Hỏi ngu vật lý????

Luckyluke17

Senior Member
Câu 1:
Giả sử ta đang ở trên 1 con tàu có vận tốc bằng tốc độ ánh sáng, ta bắn 1 viên đạn ( theo hướng tàu chạy ) thì lúc đó do tốc độ quá nhanh ta sẽ lao vào viên đạn mình vừa bắn ra rồi chết nghéo, có phải vậy không ạ? :)
Câu 2:
Cho e hỏi thêm câu ngoài lề là như ta đã biết nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, vậy sao ta không gắn 1 cục nam châm ở đít xe ô tô cực dương, rồi ta làm 1 cái như cái cần cứ muốn đi thì dí cục nam châm khác nữa cũng cực dương, ez xe tự chạy mà k tốn gì vì nam châm là vĩnh cửu
 
Last edited:
Không biết ngu hay không nhưng ít ra là thiếu dữ kiện bắn đạn theo hướng nào, ngược chiều tàu chạy thì làm sao bắn trúng mình được
 
tenor.gif

Ở vận tốc ánh sáng thì dăm ba viên đạn tuổi l nhé mai phen ;)
 
Giả sử ta đang ở trên 1 con tàu có vận tốc bằng tốc độ ánh sáng, ta bắn 1 viên đạn thì lúc đó do tốc độ quá nhanh ta sẽ lao vào viên đạn mình vừa bắn ra rồi chết nghéo, có phải vậy không ạ? :)
mình không hình dung ra được câu hỏi. Thím nói rõ hơn là người bắn bắn về hướng nào, tốc độ đạn so với tốc độ ánh sáng là thế nào được ko?
Ah mà tất nhiên là thím nói xong mình cũng ko trả lời được nhé :shame:
Vì theo những gì mình đã được biết thì v max = c.
Chưa tìm hiểu thêm lý thuyết nào có v max > c cả.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cái này là tính tương đối của chuyển động, cộng trừ vận tốc thôi mà thớt, đem vận tốc ánh sáng vào để làm gì?
BdgiW7R.png

Còn phương và chiều nữa, thớt chắc quên hết rồi à?
 
Cần gì phải vận tốc ánh sáng, thực tế có rồi mà
Hà Lan: Phi cơ bay nhanh quá nên bị trúng đạn do chính mình bắn ra
Cơ quan Kiểm tra Tính an toàn Quốc phòng của Hà Lan, có tên tiếng Hà Lan là Inspectie Veiligheid Defensie, tên tiếng Anh là Defense Safety Agency, vừa gấp rút tổ chức cuộc điều tra tai nạn nghiêm trọng xảy ra hồi tháng Giêng. Trong khi tập trận, chiếc F-16 của Không lực Hà Lan bị trúng đạn cỡ nòng 20 mm. Nếu bạn thắc mắc những viên đạn cỡ lớn bay với tốc độ hơn 3.000 km/h ở đâu ra: chính chiếc F-16 này bắn ra những viên đạn đó.
Khẩu súng sáu nòng xoay M61 Vulcan Gatling xả một loạt đạn xuống khu vực diễn tập tại đảo Vlieland, còn chiếc F-16 khi liệng xuống đã dính ngay một viên đạn lạc vừa bắn ra. Tốc độ vượt trội của nó đã bay tới được cả viên đạn vừa bắn.
Turkish-F-16-fighter-jets-are-seen-in-this-file-photo.-Photo-Cihan.jpg

Theo báo cáo từ cơ quan tin tức NOS của Hà Lan, buổi diễn tập được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng, với hai chiếc F-16. Bị trúng đạn đột ngột, phi công đã phải hạ cánh khẩn cấp chiếc máy bay xuống Căn cứ Không quan Leeuwarden. Tai nạn cho ta thấy ngay ý tưởng tồi: rõ là không nên lắp súng máy vào những chiếc máy bay chiến đấu sở hữu tốc độ khủng khiếp. Chưa hết, khẩu súng mạnh kinh hoàng bắn được 6.000 viên một phút, nhưng do chỗ để đạn giới hạn, súng chỉ mang được 511 viên, đủ để chiếc F-16 trút thịnh nộ lên kẻ thù được tận … 5 giây rồi hết đạn. Đạn bay được tới 3780 km/h (1050 m/s) nhưng bầu khí quyển đã khiến viên đạn bay chậm lại. Nếu phi công liệng sai hướng, họ có thể trúng ngay viên đạn mình vừa bắn ra.
56567263102133218225379694520592957534896128n-15551694908191431542175.jpg

Vết đạn trên chiếc F-16.

