Kaspersky cảnh báo tin tặc dùng AI để nghe âm thanh bàn phím

Con Cưng Nó Cú

Senior Member

Nhóm chuyên gia an ninh mạng của Kaspersky đang cảnh báo về các cuộc tấn công dựa vào âm thanh (ASCA) mới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tinh vi để lắng nghe bàn phím nhằm tìm ra nội dung người dùng đang nhập.​


Theo Kaspersky, tin tặc sử dụng phương pháp ASCA mới này dựa vào âm thanh được gõ vào bàn phím, sau đó nhờ vào AI, tin tặc có thể xác định người dùng đang gõ gì, bao gồm địa chỉ email, mật khẩu, số điện thoại, tin nhắn riêng tư... Nếu tin tặc có thiết bị phù hợp, chúng có thể phân tích âm thanh người dùng tạo ra bằng cách gõ vào bàn phím và có thể giải mã chính xác các chữ cái này.

3-1711825349096916910350.jpg
Được biết, ASCA là một kiểu tấn công khai thác các đường rò rỉ thông tin liên lạc ngoài ý muốn trong hệ thống. Phương thức này nguy hiểm vì chúng nhắm mục tiêu vào các kênh gián tiếp như mức tiêu thụ điện năng, phát xạ điện từ hoặc âm thanh bàn phím. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu một mô hình AI được đào tạo đủ tốt có thể nhận dạng thao tác gõ phím, tin tặc có thể xác định chính xác những gì người dùng đang gõ, lên đến 95% - một con số đáng lo ngại.
 
OpenAI vừa ra mắt công cụ khai thác âm thanh là Kas đã lao ra vả ngay thế này?
Thế cái tool hack AI đó là của NSA hay SVR, Mossad hay Hoa Nam? Sắp tới mỗi lần nhập cái gì bí cmn mật là phải rút line-in ra à?
IYqzj0A.png
 
Last edited:
Hồi xưa phim thần bạc hay nói người có thuật đỗ thần chỉ cần nghe tiếng lá bài là biết đó là lá gì. Giờ AI chắc cỡ này quá.
zOL32qO.jpg
0ce8kh2.png
 
Tính ra giờ cty virus cũng hay nhỉ nhánh nhỏ thả virus nhánh to làm phần mềm diệt virus các thím thấy ý kiến đó được không nhỉ ?
 
trước đây nghe đồn là tụi tình báo nó nghe âm thanh ổ cứng để đánh cắp dữ liệu, ảo vãi
 
Cũng v à, chắc nó phân tích phổ tần số, tách âm ra dễ dàng. Quan trọng là ko rõ cơ chế nào để nó biết nhấn phím nào là tiếng phím nào .
kiểu như nghe 2 âm thanh giống nhau liên tục trong tiếng việt thì khả năng là người dùng đang gõ chứ ô, â, ê,.. rồi là khoảng cách giữa các lần gõ để xác định số chữ cái + rất nhiều yếu tố để phỏng đoán nguyên đoạn văn vừa gõ, nói chung là kiểu logic mờ chứ ko phải nó xác định âm thanh của mỗi phím để biết chính xác là đang gõ phím gì đâu
 
Dùng các phần mềm kiểu Typing master để thu thập data ok chứ các thým ?
 
Cũng v à, chắc nó phân tích phổ tần số, tách âm ra dễ dàng. Quan trọng là ko rõ cơ chế nào để nó biết nhấn phím nào là tiếng phím nào .
Nó đoán dựa trên khoảng nghỉ giữa các phím ấy rồi suy đoán vị trí của phím, chứ k phải là gõ cái biết phím nào
Như chứ warm thì war khá gần nhau trong khi m lại xa hơn vài mili giây chẳng hạn
 
:smile: nó phân tích cường độ âm thanh, tần số, âm sắc ... Sau đó lập gia bản đồ bản phím bằng cách so sánh đặc trưng các từ có nghĩa với mẫu nó thu được.
 
kiểu như nghe 2 âm thanh giống nhau liên tục trong tiếng việt thì khả năng là người dùng đang gõ chứ ô, â, ê,.. rồi là khoảng cách giữa các lần gõ để xác định số chữ cái + rất nhiều yếu tố để phỏng đoán nguyên đoạn văn vừa gõ, nói chung là kiểu logic mờ chứ ko phải nó xác định âm thanh của mỗi phím để biết chính xác là đang gõ phím gì đâu
có thể xác định người dùng đang gõ gì, bao gồm địa chỉ email, mật khẩu, số điện thoại, tin nhắn riêng tư
Bốc được cả mật khẩu (nếu random, autogenerated) thì mình nghĩ cỡ nào cũng phải có phân tích phổ âm trong đó mới tăng xác suất được, còn không cũng phải ghi âm được rất nhiều lần rồi chạy giả lập + được phép thử nhiều pass thì may ra.
 
Ảo diệu vl :confuse:
Giờ này phải cảnh giác với deep fake, deep voice giờ thêm cả món này nữa
 
Back
Top