Khách loay hoay vì app xác thực khuôn mặt 'chê' điện thoại rẻ tiền, ngân hàng hối thúc

Status
Not open for further replies.

manoao

Senior Member
Chỉ còn vài ngày nữa quy định chuyển tiền trực tuyến từ 10 triệu đồng phải xác thực khuôn mặt sẽ chính thức có hiệu lực.

Gấp rút chạy "deadline"
Hiện các ngân hàng thương mại ráo riết hoàn tất việc thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Tại Ngân hàng TPBank, nhà băng này cho biết bắt đầu thu thập và chuẩn hoá dữ liệu khách hàng từ tháng 4/2024, trung bình mỗi ngày có trên dưới 10.000 mẫu khuôn mặt và CCCD được cập nhật vào kho dữ liệu từ tất cả các kênh (Mobile Banking, Internet Banking, tại quầy giao dịch, và LiveBank 24/7).

Đến nay, TPBank đã trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tuân thủ áp dụng 100% Quyết định 2345 về xác thực sinh trắc trong các giao dịch giá trị cao với tất cả khách hàng, trước thời hạn 1/7.

Ảnh minh hoạ (NCB).

Agribank là nhà băng thuộc nhóm có số lượng giao dịch trực tuyến lớn nhất hệ thống với khoảng 254 nghìn giao dịch trực tuyến/ngày, chiếm 91,97% tổng số giao dịch của ngân hàng.

Agribank cho biết đã xây dựng cơ sở dữ liệu sinh trắc học được làm sạch sau khi đối chiếu dữ liệu sinh trắc học thu thập được với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia do Bộ Công a n quản lý.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng rà soát dữ liệu của khách hàng hiện hữu, cập nhật và làm sạch dữ liệu của khách hàng nhằm ngăn chặn rủi ro gian lận; Triển khai Module quản lý hạn mức tập trung và cho phép các kênh giao dịch tra cứu tình trạng hạn mức tổng đối với tài khoản thanh toán của khách hàng và các thông tin khác theo Quyết định 2345.

Ngoài ra, ngay trong tháng 6/2024, toàn bộ hệ thống xác thực kết nối trực tuyến với Bộ Công a n cũng được Agribank đưa vào vận hành, các ứng dụng xác thực cũng đã được hoàn thiện để sẵn sàng áp dụng quy định mới từ tháng 7/2024.

Loay hoay xác thực khuôn mặt
Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng dễ dàng đăng ký xác thực khuôn mặt với các ứng dụng ngân hàng. Vấn đề chung của các ngân hàng hiện nay là không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ đọc thông tin chip trên CCCD, thậm chí có thiết bị di động bị ứng dụng từ chối ngay từ bước đầu tiên.

Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank cho hay, những ngày qua ban lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn của Agribank cũng đã tiếp nhận những phản hồi của người dùng về việc gặp khó khăn trong đăng ký xác thực khuôn mặt.

Agribank đang gấp rút tìm cách khắc phục về mặt công nghệ và có hướng dẫn cụ thể trong ngày 26-27/6 để kịp thời hỗ trợ khách hàng.
"Nhiều người bây giờ cũng đang loay hoay để thực hiện việc này”, Phó Tổng Giám đốc Agribank nói. “Hiện nay chúng tôi đang phải tính toán để thiết kế phần mềm hỗ trợ. Tôi cũng đã trao đổi với bộ phận kỹ thuật của ngân hàng và trong tuần này sẽ phải có được giải pháp hỗ trợ cụ thể.”

Được biết, các giải pháp kỹ thuật của các ngân hàng đều giống nhau nên đây là vấn đề chung của tất cả các ngân hàng chứ không phải của riêng nhà băng nào.

Trước mắt, khách hàng thực hiện giao dịch dưới 10 triệu đồng/giao dịch và dưới 20 triệu đồng/ngày vẫn sẽ không bị ảnh hưởng.
Là người thường xuyên phải thực hiện các giao dịch chuyển tiền trên ứng dụng di động, anh Vũ Minh Khuê (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết hiện anh sở hữu tài khoản thanh toán tại 4 ngân hàng khác nhau gồm VietinBank, BIDV, Agribank và MB.

Chia sẻ với VietNamNet về trải nghiệm thực tế khi thực hiện đăng ký sinh trắc học với ngân hàng, anh Khuê cho hay, sau khi được hướng dẫn đăng ký khuôn mặt với ứng dụng VietinBank iPay, ứng dụng yêu cầu anh chụp ảnh CCCD và chụp ảnh chân dung rồi mới thực hiện xác thực chip trên CCCD.
Tuy nhiên, anh không thể thực hiện việc chụp ảnh CCCD ngay từ bước đầu tiên do ứng dụng thông báo “Thiết bị của khách hàng không hợp lệ để thu thập khuôn mặt. Quý khách vui lòng đổi thiết bị hoặc liên hệ với Chi nhánh/PGD gần nhất.”

