[Hỏi}Ba mất không di chúc, ông nội có được hưởng thừa kế?

nói chung bác cứ hiểu thế này
nếu ông A mất thì các đối tượng sau đc hưởng, bố-mẹ-vợ-con của ông A, giả dụ cả 4 đều sống thì mỗi người đc 1/4
tiếp, nếu bố của ông A mất thì bố-mẹ-vợ-con của bố ông A, mỗi người đc 1/4*1/4 tiếp
ông A có vợ là B thì khi ông A mất ko có di chúc thì tài sản chia đôi ông A và bà B mỗi người được 1/2. Tài sản của ông A còn lại lúc đó mới chia 1/4.
 
Bố mất nhưng mẹ bác còn thì mẹ bác được thừa hưởng 50% tài sản sau hôn nhân. Phần 50% còn lại sẽ chia đều cho ông nội, mẹ và các con của bố. Vậy thì ông chỉ được 1 phần nhỏ, không phải đa số mà thôi. Nếu cần thì nên ra tòa giải quyết cho đúng pháp lý.

Sent from Samsung SM-A125F using vozFApp
 
Last edited:
Không biết fen sống ở phố hay sao, chứ về bất cứ miền quê nào sẽ thấy người mà ở cùng với ông bà là auto hưởng nhà đất các thứ nhé. Con gái sẽ 99% ko được chia đất, còn con trai nếu cả 2 thằng cũng sống ở quê làm việc quanh làng thì sẽ chia cho cả 2, thằng nào ở trực tiếp chia nhiều hơn. Còn con trai dạng đi xa xứ lập nghiệp cả năm về 1-2 lần ấy thì gần như ko được chia, hoặc chỉ được chia 1 phần nhỏ để sau có đất về dưỡng già. Fen nghĩ nuôi ông bà 30 năm, nếu muốn chia đều đất cát ấy thì trong 30 năm nay tất cả các con đều góp tiền hàng tháng vào cho người nuôi, ở đâu ra 1 người gánh toàn bộ trách nhiệm chữ Hiếu xong quyền lợi lại chia đều vậy.
bây giờ nhà ông bà để lại thường là di sản dùng vào thờ cúng, ngân hàng còn không dám nhận thế chấp, ai đứng tên gcn chỉ quản lý sử dụng chứ có mang đi giao dịch được đâu :smile:
 
bây giờ nhà ông bà để lại thường là di sản dùng vào thờ cúng, ngân hàng còn không dám nhận thế chấp, ai đứng tên gcn chỉ quản lý sử dụng chứ có mang đi giao dịch được đâu :smile:
Đấy là trường hợp ông bà mất mà ko để lại di chúc + các cô chú tranh giành ko chịu nhường. Chứ ở quê mình đa số họ sẽ đi làm sang tên sổ, chia chác trước khi ông bà mất cho đỡ đau đầu. Kể cả trường hợp ông bà mất thì các anh/em khác người ta cũng sẽ sẵn sàng ký giấy để cho người ở cùng ông bà hưởng mảnh đất và làm sổ, mua bán gì thì lúc đó là toàn quyền của người ở cùng. Nó gần như là tục lệ ở quê mình rồi. Riêng nhà mình các cô chú về tranh nên đi đâu cả làng người ta cũng chửi các cô chú, dòng họ ai người ta cũng kéo xuống nhà mình chỉ trích ông bà tại sao chia như vậy nhưng rất tiếc là ông lẫn rồi nói ko nghe được gì nữa cả.
 
