Kẻ thù lớn của huyết áp đến từ chế độ ăn hàng ngày

freezer0604

Senior Member
Khi ăn quá mặn, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu để bạn uống thêm nước nhằm cân bằng lại nồng độ natri trong máu. Điều này khiến thể tích máu gia tăng và gây áp lực lên thành mạch.



An chuan it benh anh 1

Ăn quá nhiều muối sẽ gây tăng huyết áp, có hại cho thận, khiến cơ thể bị phù nề. Ảnh: L.C.

Ăn quá nhiều muối sẽ gây tăng huyết áp, có hại cho thận, khiến cơ thể bị phù nề. Ảnh: L.C.
Ai từng đo huyết áp đều biết, lúc đo sẽ buộc băng quấn vào trên bắp tay, trong y học gọi vị trí này là động mạch cánh tay. Huyết áp đo được ở vị trí này chính là chỉ số áp lực của máu lên thành mạch máu trong động mạch.
Huyết áp có quan hệ mật thiết đối với chức năng của tim, bởi vì yếu tố đầu tiên hình thành nên huyết áp chính là chiếc máy bơm tên là tim này có thể bơm đủ máu, đưa máu đi khắp các động mạch lớn. Động tác thúc đẩy này được tim, một bộ phận rỗng với cơ thịt phát triển hoàn thành thông qua sự co bóp của cơ tim.
Sau khi máu đi vào động mạch, thông qua động mạch chủ mà phân chia vào các động mạch nhỏ chảy đến các cơ quan trên cơ thể. Động mạch nhỏ lại phân chia thành các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể, mao mạch, trao đổi thể khí và trao đổi chất dinh dưỡng được hoàn thành trong vòng tuần hoàn nhỏ cấu thành từ những mao mạch này.
Sau đó, mao mạch đưa chất thải trong quá trình trao đổi chất của tế bào đến tĩnh mạch nhỏ, tĩnh mạch nhỏ tập hợp hình thành tĩnh mạch lớn, cuối cùng thông qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới vận chuyển máu về lại tâm thất phải. Đây chính là quá trình máu đi khắp toàn bộ cơ thể người mỗi lần trái tim co bóp.
Trong quá trình này, khi tim co bóp đẩy máu đến mạch máu lớn, sẽ sản sinh ra một loại áp lực đối với thành động mạch, áp lực này chính là huyết áp tâm thu (huyết áp cao hay còn gọi là huyết áp tối đa) đo được khi chúng ta đo huyết áp; khi tim giãn nở ra, dòng máu trong mạch máu lớn chảy đi, sẽ lần nữa sản sinh ra áp lực lên thành mạch máu, áp lực này gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp thấp hay còn gọi là huyết áp tối thiểu).
Cơ thể người có một cơ chế quản lý huyết áp tự nhiên: vừa có thể khiến máu tuần hoàn khắp cơ thể dưới áp lực, lại có thể khống chế sức mạnh, không để dẫn đến áp lực quá cao tạo thành tổn hại đối với mạch máu.
Nhưng cơ chế này thường xuyên bị rối loạn, dẫn đến huyết áp thất thường, có năm yếu tố phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp: thể tích máu, tính đàn hồi của thành mạch vành, sức cản của mạch ngoại vi, hệ thống điều hòa nội tiết nội thần kinh và nhịp đập của tim. Ngoài cái cuối cùng ra, bốn điểm kể trên đều có liên quan tới phương thức sống hàng ngày của chúng ta.
Thể tích máu chính là lượng máu chứa trong mạch máu toàn cơ thể, có quan hệ mật thiết với huyết áp.
Chúng ta có thể tưởng tượng một chút, trong hệ thống đường ống khép kín này, dịch thể càng nhiều, thì thành mạch nhận áp lực càng lớn. Cùng với nguyên lý đó, thể tích máu quá nhiều, thì thành mạch máu phải chịu áp lực càng lớn, giá trị huyết áp đo được sẽ càng cao.
Thế thì tại sao thể tích máu lại quá nhiều? Xét từ phương diện ăn uống mà nói, ảnh hưởng lớn nhất đến thể tích máu chính là natri.
Mức bình thường của natri huyết thanh người là 135-145 milimol/lít, nhằm duy trì ổn định nồng độ natri cơ thể người phải điều chỉnh lượng máu trong một phạm vi nhất định.
Khi ăn quá mặn, hàm lượng natri trong máu tăng cao, sẽ kích hoạt trung khu đói khát của cơ thể, khiến con người có cảm giác khát và sẽ uống nước, mục đích là để nồng độ natri trong máu khôi phục lại bình thường. Cùng với việc thể tích máu gia tăng, áp lực lên thành mạch máu cũng sẽ lớn hơn.
Đương nhiên, thể tích máu không thể tăng đến mức vô hạn, cùng lúc với việc thể tích máu tăng thì thận cũng phải nỗ lực làm việc - thải natri, thải nước, như thế lại càng tăng thêm gánh nặng cho thận.
Cho nên, nếu muốn giảm gánh nặng cho mạch máu và thận thì phải khống chế lượng muối nạp vào. Theo cuốn Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho dân cư Trung Quốc xuất bản năm 2016 thì người trưởng thành mỗi ngày tổng lượng muối nạp vào không được quá 6 gam.
Rất nhiều người đã quen ăn mặn, dẫu bạn có nói rằng họ đã ăn nhiều muối quá rồi thì họ vẫn không cảm thấy như vậy. Nhưng, có một mẹo nhỏ để phán đoán xem bản thân có ăn mặn hay không, ví dụ, một người ăn nhiều muối sẽ có một đặc điểm rõ ràng, toàn cơ thể tràn ngập cảm giác phù nề, dùng tay ấn một lúc xuống phía trên đùi, có thể xuất hiện vết phù ấn lõm, hoặc buổi sáng lúc ngủ dậy mắt sẽ sưng, nhưng kiểm tra chức năng thận thì rất bình thường.
 
Back
Top