 3 phần mềm, anh nào giỏi kết hợp các nghề thì một lúc biết đến 6 phần mềm. Bạn trước khi học thì nên xác định nghề mình cần dùng phần mềm gì, tránh học thừa, học nhầm.
Bạn ở #12 đã liệt kê một số nhóm rồi đấy.
Adobe Photoshop: Pts (cái này phải thêm Illustrator + Indesign nữa)==> Dành cho ngành đồ hoạ mỹ thuật ứng dụng.
Adobe Premiere: cắt, ghép, dựng phim, hình ảnh, xử lý phông => trong hậu kì hay gọi là Offline.
Adobe After Effect: Hiệu ứng, màu sắc, kĩ xảo => Online
Adobe XD: Wireframe-Prototype
Lần đầu nghe nói AE online, không biết đừng phán bậy fen

1. Photoshop: chỉnh sửa ấn phẩm ảnh tĩnh (dạng pixel)

2. Illustrator: thiết kế ấn phẩm ảnh tĩnh (dạng vector)

3. Indesign: thiết kế layout in ấn

4. Incopy: hỗ trợ xử lý văn bản in ấn

5. Lightroom: quản lý thư viện ảnh

6. Bridge: quản lý thư viện media

7. Premiere Pro: biên tập video

8. After Effect: tạo hiệu ứng, kỹ xảo video

9. Media-Encoder: kết xuất, chuyển đổi định dạng video

10. Prelude: quản lý thư viện video

11. Audition: chỉnh sửa, mix âm thanh

12. Flash: làm animation, game flash 2D

13. Scout: phân tích, đánh giá hiệu năng Flash

14. Animate: như Flash, có thêm tính năng hỗ trợ HTML5

15. Air: làm ứng dụng, game

16. Character Animator: làm video, hoạt hình nhanh từ ảnh 2D & biểu cảm gương mặt

17. Dimension: tạo hiệu ứng 3D cơ bản cho ảnh

18. Fuse: tạo hình ảnh mẫu người 3D

19. XD: thiết kế giao diện trải nghiệm người dùng

20. Dreamweaver: thiết kế website

21. Acrobat Reader: đọc file PDF

22. Acrobat Pro: tạo file PDF

Adobe bán tất cả các phần mềm trên trong một gói, được gọi là Adobe Creative Cloud, với giá khoảng $70 một tháng (giá trên trang chủ Adobe, còn chúng ta ở Việt Nam thì thông thường có cờ-rắc
1f642.png
))

Adobe Stock: nơi bạn có thể mua ảnh, video, thiết kế… của những người bán phục vụ cho công việc của mình.

Nhưng nếu muốn mua font, bạn phải đến Adobe Typekit.

Adobe Behance: nơi bạn đăng các tác phẩm sáng tạo của mình lên cho cộng đồng sáng tạo toàn thế giới chiêm ngưỡng và PR bản thân.

Nhưng nếu bạn muốn quảng bá bản thân trên website của chính bạn, có Adobe Portfolio sẽ giúp bạn tạo một website đơn giản.

Bạn là người dùng cơ bản và thấy Photoshop, Premiere… quá thừa với mình? Có Adobe Photoshop-elements và Adobe Premiere-elements là các phiên bản đơn giản hơn, ít tùy chọn hơn của các ứng dụng trên phù hợp với bạn.

Nhưng nếu bạn muốn đơn giản hơn nữa, thậm chí không muốn tải ứng dụng về? Vậy thì có Adobe Spark – ứng dụng thiết kế online giúp bạn thiết kế các ấn phẩm cơ bản.

Adobe ColdFusion: nền tảng phát triển ứng dụng web thương mại.

Chưa hết đâu.

Hầu hết các ứng dụng chúng ta đã nhắc tới đều hướng tới các công việc sáng tạo, nhưng ở các lĩnh vực khác, Adobe vẫn có

những sản phẩm dành riêng.

Adobe Experience Cloud (trước đây là Adobe Marketing Cloud): các công cụ trợ giúp việc marketing trực tuyến (phân tích, đánh giá số liệu, insight khách hàng…)

Adobe Photoshop-express, Adobe Premiere-clip, Adobe Illustrator-draw, Adobe Lightroom-for-mobile: các app chỉnh sửa đơn giản cho di động.

Adobe RoboHelp: công cụ tạo trợ giúp người dùng (Help). Các file trợ giúp của các phần mềm, website… có thể được làm từ RoboHelp.

Adobe Presenter: công cụ làm slide.

Adobe Captivate: công cụ tạo các khóa học online.

Adobe FrameMaker: công cụ dùng để viết các tài liệu kỹ thuật lớn.
 
Last edited:
Mình hay xài adobe PS ( ko dùng lightroom ), AE, với audition, XD. :nosebleed:
Còn học thì chủ yếu là tự học thôi. :baffle:
 
Back
Top