thảo luận Intel Core 12 và 13 nên dùng Windows 10 hay Windows 11 để có hiệu năng cao nhất? Cách làm giao diện Windows 11 giống với Windows 10 và Windows 7?

quangvongocyes

Junior Member



Khi mua Intel Core 12 và Intel Core 13 tôi băn khoăn nên dùng Windows 10 LTSC 2021 hay là lên Windows 11 vì vấn đề hiệu năng E-Core.
Nếu chỉ chênh lệch vài % hiệu năng, tôi không quá căn ke điều này.
Nhưng việc mua 1 CPU có 24 luồng, mà Windows để 1 loạt luồng xử lý CPU ngồi chơi là khó chấp nhận được.

tôi đã chọn Windows 11 Enterprise có file iso nguyên gốc mới nhất tháng 5/2023 của Microsoft chính chủ cho an tâm, khỏi phải sau này cài đi cài lại, và sau 1 thời gian dùng, tôi cũng như hàng triệu người khác, không gặp phải các lỗi mà nhiều người phản ánh, nên rất hài lòng.

Rồi nếu phải dùng Windows 11, thì tôi làm sao để nhân viên văn phòng không bỡ ngỡ khi sử dụng Start Menu rối rắm của Windows 11, rồi khi ấn chuột phải với giao diện rất khác Windows 10, thì làm thế nào để khắc phục?

Xem thêm:

và topic này:
https://voz.vn/t/van-de-e-core-tren-intel-12th-co-k.531290/page-4


Với 2 vấn đề nhức nhối trên cần giải quyết triệt để, nên tôi làm bài viết này.

Khi dùng Intel Core 12 hoặc nhất là Intel Core 11 thì có thêm công nghệ mới là 1 loạt nhân E-core, nên với Windows 10 thì sẽ khó phân tải và khó khai thác hết hiệu năng.

Thậm chí, phải nâng cấp phiên bản các phần mềm Render đồ họa lên phiên bản 2023 để tận dụng hết hiệu năng.

Vấn đề là nằm ở việc Intel nói là công nghệ Intel® Thread Director chỉ hoạt động trên Windows 11. Nhất là phiên bản 2 vừa ra mắt cho Intel Core 13:
Intel Thread Director 2 cho CPU Core thế hệ thứ 13 thật tuyệt vời
https://technoglitz.com/vietnam/intel-thread-director-2-cho-cpu-core-the-he-thu-13-that-tuyet-voi/

As you can see in the video, the processor’s newly updated Thread Director 2 can go to max processing on all 24 threads when a single demanding task is running, like rendering lighting effects in Unreal 5. But if you throw another load on top of that, as Intel’s Senior Technical Marketing Engineer Roy Hill does on the demo machine, it’s smart enough to dedicate the performance cores to the foreground task while keeping the efficiency cores humming on the first program.


Not enough? What if you want to go hog wild and throw an intense gaming session on top of both of those tasks? The demo does just that, once again moving background processes to the E-cores while the game runs super-smooth on the P-cores, dedicated to the most pressing foreground task.
 
Last edited:
Để giúp Windows 11 có giao diện giống với Windows 10 thì chỉ cần tải phần mềm ExplorerPatcher mã nguồn trên github nên rất an toàn.

Với phần mềm ExplorerPatcher thì tôi có được Start Menu bên góc trái như thường lệ, và có được menu khi ấn chuột phải như Windows 10.

Như vậy, lúc này sử dụng Windows 11 thì nhân viên văn phòng không thấy bỡ ngỡ, cảm giác như đang dùng Windows 10 tầm chục năm nay, trong khi hiệu suất CPU Intel Core 13 được đảm bảo khai thác tốt nhất.

https://github.com/valinet/ExplorerPatcher/releases


Ưu điểm của ExplorerPatcher là rất gọn nhẹ, và không can thiệp sâu vào Windows, mà chỉ kích hoạt sẵn những thứ mà Microsoft để sẵn trong bản Windows 11 lên, giống như kích hoạt các tính năng ẩn vốn có của Windows 11 vậy đó. Chính vì vậy, dung lượng mới cực kỳ nhẹ, chỉ tầm 1MB thôi.

Thực ra, có thể tự làm bằng cách chỉnh Registry cũng được, nhưng lâu và mày mò mất thời gian.