Đây cũng không phải lần đầu xuất hiện sự kiện hi hữu: trong một buổi thử nghiệm năm 1956, một chiếc Grumman F-11 Tiger cũng đã tự trúng đạn của mình, sau khi phi công bắn xuống mặt biển, rồi bổ nhào xuống hòng thực hiện một cú vọt lên tốc độ siêu thanh.

Sau khi hoàn thành vụ điều tra tai nạn mới nhất, trưởng ban kiểm tra là Wim Bargerbos có lời: tai nạn của chiếc F-16 "quả thật nghiêm trọng, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ điều gì đã xảy ra và làm sao để ngăn chặn điều tương tự xảy đến".

Có lẽ ông đang nói về việc Không lực Hà Lan dự định thay thế dòng F-16 bằng một series máy bay hiện đại hơn, Lockheed F-35A; dự kiến, 8 chiếc máy bay mới sẽ được đưa vào hàng ngũ quân đội Hà Lan nội trong 2019 này. Điểm ấn tượng của Lockheed F-35A: nó mang trên mình khẩu súng bốn nòng General Dynamics GAU-22 Equalizer, mang tới tận 182 viên đạn 25mm trong băng. Ít đạn hơn thì rõ ràng tỉ lệ tự bắn trúng mình sẽ thấp hơn.
 
- Nếu có vật thể cản như bức tường rất dày -> mày, viên đạn và bức tường sẽ ở bên nhau suốt đời.

- Nếu có vật thể hãm tốc độ như gió, không khí, nước -> vận tốc của mày và viên đạn sẽ dần về 0. Viên đạn có cấu tạo khí động học hơn mày nên mày và viên đạn sẽ ở cách nhau khá xa.

- Nếu đéo có vật cản, hãm: vận tốc của viên đạn = vận tốc ánh sáng + vận tốc đạn bắn 900m/s. mày không bao giờ tìm được viên đạn đó đâu. Có không giữ, mất đừng tìm.
 
Thớt lấy dữ kiện là di chuyển với c tức là thớt đã biết về cộng vận tốc của cơ học Newton rồi.
Xin phép dc thay đổi đề bài tý là thay vì bắn viên đạn, anh ta rọi đèn pin thì ánh sáng từ đèn pin có "bay" đến đích k? Câu trả lời là vẫn bt, vì vận tốc as k phụ thuộc vào hệ quy chiếu, dù hệ qchieu của bạn có vận tốc như nào thì vận tốc as vẫn rứa. Thế người trên mặt đất nhìn bạn (1 hệ quy chiếu khác) thì thấy điều gì, mọi thứ đều chuyển động với c thôi, và.họ sẽ k đủ thời gian để thâý as từ đèn pin chạm vào "vách", đối với họ (ng ở trái đất) thì as từ đèn pin chưa bao giờ phát ra cả.
Vì sao như vậy, vì nếu bạn tin thuyết tương đối là đúng thì bạn phải chấp.nhận các hệ quả.của.nó là đúng, bao gồm nhưng k đầy đủ là thời gian tương đối và khối lượng tương đối.
Thời gian tương đối, vận tốc càng lớn thời gian càng "chậm" lại, nếu bạn di chuyển với c thì nó bị "dừng" luôn, đối với mọi hệ quy chiếu khi nhìn bạn (nếu nhìn dc) thì họ thấy trước sau như 1 k xãy ra thay đổi gì hết.

Khối lượng cũng tương đối, càng nhanh thì càng nặng, vì lẽ đó các đối tượng di chuyển với c đều có m=0. Nếu vật có khối lượng m#0 thì khi tiệm cận c thì nó đã thành 1 hố đen bay rồi, càng nặng thì năng lượng cho việc gia tốc càng tăng nên về lý thuyết thật nghịch lý nếu muốn đưa một vật có khối lượng lên vận tốc c.

Còn giả sử bạn cùng con tàu đang bay với vận tốc c thì bạn đã "cùng mâm" với as rồi, khi đó các định luật vật lý Newton đã k còn dùng dc (cộng vận tốc). Nên câu trả lời là nếu điều kiện bài toán xảy ra thì viên đạn vẫn bay về trước vì lúc này viên đạn cũng như as rồi, mà k chỉ viên đạn, cả người bắn, con tàu đều như as, thật điên đảo...