Tôi cũng rơi vào trường hợp cũng hơi tương tự thế. Nếu bố thím thớt mất không để lại di chúc sẽ chia theo luật thừa kế.
Luật thừa kế tính theo hàng, hàng thứ nhất bao gồm bố, mẹ, vợ, con người mất, như vậy ông nội thím thớt có quyền được hưởng theo luật.
Bây giờ ông nội thím đòi chia tài sản là đúng luật, ông nội thím sau khi đã nhận phần thừa kế xong, không may mất đi, không để lại du chúc, thì phần ông nội thím sẽ lại chia tiếp theo hàng như trên. Trường hợp này các cụ ông cụ bà của thím chắc mất rồi thì sẽ chỉ chia cho gia đình các con bao gồm nhà thím, nhà các cô, chú con ông nội.
Còn giả dụ ông nội thím mất trước khi nhận phần thừa kế từ ba của thím, thì nhà thím sẽ hưởng hết phần thừa kế, không phải chia cho ai cả
 
bây giờ nhà ông bà để lại thường là di sản dùng vào thờ cúng, ngân hàng còn không dám nhận thế chấp, ai đứng tên gcn chỉ quản lý sử dụng chứ có mang đi giao dịch được đâu :smile:
Mà nó cay đắng 1 chỗ là 6 người con thì duy chỉ có bố mẹ mình ở quê và làm nông. Các cô chú đều đi lập nghiệp phương xa và giàu có hết cả rồi. Tranh mất đất chia ra rồi các cô chú cũng bán mất chứ đời nào các cô chú chịu về quê ở.
 
Giấy tờ đất đai ở nông thôn ở huyện đa phần so do là cấp cho hộ ông bà ...
Nên những người có tên trong sổ hộ khẩu mặc nhiên có phần sở hữu đất đó. Thành thử mấy bạn kể chuyện cha mẹ chết mà ông bà có phần thừa kế là lý do đó . Do trước kia để tên ông bà trong sổ hộ khẩu.
Nên khuyên các bạn về nhà coi lại cái sơ đỏ nhà mình . Nếu để tên chủ sở hữu là hộ Ông Bà XXX thì cứ lấy sổ hộ khẩu ra đối chiếu, những người có tên trong sổ hk vào thời điểm cấp sổ đỏ mặc nhiên có quyền sở hữu ts và quyền thừa kế.

Thím cho hỏi.
Ông bà nội mất không để đi chúc.
Nhà trên đất (sg) cũng chưa có làm sổ.
Thì xác định chia chác như thế nào nhỉ?
 
Đấy là trường hợp ông bà mất mà ko để lại di chúc + các cô chú tranh giành ko chịu nhường. Chứ ở quê mình đa số họ sẽ đi làm sang tên sổ, chia chác trước khi ông bà mất cho đỡ đau đầu. Kể cả trường hợp ông bà mất thì các anh/em khác người ta cũng sẽ sẵn sàng ký giấy để cho người ở cùng ông bà hưởng mảnh đất và làm sổ, mua bán gì thì lúc đó là toàn quyền của người ở cùng. Nó gần như là tục lệ ở quê mình rồi. Riêng nhà mình các cô chú về tranh nên đi đâu cả làng người ta cũng chửi các cô chú, dòng họ ai người ta cũng kéo xuống nhà mình chỉ trích ông bà tại sao chia như vậy nhưng rất tiếc là ông lẫn rồi nói ko nghe được gì nữa cả.
tức là nhà pheng đang đứng tên đất rồi hả. Vậy thì bơ họ hàng thôi, có hiếu với ông bà cha mẹ là đủ, đám ngang hàng phải lứa kia giao du được thì chơi, không thì phắn chả ảnh hưởng chén cơm :big_smile:
 
Không biết fen sống ở phố hay sao, chứ về bất cứ miền quê nào sẽ thấy người mà ở cùng với ông bà là auto hưởng nhà đất các thứ nhé. Con gái sẽ 99% ko được chia đất, còn con trai nếu cả 2 thằng cũng sống ở quê làm việc quanh làng thì sẽ chia cho cả 2, thằng nào ở trực tiếp chia nhiều hơn. Còn con trai dạng đi xa xứ lập nghiệp cả năm về 1-2 lần ấy thì gần như ko được chia, hoặc chỉ được chia 1 phần nhỏ để sau có đất về dưỡng già. Fen nghĩ nuôi ông bà 30 năm, nếu muốn chia đều đất cát ấy thì trong 30 năm nay tất cả các con đều góp tiền hàng tháng vào cho người nuôi, ở đâu ra 1 người gánh toàn bộ trách nhiệm chữ Hiếu xong quyền lợi lại chia đều vậy.