Còn muốn có cái gống Windows 7 thì cài thêm phần mềm miễn phí Classic Shell, và lưu ý là chỉ chọn mỗi cái tùy biến Start Menu của Windows 7, và khi hỏi chọn giao diện Start Menu Windows 7 nào thì chọn Aero là đẹp và tiện lợi nhất.

http://www.classicshell.net/
 
Last edited:
Thông tin thêm:

Xác định lõi Hiệu năng và lõi Hiệu quả.​

Lõi hiệu năng (lõi P):
  • Được tối ưu hóa để xử lý hiệu năng luồng đơn và nhẹ.
  • Cải thiện hiệu năng chơi game và năng suất làm việc.
Lõi hiệu quả (lõi E):
  • Được tối ưu hóa để xử lý mở rộng các khối lượng công việc được phân luồng cao.
  • Giảm thiểu sự gián đoạn từ quản lý tác vụ nền.

Intel® Thread Director là gì?​

Intel® Thread Director sẽ điều hướng khối lượng công việc đến đúng lõi vào đúng thời điểm. Nó giúp sắp xếp thứ tự ưu tiên và quản lý việc phân phối khối lượng công việc, gửi các tác vụ đến luồng được tối ưu hóa nhất.

Tính năng này mặc định được bật và kết hợp cùng với hệ điều hành để phân phối khối lượng công việc thông minh. Để tận dụng toàn bộ khả năng của Intel Thread Director, hãy ghép bộ xử lý dành cho máy tính để bàn Intel® Core™ thế hệ thứ 13 chọn lọc với Windows 11.
 
Last edited:
Để giúp Windows 11 có giao diện giống với Windows 10 thì chỉ cần tải phần mềm ExplorerPatcher mã nguồn trên github nên rất an toàn.

Với phần mềm ExplorerPatcher thì tôi có được Start Menu bên góc trái như thường lệ, và có được menu khi ấn chuột phải như Windows 10.

Như vậy, lúc này sử dụng Windows 11 thì nhân viên văn phòng không thấy bỡ ngỡ, cảm giác như đang dùng Windows 10 tầm chục năm nay, trong khi hiệu suất CPU Intel Core 13 được đảm bảo khai thác tốt nhất.

https://github.com/valinet/ExplorerPatcher/releases


Ưu điểm của ExplorerPatcher là rất gọn nhẹ, và không can thiệp sâu vào Windows, mà chỉ kích hoạt sẵn những thứ mà Microsoft để sẵn trong bản Windows 11 lên, giống như kích hoạt các tính năng ẩn vốn có của Windows 11 vậy đó. Chính vì vậy, dung lượng mới cực kỳ nhẹ, chỉ tầm 1MB thôi.

Thực ra, có thể tự làm bằng cách chỉnh Registry cũng được, nhưng lâu và mày mò mất thời gian.

Còn muốn có cái gống Windows 7 thì cài thêm phần mềm miễn phí Classic Shell, và lưu ý là chỉ chọn mỗi cái tùy biến Start Menu của Windows 7, và khi hỏi chọn giao diện Start Menu Windows 7 nào thì chọn Aero là đẹp và tiện lợi nhất.

http://www.classicshell.net/
Giao diện này có tính năng Never combine ko vậy bạn ?
 
bản Pro for Workstation và Enterprise có khác nhau lắm ko bạn nhỉ?
không nên dùng mấy bản lạ đâu bạn, như LTSC chẳng hạn, ms khuyên là không nên dùng cho các thiết bị có kết nối internet chỉ dùng cho các thiệt bị đặc biệt nhưng trên voz lại thần tượng LTSC thái quá!

tương tự pro for workstation dùng cho máy có nhiều cpu, máy trạm loại vừa.
 
không nên dùng mấy bản lạ đâu bạn, như LTSC chẳng hạn, ms khuyên là không nên dùng cho các thiết bị có kết nối internet chỉ dùng cho các thiệt bị đặc biệt nhưng trên voz lại thần tượng LTSC thái quá!

tương tự pro for workstation dùng cho máy có nhiều cpu, máy trạm loại vừa.
a biết gì mà phán LTSC là "thần tượng thái quá"?
 
Giao diện này có tính năng Never combine ko vậy bạn ?
Có nhé. Ban đầu mình dùng Explorer Patcher chính vì nó có tính năng Never Combine.

Nhân tiện, mình chia sẻ một kinh nghiệm khá "đau thương".

Mình không thiết lập để Explorer Patcher tự cập nhật. Một lần kia đang làm việc trên Word thì thấy Desktop chớp liên tục (do có để khoảng hở giữa cửa sổ Word và Taskbar. Mình nghĩ lỗi vớ vẫn gì thôi, nên tắt Word và khởi động lại. Mọi chuyện tốt đẹp đến khi log in vào tới màn hình Desktop. Nó chớp liên tục, giống như refresh màn hình với tần suất cực cao, và không thể làm bất cứ thứ gì. Mình thử vào safe mode nhưng không fix được, rồi disable một số startup process của Graphic Driver nhưng cũng không ăn thua. Sau cùng phải cài lại Win.