Nói hơi giông dài, mà toàn định tính, cảm ơn đã đọc.
 
Cho e hỏi thêm câu ngoài lề là như ta đã biết nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, vậy sao ta không gắn 1 cục nam châm ở đít xe ô tô cực dương, rồi ta làm 1 cái như cái cần cứ muốn đi thì dí cục nam châm khác nữa cũng cực dương, ez xe tự chạy mà k tốn gì vì nam châm là vĩnh cửu
 
Bạn muốn biết chuyện gì xảy ra trên tàu thì phải có hệ quy chiếu gắn với tàu. Lúc đó tàu đứng im với hệ quy chiếu, nhưng vì tàu có v= c nên tàu sẽ luôn di chuyển với v=c so với hệ quy chiếu. Điều này là mâu thuẫn. Vì vậy không thể biết được chuyện gì xảy ra trên tàu.
 
Cho e hỏi thêm câu ngoài lề là như ta đã biết nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, vậy sao ta không gắn 1 cục nam châm ở đít xe ô tô cực dương, rồi ta làm 1 cái như cái cần cứ muốn đi thì dí cục nam châm khác nữa cũng cực dương, ez xe tự chạy mà k tốn gì vì nam châm là vĩnh cửu
đẩy sao nổi cái xe :surrender: chưa tính no phải nặng hơn cái xe nữa
 
Cho e hỏi thêm câu ngoài lề là như ta đã biết nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, vậy sao ta không gắn 1 cục nam châm ở đít xe ô tô cực dương, rồi ta làm 1 cái như cái cần cứ muốn đi thì dí cục nam châm khác nữa cũng cực dương, ez xe tự chạy mà k tốn gì vì nam châm là vĩnh cửu
Dí cục nam châm cũng cần lực mới dí được, chứ ko thì dí kiểu gì?
 
Câu 1:
Giả sử ta đang ở trên 1 con tàu có vận tốc bằng tốc độ ánh sáng, ta bắn 1 viên đạn ( theo hướng tàu chạy ) thì lúc đó do tốc độ quá nhanh ta sẽ lao vào viên đạn mình vừa bắn ra rồi chết nghéo, có phải vậy không ạ? :)
Câu 2:
Cho e hỏi thêm câu ngoài lề là như ta đã biết nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, vậy sao ta không gắn 1 cục nam châm ở đít xe ô tô cực dương, rồi ta làm 1 cái như cái cần cứ muốn đi thì dí cục nam châm khác nữa cũng cực dương, ez xe tự chạy mà k tốn gì vì nam châm là vĩnh cửu
Câu 2 là nội lực.
 
Cho e hỏi thêm câu ngoài lề là như ta đã biết nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, vậy sao ta không gắn 1 cục nam châm ở đít xe ô tô cực dương, rồi ta làm 1 cái như cái cần cứ muốn đi thì dí cục nam châm khác nữa cũng cực dương, ez xe tự chạy mà k tốn gì vì nam châm là vĩnh cửu
Đọc khái niệm hệ qui chiếu(cho trường hợp cộng vận tốc - bỏ qua khái niệm vận tốc ánh sáng là tuyệt đối nhé) và hệ kín(cho trường hợp nam châm)
 
Cho e hỏi thêm câu ngoài lề là như ta đã biết nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, vậy sao ta không gắn 1 cục nam châm ở đít xe ô tô cực dương, rồi ta làm 1 cái như cái cần cứ muốn đi thì dí cục nam châm khác nữa cũng cực dương, ez xe tự chạy mà k tốn gì vì nam châm là vĩnh cửu

Khá hụt hẫng khi thấy câu này :(

Cái này k liên quan gì thuyết tương đối nữa nhé nó là cơ học thuyền thống rồi.

Hệ của bạn là 1 hệ kín, lực bạn tạo ra.chỉ là "nội lực" mà muốn có gia tốc a phải có Ngoại Lực F kìa. Ví dụ tác động lực xuống mặt đường/không khí..., theo định luật 3, mặt đường sẽ tác dụng ngược lại, giúp bạn di chuyển; dùng định luật bảo toàn moment động lượng, ném 1 vật có khối lượng về phía sau, sẽ giúp bạn tiến về trước (nguyên lý của jet engine)
 
Back
Top