thảo luận Hội anh em vi mạch

Chào anh em,
Em tạo thread này để anh em ngành vi mạch có nơi vui chơi, trao đổi kiến thức cũng như cơ hội việc làm. Cũng như cho các bạn sinh viên có thêm cái nhìn rõ hơn về ngành này mà theo em đánh giá thì có tiềm năng phát triển rất lớn, dĩ nhiên là thu nhập cũng tốt (thu nhập năm của fresher cty em khoảng 230tr).
Những kiến thức, khái niệm cơ bản anh em đang học đại học muốn theo ngành vi mạch nên đọc (anh em góp ý bổ sung nhé)
Kiến trúc máy tính: CIS 471/571: Computer Organization and Design
Thiết kế CMOS: CMOS VLSI Design: A Circuits and Systems Perspective
Rất mong được anh em hưởng ứng và đóng góp :D
Quote của bác #22:
Xưa cũng học cái này này ra mà ko theo. Nhánh nhúng ko thuộc vi mạch và cũng chẳng có tý liên quan gần gì luôn nhé, cái mạch mà bên nhúng dùng để chạy firmware là cái board đầy đủ linh kiện điện tử và con chip vi mạch nó chỉ là 1 thành phần nhỏ trong cái hệ thống SOC đó thôi. Còn vi mạch là nó chia ra bên thiết kế làm trong văn phòng (thiết kế số RTL (front end, verilog HDL), verification (python, system-C), layout (backend, analog) và bên sản xuất làm dưới nhà máy (production QA, production engineer).
Ở việt nam thì không có nhà máy sản xuất nên chỉ có làm văn phòng thôi, cty thì thượng vàng hạ cám.
Tier 3: Intel, Arrive Technology, TMA Solutions, IC direct
Tier 2: Renesas, Uniquify , Viettel, Dolphin
Tier 1: Ampere, Marvell, Microchip
Trong các ngành kỹ thuật ở VN và cả trên thế giới thì ngành này là ngành dễ định cư mẽo nhất, bạn bè mình làm Ampere, Marvell đã đi gần hết rồi nhưng tất nhiên là ngành này rất khó học
Quote của bác #168:
HI bác, em cũng đang tìm hiểu dần về vi mạch nên tiện thể tổng hợp lại cho bác luôn :D em có sai gì các bác chỉnh giúp em với :adore:.
Kiến thức background:

  • Linux: các tool của vi mạch hầu hết được viết trên môi trường linux nên bắt buộc phải nắm rõ cách sử dụng linux cơ bản. Ví dụ: quản lí file, thư mục, kiểm tra tài nguyên hệ thống, tạo backup/logfile. Các ngôn ngữ chính: Cshell/Bash (làm việc với môi trường linux), tcl (làm việc với tool), awk-perl-python (xử lí các file log).
  • Linh kiện bán dẫn: cấu trúc, các đặc tính, vùng hoạt động, các hiệu ứng của diode, mosfet.
  • Digital circuit design: các cổng logic cơ bản (and, or, not, xor), biểu diễn số học, biểu thức boolean, mạch tuần tự/tổ hợp, các mạch chức năng cơ bản (mux, adder, encoder, counter, shift register,......)
  • IC design flow: các bước từ xác định chức năng, đặc tính của IC -> RTL design -> .... -> Physical design and verification -> Fabrication.
Kiến thức chuyên môn đối với digital design:

  • RTL design and verification (Frontend): mảng này sẽ tập trung phát triển về cấu trúc và function của IC (tương tự với việc vẽ schematic đối với mạch điện thông thường). Verilog/System Verilog(SV) là 2 ngôn ngữ bắt buộc để làm việc vì các khối cấu trúc đều sẽ được mô tả bằng 1 trong 2 ngôn ngữ này. Tùy thuộc vào sản phẩm của team mà bác sẽ học thêm về đặc tính/cấu trúc của sản phẩm. Ví dụ nếu team bác làm về các module controller cho memory thì bác sẽ đọc thêm về đặc tính của memory, cách tổ chức bộ nhớ,.... Nếu team làm về SoC thì nên có kiến thức thêm về cấu trúc máy tính, các giao thức (AXI, APB, PCIE, ethernet,.....). Sau khi design đã hoàn thành thì phải viết testbench để kiểm tra hoạt động của design. Hiện tại các testbench hầu hết được viết ở SV theo UVM framework. Ngoài dùng testbench để kiểm tra hoạt động, có 1 cách khác để verify là dùng Verification IP (VIP) để kiểm tra.
  • Physical implementation and verification (Backend): mảng này sẽ quyết định timing, power, area của design. Sau khi đã có behaviror netlist từ team RTL design, design sẽ được synthesis thành gate netlist và chuyển cho team layout để layout mạch. Designer sẽ điều chỉnh các tools, kiểm tra input files để có thể đưa ra output đúng theo yêu cầu về timing, power, area. Vì vậy phải nắm rõ cách vận hành, chức năng, config của tool, đặc điểm và cấu trúc của các input file để làm việc được. Ngoài ra ở bước này có rất nhiều sub-steps và design flow cho từng design sẽ khác nhau nên hiểu rõ design flow chung là điều bắt buộc. Sau khi layout thì design được kiểm tra lại timing bằng Static timing analysis (STA) và fix Design Rule Check (DRC) và chuyển qua physical verification và sign off check (LEC, LVS, ERC, antenna, IR, EM,...). Làm việc ở mảng này thì chỉ cần nắm rõ cách sử dụng tool, design flow và các check nhưng để làm lâu dài thì em nghĩ cần phải học thêm về technology, advanced semiconductor devices (Finfet, GAAN,....), tự động hóa design flow bằng script để tối ưu hóa thời gian làm việc,....
  • Ngoài 2 mảng frontend và backend, ngành vi mạch còn có rất nhiều mảng khác như phát triển tool, fabrication, HW/SW dev,...... Những mảng này em chưa tìm hiểu được nhiều nên chắc để các bác khác chỉ thêm vậy :)
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo trên mạng có rất nhiều nhưng cũng khá lộn xộn nên em nghĩ bác có thể tham khảo trước course của giáo sư Adi Teman để có góc nhìn tổng quan: Digital Integrated Circuits
Về sách thì có 1 vài quyển theo giáo trình đại học của mình mà bác có thể xem qua:
Backgorund:

  • Linux: Begining Unix
  • Fundamentals of Microelectronics của Behzad Razavi
  • CMOS VLSI Design A Circuits and Systems Perspective của D.M.Harris
Digital design:
  • Digital Integrated Circuit: a design perspective của M. Rabaey
  • Computer Organization and Design The Hardware Software Interface [RISC-V Edition] của John L. Hennessy
  • Static Timing Analysis for Nanometer Designs - A Practical Approach của J. Bhasker, Rakesh Chadha
Analog design:
  • Analysis and design of Analog integrated circuit
  • Sách của Razavi
 
Last edited:
các anh cho em hỏi giữa học vi mạch và lập trình nhúng có điểm chung gì không, em đang muốn học vi mạch mà trên trường em đa số làm đồ án IOT là chủ yếu, không được dạy design hay có giới thiệu tới ngành này (em học cơ điện tử)
 
các anh cho em hỏi giữa học vi mạch và lập trình nhúng có điểm chung gì không, em đang muốn học vi mạch mà trên trường em đa số làm đồ án IOT là chủ yếu, không được dạy design hay có giới thiệu tới ngành này (em học cơ điện tử)
Mình học tđh đi làm đc 4 năm. Thời mình đi học, cái môn vi điều khiển làm nháy led, đến lúc ra trường làm đồ án về mạch lực cho lò nhiệt điện trở. Theo mình thấy đa số anh em giờ thích code hơn làm hw, code thì ngồi một chỗ, còn hw thì khoai hơn nên giờ ae làm hw thường sẽ ít. Hw vất vả trong việc đưa ra thiết kế mới, kiểm thử, rà soát lỗi, có liên quan tới sản xuất,… Nên để rõ nhất thì bạn nên thử sức mình với cả hai, thích loại nào thì chơi loại ấy

via theNEXTvoz for iPhone
 
xin tên cty ứng tuyển fresher!