“Điều này khiến tôi hơi thất vọng bởi điện thoại di động tôi đang dùng là Redme 13C mua mới từ đầu tháng 4/2024. Đây là dòng điện thoại được xem là đời mới nhất của hãng Redme phân phối tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó ngân hàng không cho biết cụ thể điện thoại nào mới được tương thích”, anh Khuê nói.

Tại ứng dụng của BIDV, sau khi tích vào ô xác nhận đã đọc, đồng ý với điều kiện, điều khoản giao dịch chung và lưu ý khi cài đặt – sử dụng dịch vụ, anh Khuê bấm vào nút “Cài đặt và thu thập”, sau đó được yêu cầu chọn giấy tờ xác thực (CCCD gắn chip).

Sau khi bấm nút “Tiếp tục” để chụp ảnh CCCD gắn chip, ngân hàng yêu cầu chọn đúng loại giấy tờ để được xác thực thành công. Tuy nhiên, sau khi xác nhận, ứng dụng hiện lên thông báo “Quý khách vui lòng sử dụng thiết bị có hỗ trợ đọc thông tin Chip trên thẻ CCCD.” Đồng nghĩa với việc thiết bị Redme 13C không được ngân hàng chấp thuận.

Thử với ứng dụng của Agribank, anh Khuê nhận được thông báo thiết bị không hỗ trợ thực hiện đọc thông tin NFC. Tuy nhiên, cũng với thiết bị đó, anh lại không gặp trở ngại gì trong việc xác thực sinh trắc học tại ứng dụng của Ngân hàng MB.
 
toi vừa ra VIB làm, 10 phút là xong, nó cho cái voucher tăng 1% công thêm vào lãi suất tiết kiệm.. thôi kệ mẹ, có còn hơn không
kI4a9lH.jpg
 
Nhiều đứa còn ko biết chỗ để máy với căn cước sao nó máy nó đọc đc nữa mà, nản cái dâm trí. Thế mà cứ tự hào sánh ngang Âu Mỹ, vượt Thái Sing, IQ người dân toàn trên 150 :haha:

Dân trí mẹ gì, vị trí đọc NFC con chip của mỗi điện thoại là khác nhau, phải ngồi dò cả lúc mới biết nó nằm chỗ nào.

Cái này phải chửi IQ Cow vì ko lường trước được vô số thứ rắc rối khi đi kèm xác thực sinh trắc học. Ví dụ người lớn tuổi, người ở quê, họ biết đóe gì về điện thoại, giờ phải tốn thêm tiền đi mua điện thoại có đọc NFC hoặc đạt chuẩn của Ngân hàng.

Nói chung làm thì ngu nhưng lúc nào cũng tự hào là khôn.
 
Dân trí mẹ gì, vị trí đọc NFC con chip của mỗi điện thoại là khác nhau, phải ngồi dò cả lúc mới biết nó nằm chỗ nào.

Cái này phải chửi IQ Cow vì ko lường trước được vô số thứ rắc rối khi đi kèm xác thực sinh trắc học. Ví dụ người lớn tuổi, người ở quê, họ biết đóe gì về điện thoại, giờ phải tốn thêm tiền đi mua điện thoại có đọc NFC hoặc đạt chuẩn của Ngân hàng.

Nói chung làm thì ngu nhưng lúc nào cũng tự hào là khôn.
thì nó khác gì cái vneid đâu, ko phải ai cũng có nhu cầu xài nhưng iqcow lại bắt toàn dân phải có smartphone để xài vneid
 
Dân trí mẹ gì, vị trí đọc NFC con chip của mỗi điện thoại là khác nhau, phải ngồi dò cả lúc mới biết nó nằm chỗ nào.

Cái này phải chửi IQ Cow vì ko lường trước được vô số thứ rắc rối khi đi kèm xác thực sinh trắc học. Ví dụ người lớn tuổi, người ở quê, họ biết đóe gì về điện thoại, giờ phải tốn thêm tiền đi mua điện thoại có đọc NFC hoặc đạt chuẩn của Ngân hàng.

Nói chung làm thì ngu nhưng lúc nào cũng tự hào là khôn.
Những người lớn tuổi không biết gì về đt thì họ đâu có cần ck onl đâu. Cần gì làm.
 
Review:
ải 1: quét NFC, quét tới lui mấy chục lần mới ăn. làm mãi ko đc còn lo chip của cccd bị hỏng
ải 2: xác thực khuôn mặt. ko biết app nhận diện thế nào mà đặt tới đặt lui, giữ cả phút.làm đi làm lại chục lần ko nhận
lỡ tay bấm back để nhận diện lại thì về luôn home, bắt đầu lại ải 1

--> tổng hết tầm 1 tiếng mới xong, thiếu điều đập cái điện thoại đi. nhưng may sao tỉnh, đập đi thì lấy gì dùng
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top