Tình huống tương tự xảy ra với chiếc laptop thứ 2 của mình, cũng thử đủ cách mà không xong. Máy này thì mình có tạo sẵn một file System Image. Thế là mình cài lại Window và dùng bản thô đó để phục hồi System Image.

Sau đó kết nối mọi thứ lại thì phát hiện ra thủ phạm là Explorer Patcher. Lỗi là do Windows cập nhật và bản Explorer Patcher trên máy không còn tương thích. Mình cập nhật Patcher trước, sau đó cho Windows cập nhật thì giải quyết được vấn đề. Mà đặc biệt sự cố này chỉ xảy ra trên hai laptop chạy AMD, con máy Intel của mình thiết lập và cài đặt tương tự thì vẫn sống tốt. Có thể trình điều khiển đồ họa của AMD và bản cập nhật của Microsoft xung đột.
 
Có nhé. Ban đầu mình dùng Explorer Patcher chính vì nó có tính năng Never Combine.

Nhân tiện, mình chia sẻ một kinh nghiệm khá "đau thương".

Mình không thiết lập để Explorer Patcher tự cập nhật. Một lần kia đang làm việc trên Word thì thấy Desktop chớp liên tục (do có để khoảng hở giữa cửa sổ Word và Taskbar. Mình nghĩ lỗi vớ vẫn gì thôi, nên tắt Word và khởi động lại. Mọi chuyện tốt đẹp đến khi log in vào tới màn hình Desktop. Nó chớp liên tục, giống như refresh màn hình với tần suất cực cao, và không thể làm bất cứ thứ gì. Mình thử vào safe mode nhưng không fix được, rồi disable một số startup process của Graphic Driver nhưng cũng không ăn thua. Sau cùng phải cài lại Win.

Tình huống tương tự xảy ra với chiếc laptop thứ 2 của mình, cũng thử đủ cách mà không xong. Máy này thì mình có tạo sẵn một file System Image. Thế là mình cài lại Window và dùng bản thô đó để phục hồi System Image.

Sau đó kết nối mọi thứ lại thì phát hiện ra thủ phạm là Explorer Patcher. Lỗi là do Windows cập nhật và bản Explorer Patcher trên máy không còn tương thích. Mình cập nhật Patcher trước, sau đó cho Windows cập nhật thì giải quyết được vấn đề. Mà đặc biệt sự cố này chỉ xảy ra trên hai laptop chạy AMD, con máy Intel của mình thiết lập và cài đặt tương tự thì vẫn sống tốt. Có thể trình điều khiển đồ họa của AMD và bản cập nhật của Microsoft xung đột.
thank you !

Đang dùng win10, chắc vài năm nữa mới lên 11
mình thì thật ra ko có nhu cầu nên win 11 đâu. win 10 cũng là đủ rồi. mà do con cpu i5 13400 nó có nhân E core. dc tối ưu sử dụng trên win11 nên định nâng cấp rồi. mà trc đó ko thấy có và khó cài never combine nên chưa chuyển sang dc.
 
Win 11 nó như một ngôi nhà bị lỗi phần móng vậy, xây lên rồi hết lỗi này lại tới lỗi khác, vá cái này lại lòi ra cái kia. Nên chắc chờ 1 bản build đập đi xây lại từ đầu (có thể là w12) cho nhẹ đầu
 
thằng win 11 quảng cáo cho lắm vô, toàn làm mấy cái tính năng tào lao éo ai thèm xài, bug cả mớ ko fix, mở 1 cái volume control lên mất 15 phút đơ nguyen cái task bar thì hiểu nó bug nhiều cỡ nào, từ win 11 về 10 và éo bao h muốn lên lại, ra 12 thì lên
 
thằng win 11 quảng cáo cho lắm vô, toàn làm mấy cái tính năng tào lao éo ai thèm xài, bug cả mớ ko fix, mở 1 cái volume control lên mất 15 phút đơ nguyen cái task bar thì hiểu nó bug nhiều cỡ nào, từ win 11 về 10 và éo bao h muốn lên lại, ra 12 thì lên
:doubt::doubt: đang xài đây, làm gì có vụ volume control đơ 15 phút
 
đang xài windows 11 2 máy, i5 9400f (đại diện cho thế hệ cũ) với i3 12100f (thế hệ mới), nhìn chung là ngon, mượt và không có lỗi gì cả mà không hiểu sao mọi người dính nhiều thế nhỉ?
 
Back
Top