Được mấy người chỉnh chu lập di chúc hay sang tên trước đâu bạn. Toàn nói miệng rồi cuối cùng để pháp luật chia.

Ngay trong họ tôi bên ông bà nội có căn chung cư ngoài Giảng Võ. Lúc nó sập xệ thì không mấy ai ngó, giờ nghe tin dự án lớn đàm phán mua lại 9 tỷ thì cô chú bác ngoài 60 giờ còn lục đục đi làm lại giấy khai sinh để chia phần với người chú (gia đình chú ở với ông bà mấy chục năm).
 
Được mấy người chỉnh chu lập di chúc hay sang tên trước đâu bạn. Toàn nói miệng rồi cuối cùng để pháp luật chia.

Ngay trong họ tôi bên ông bà nội có căn chung cư ngoài Giảng Võ. Lúc nó sập xệ thì không mấy ai ngó, giờ nghe tin dự án lớn đàm phán mua lại 9 tỷ thì cô chú bác ngoài 60 giờ còn lục đục đi làm lại giấy khai sinh để chia phần với người chú (gia đình chú ở với ông bà mấy chục năm).
Đấy, nó chó má khác gì cái nhà tôi đang gặp phải đâu. Tuy nhiên người ta đúng pháp luật nên cuối cùng nhà tôi cũng phải chịu thôi ko làm gì được. Gia đình người ta đã lo hết cho trách nhiệm chữ Hiếu bao nhiêu năm, thoải mái đi 5 phương 8 hướng làm ăn , 1 năm mới ghé về nhà thăm ông bà được 1-2 lần, còn lại chả phải lo nghĩ ông bà ăn gì, lấy gì sống, công kia việc nọ, giỗ bàn,... Không biết ơn thì thôi đây về đòi chia thì chịu rồi.
 
tức là nhà pheng đang đứng tên đất rồi hả. Vậy thì bơ họ hàng thôi, có hiếu với ông bà cha mẹ là đủ, đám ngang hàng phải lứa kia giao du được thì chơi, không thì phắn chả ảnh hưởng chén cơm :big_smile:
nhà tôi rơi vào trường hợp ko lập di chúc, ông chưa chết nhưng giờ lẫn rồi ko làm gì được nữa. Cô chú về chia banh mảnh đất rồi, nhà tôi vẫn giữ được góc có cái nhà đang ở cùng ông bà (nhà là bố mẹ tôi bỏ tiền xây chứ ko phải ông bà xây nha). May là tụi nó chưa cạn tàu ráo máng đến mức độ tính cả căn nhà vào phần phải chia, vẫn để lại cho bố mẹ tôi căn nhà mà chính tay bố mẹ tôi xây, chứ nó đòi chia 6 căn nhà nữa thì thôi cạn lời.
 