via theNEXTvoz for iPhone
Ngành này thì có 2 cty dễ xin việc nhất và lương cũng same same nhau.
Một là Bosch Tân Bình, bên đây chủ yếu làm về nhúng thì phải, làm với Ú Đận nhiều. Bạn bè mình review thì task cty này khá chán, có nhiều thời gian để tự học. Lương lậu cũng ok, thường sẽ cao hơn công ty bên dưới 500k :v
Hai là Renesas (RVC) KCX Tân Thuận, bên đây có cả HW và SW (nhúng, không phải web hay kiểu SW mà nhiều anh em VOZ làm). Cty mẹ sẽ gửi order RVC. Task SW thì mình không rõ (nghe nói là viết firmware), Task HW thì từ mức RTL design cho tới PnR (bác gg HW design flow sẽ biết). Task thì hardcore và nhiều, on job training khá ok. Nếu làm ở đây trên 2 năm nhảy ra thì tăng 45-60% lương là bình thường.
Ngoài ra còn nhiều cty khác, nhưng chủ yếu họ tuyển có kinh nghiệm nên khá khó với SV mới ra trường.
 
Ngành này thì có 2 cty dễ xin việc nhất và lương cũng same same nhau.
Một là Bosch Tân Bình, bên đây chủ yếu làm về nhúng thì phải, làm với Ú Đận nhiều. Bạn bè mình review thì task cty này khá chán, có nhiều thời gian để tự học. Lương lậu cũng ok, thường sẽ cao hơn công ty bên dưới 500k :v
Hai là Renesas (RVC) KCX Tân Thuận, bên đây có cả HW và SW (nhúng, không phải web hay kiểu SW mà nhiều anh em VOZ làm). Cty mẹ sẽ gửi order RVC. Task SW thì mình không rõ (nghe nói là viết firmware), Task HW thì từ mức RTL design cho tới PnR (bác gg HW design flow sẽ biết). Task thì hardcore và nhiều, on job training khá ok. Nếu làm ở đây trên 2 năm nhảy ra thì tăng 45-60% lương là bình thường.
Ngoài ra còn nhiều cty khác, nhưng chủ yếu họ tuyển có kinh nghiệm nên khá khó với SV mới ra trường.
đúng quy trình rồi đó RVC(VN)->Mavell(VN hoặc Sin)->Mediatek(Sin)->AMD(Mẽo) :LOL: đây là quy trình ông anh mình giờ đang vi vu bên Mẽo
 
cho em hỏi làm hardware bên renesas có xui xui bị đẩy vào ngồi test chip hay maintenance không ạ? nghe nói mấy công ty bosch với renesas hay cho vào ngồi test không học tập được gì
 
cho em hỏi làm hardware bên renesas có xui xui bị đẩy vào ngồi test chip hay maintenance không ạ? nghe nói mấy công ty bosch với renesas hay cho vào ngồi test không học tập được gì
À,bạn hỏi về RTL design nhỉ? HW có nhiều nhánh đó bạn. Có Front-End, Middle-End, Back-End. Mình sẽ nói về FE nha, Thường trong mấy công ty design nếu có 1 team RTL design thì cần tới 3-4 team làm verification lận. Cho nên vị trí thường xuyên được tuyển là verification, nếu bạn vào team này thì việc của bạn là verify (có thể cho product mới hoàn toàn - verify từ đầu hoặc cho product cùng hệ - porting) và maintenance, mà làm cái này vẫn có nhiều thứ để học lắm nè. Nếu bạn muốn làm RTL design thì đi lên từ nhánh verify rất ok, do tiếp xúc với source code rất nhiều :D
 
Back
Top