Fen với bố mẹ mình hiền chứ nếu là tính của mình là mình ko chịu nổi. Ông bà mà đối xử với mình như vậy là mình sẵn sàng trả hết đất ra ngoài mua mảnh khác xây nhà ở riêng. Cho ông bà giành đất nhường hết cho các cô chú chứ mình ko cần 1 xu, nhưng ăn uống hàng ngày, ốm đau thì xin mời gọi các cô các chú sang hầu nhé chứ đừng mong mình hầu. Cho ông bà ở riêng ngay, hoặc quý cô chú nào gọi sang mà ở cùng chúng nó hầu cho. 30 năm ko phải đóng 1 xu tiền ăn, ko bao giờ phải động tay vào nấu bữa cơm, ốm có người làm cháo gà cháo tim dâng đút tận mồm, rồi vài nữa ốm đau nằm liệt giường ỉa đái ra đấy thì nhà mình hót chứ cô chú nào nó chịu động tay. Với tính của mình mà thái độ kiểu vậy là mình cho ở riêng cho sáng cái mắt ra ngay.
Mẹ mình thì ko thiếu tiền (ôm cả chục tỷ xài mà than ko có tiền miết), con cái cũng ko cần lo gì, chỉ có tính mẹ phải chửi ai đó mới chịu được, mình đo luôn rồi, nhịn được 3 ngày ko chửi là hết mức.
Chủ yếu là mẹ ở với ai cũng chửi, chửi điên cuồng luôn ấy, riết ai cũng sợ, mẹ ở với mình thì ko dám chửi, nên nhiều khi ghiền quá chưa đi gặp mặt ai đó trực tiếp được thì chửi người nào đó qua điện thoại đỡ, từ ngày chỉ mẹ xài zalo ko tốn tiền điện thoại, mẹ chửi ko giới hạn thời gian, cả trực tiếp lẫn qua zalo, gặp mặt chửi chưa đủ, về nhà zalo chửi tiếp.
Tính mẹ vậy rồi, thói quen cả đời nên ko bỏ được, muốn ở với ai thì ở, dù sao làm con thì bất hiếu cũng có ngưỡng, mình vẫn chưa đạt cấp độ bất hiếu cuối cùng nên ko làm căng làm gì.
Quan điểm của mẹ mình công khai, dù là con cưng nhưng chỉ cần con ruột chết thì chẳng có dâu, rể, đứa cháu nào được hưởng cả, kể cả cháu ngoại, sẵn sàng giành tài sản với cháu (con ruột chết là dâu, rể, cháu thành người dưng hết). Thế nên việc của con là sống thọ hơn mẹ, đứa con nào nhắm ko thọ bằng thì làm di chúc sẵn cho đời con tiếp theo, vậy thôi.
 
Last edited:
Tôi cũng rơi vào trường hợp cũng hơi tương tự thế. Nếu bố thím thớt mất không để lại di chúc sẽ chia theo luật thừa kế.
Luật thừa kế tính theo hàng, hàng thứ nhất bao gồm bố, mẹ, vợ, con người mất, như vậy ông nội thím thớt có quyền được hưởng theo luật.
Bây giờ ông nội thím đòi chia tài sản là đúng luật, ông nội thím sau khi đã nhận phần thừa kế xong, không may mất đi, không để lại du chúc, thì phần ông nội thím sẽ lại chia tiếp theo hàng như trên. Trường hợp này các cụ ông cụ bà của thím chắc mất rồi thì sẽ chỉ chia cho gia đình các con bao gồm nhà thím, nhà các cô, chú con ông nội.
Còn giả dụ ông nội thím mất trước khi nhận phần thừa kế từ ba của thím, thì nhà thím sẽ hưởng hết phần thừa kế, không phải chia cho ai cả
Sao theo mấy thím trước tư vấn là phần thừa kế chưa nhận của ông nội sẽ chia tiếp cho mấy cô nhỉ. Nếu theo thím nói thì nhà mình chỉ cần thi xem ai sống dai hơn là xong. Vì ai cũng nghĩ ba mình có để lại di chúc cả.
 
Sao theo mấy thím trước tư vấn là phần thừa kế chưa nhận của ông nội sẽ chia tiếp cho mấy cô nhỉ. Nếu theo thím nói thì nhà mình chỉ cần thi xem ai sống dai hơn là xong. Vì ai cũng nghĩ ba mình có để lại di chúc cả.
Tới lúc bán hay thay đổi chủ sở hữu mới lòi ra chuyện từ bao giờ, ko có chuyện thi ai sống dai hơn đâu nhé bác, luật ghi rõ rồi, thời gian cấp giấy chứng tử là căn cứ chia di sản, làm thủ tục liên quan nó hỏi giấy tờ là ra ngay ba bác mất trước ông nội.
 
Sao theo mấy thím trước tư vấn là phần thừa kế chưa nhận của ông nội sẽ chia tiếp cho mấy cô nhỉ. Nếu theo thím nói thì nhà mình chỉ cần thi xem ai sống dai hơn là xong. Vì ai cũng nghĩ ba mình có để lại di chúc cả.
À cái này mình nhầm, thờ gian mở thừa kế. "Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết".
Như vậy sau khi ba thím mất thì những người có liên quan đến hàng thừa kế thứ nhất có quyền mở thừa kế. Ba thím không để lại di chúc thì sẽ chia theo luật thừa kế như mình đã nói ở trên. Có nghĩa là ông nội thím mà biết luật thì có quyền yêu cầu mở thừa kế và nhận phần thừa kế, phần thừa kế của ông nội thím được hưởng nếu ông mất đi mà ko để lại di chúc thì cũng sẽ chia đều lại cho gia đình các con, nghĩa là nhà thím cũng sẽ được hưởng 1 phần tài sản thừa kế mà ông nội thím để lại. Trường hợp ông nội mà tiêu hết thì thôi chả có gì chia nữa, nếu ông nội thím để lại di chúc chia tài sản cho ai, thì di chúc đó phải có công chứng của địa phương mới có hiệu lực, nếu chỉ là bản viết tay, thoả thuận, mọi người ký với nhau thì nó không có hiệu lực về mặt pháp lý đâu.
Như trường hợp nhà mình.
Bà nội mình trước khi mất có di chúc lại cho 4 người con như sau: tài sản chia làm 2 phần, ba mình 1 phần, còn lại 1 phần chia làm 3, bác mình, 2 bà cô mỗi người 1 phần trong 1 phần nửa còn lại đó.
Di chúc được lập, nhưng hồi đó vì tin tưởng nhau nên chỉ mọi thành viên trong gia đình ký với nhau thôi, cũng không đem ra công chứng gì cả. Mọi người thống nhất là căn nhà đó chưa vội chia, để đó thờ cúng gia tiên, các cụ, sau này thích hợp sẽ bán sau.
Rồi ba mình mất. Sau khi ba mình mất thì bà cô thứ 2 mình tự nhiên đòi phần bà ấy hưởng, và đòi chia đều làm 4 phần, mỗi người gia đình 1 phần như nhau. Nhưng gia đình mình không chịu. Còn người bác và cô út thì không ý kiến gì, kiểu sao cũng đc, không có chính kiến, nếu chia 4 cũng được lợi, mà chia như di chúc cũng chảng mất gì, kiểu sao cũng được. Cuối cùng cũng đành chịu
 
ông nào đi học đại học mà học môn pháp luật đại cương thì biết món này hết, môn đấy học chủ yếu chỉ để bảo vệ với chia tài sản
 
nói chung bác cứ hiểu thế này
nếu ông A mất thì các đối tượng sau đc hưởng, bố-mẹ-vợ-con của ông A, giả dụ cả 4 đều sống thì mỗi người đc 1/4
tiếp, nếu bố của ông A mất thì bố-mẹ-vợ-con của bố ông A, mỗi người đc 1/4*1/4 tiếp
Vợ ông A đc hưởng 1/2 ( tức là dù chết hay li dị thì 50% vẫn của bà già )
Phần 50% còn lại của ông già khi đó ms đc chia đều cho cha mẹ con cái của ổng
 
Quê tôi có luật bất thành văn là con út sẽ hưởng toàn bộ đất cát. Ngày ông chú út tôi cưới xong ông nội bắt hết con cái đi kia giấy không tranh chấp. Tính ra vầy mà khoẻ.
 
Back
Top