Khi con đưa mình vào viện dưỡng lão, tôi bất ngờ và không bằng lòng nhưng...

Deshuro

Member

Sống cùng con tại nhà mặt tiền phố, bà M.K (81 tuổi) luôn cô đơn như 'chim nhốt trong lồng' vì cả ngày ở nhà một mình. Vào viện dưỡng lão, bà thấy khỏe ra có thêm nhiều bạn già, con cháu vào thăm mỗi cuối tuần.​


Bị đột quỵ liệt nửa người bên trái và bệnh ung thư, ông N.V.P (62 tuổi) từng bất mãn khi bị con đưa vào viện dưỡng lão.
Sau một thời gian, ông lại thấy đây là lựa chọn sáng suốt của con bởi ở viện dưỡng lão ông có y tá chăm sóc, tập vật lý trị liệu mỗi ngày và có thêm nhiều người đồng cảnh ngộ cùng chia sẻ, bầu bạn.

Bầu bạn tuổi già

Chiều tà, trong không gian sân vườn ngập cây xanh, gió nhè nhẹ ở huyện Củ Chi, các ông bà cụ ra khoảng sân bên ngoài trò chuyện sau giờ tập vật lý trị liệu. Người ngồi xe lăn, người ngồi ghế đá, độ tuổi, sức khỏe khác nhau nhưng câu chuyện của họ cứ vậy tiếp nối ngày qua ngày.
Ông N.V.P (62 tuổi) có 2 con trai làm cơ quan nhà nước. Vợ chồng ông ở cùng với con trai lớn tại quận Phú Nhuận. Sau lần ông bị đột quỵ liệt nửa người bên trái và thêm căn bệnh ung thư, con trai lớn hỏi ý kiến và đưa ông đến viện dưỡng lão.
Khi con đưa mình vào viện dưỡng lão, tôi bất ngờ và không bằng lòng nhưng...- Ảnh 1.
Cụ già tập vật lý trị liệu tại viện dưỡng lão tư nhân
Vũ Phượng
"Tôi bất ngờ và không bằng lòng vì nghĩ rằng ở nhà còn vợ con, tại sao con lại đưa tôi vào đây, phải chăng vì ở nhà tôi là gánh nặng. Nhưng tôi cũng chấp nhận, vào đây 1 tuần vợ con và các cháu vào thăm một lần. Dần dà được y tá chăm sóc, tập vật lý trị liệu và gặp nhiều người đồng cảnh ngộ tôi mới thấy con làm đúng. Lúc ở nhà, nhiều khi tôi muốn nhờ con làm giúp gì đó nhưng con còn công việc của con nữa, không thể nào ở nhà không chăm mình cả ngày", ông P. nói.
Gần 2 năm sống ở viện dưỡng lão, ông P. cho hay, tinh thần đã thoải mái hơn từ khi mở lòng đón nhận những điều mới mẻ. Cần gì, ông có thể gọi y tá hay nhân viên chăm sóc. Nhớ nhà, ông cũng có thể nhờ viện dưỡng lão đưa về thăm con cháu 1 – 2 ngày rồi lại vào.

Cụ bà L.T.D (82 tuổi, quê Tiền Giang) thì chỉ còn người thân duy nhất là chị hai đã 93 tuổi. Không lập gia đình, về già, bà D. được các cháu con của chị hai chăm sóc. Gần 1 năm trước, các cháu đưa bà vào viện dưỡng lão.

Bà D. băn khoăn: "Ở viện dưỡng lão có hợp không?". Người cháu khẳng định: "Mọi người đều niềm nở, tử tế". Dù còn lo lắng sợ bị bạc đãi, nhưng bà D. đồng ý vì không muốn các cháu quá bận tâm.

Trong viện dưỡng lão, bà D. được xếp phòng ở 6 giường cùng các cụ bà khác, nhân viên chăm sóc từ bữa ăn đến giấc ngủ.

Bà D. kể: "5 giờ sáng ngủ dậy tôi đi tập thể dục, ăn sáng, đi tắm rồi đi tập vật lý trị liệu. Mỗi ngày có người nhắc uống thuốc. Ngày mới vào chân tôi co rúm không đi được mà vào đây tập, châm cứu đến giờ đi lại được rồi. Biết chân tôi đau nên thấy tôi bước xuống giường là các cô lại nhắc cẩn thận. Cứ 2 tuần các cháu lại vào thăm, tiếp đồ ăn".

Mừng vì thoát cô đơn tuổi già

Tại một viện dưỡng lão ở Gò Vấp, không gian sân vườn không quá rộng, nhưng đổi lại, các cụ có không gian ở tầng trệt để xem ti vi, ăn uống và đón người nhà vào thăm. Mỗi phòng ngủ được kê 4 giường đơn có thanh chắn, ngăn cách giữa các phòng bởi những tấm bình phong.

Trong khi đó, không gian chung của những cụ nằm liệt giường thì khá giống bệnh viện với đội ngũ điều dưỡng chăm sóc túc trực.

Khi con đưa mình vào viện dưỡng lão, tôi bất ngờ và không bằng lòng nhưng...- Ảnh 2.Khi con đưa mình vào viện dưỡng lão, tôi bất ngờ và không bằng lòng nhưng...- Ảnh 3.
Các hoạt động được thiết kế để các cụ vừa rèn luyện vừa thư giãn
Vũ Phượng
7 năm trước, bà M.K (82 tuổi) tự xin con vào viện dưỡng lão để thoát cảnh cô đơn trong căn nhà 2 tầng 2 mặt tiền tại trung tâm TP.HCM. 3 người con của bà K. có điều kiện kinh tế tốt, trong đó có 2 người ở Mỹ.

Bà từng được con đưa qua Mỹ phụng dưỡng tuổi già nhưng không chịu nổi cái lạnh cắt da cắt thịt vào mùa đông nên bà về lại Việt Nam. Sợ bà phải đụng tay, đụng chân, con cháu luôn chuẩn bị sẵn cơm nước trước khi ra khỏi nhà.
 
Ngày xưa nhà có đông ae thì người chăm ít, chứ giờ 1-2 con, vào viện ng ta chăm tốt hơn chứ. Ở VN thấy mọi người hay hình dung xấu vdl vậy, kiểu như con cái bất hiếu mới đưa cha mẹ vào vdl. Trong khi ở vdl nhiều ng cũng trang lứa, điều kiện chăm sóc tốt hơn là ở nhà 1 mình con cái đi làm cả ngày thuê người lạ tới chăm hay sao? :tire:
 
Nói chung là bố mẹ ai cũng muốn nhìn thấy con cái cháu chắt mình..
Tại sao thế ? Đó là do VH Á Đông từ bé..Con đến gìa mẹ vẫn lo nên thành ra bị ám ảnh..
Bản thân nếu con ng tâm thoáng, từ bỏ chấp trước, chấp nhận mọi sự việc, con có cuộc sống của nó..nó sướng hay khổ là do bản thân nó tạo thành..bớt sân si, lúc nào cũng muốn con mình hạnh phúc..
Cuộc đời là cõi tạm, chả ai Hạnh Phúc khi vẫn còn tham vọng..Tham ko xấu nhưng chấp trc lại xấu..
Bỏ đc cái đó thì tự khắc sống ở nhà với ở viện dưỡng lão đều vui vẻ..
Tôi cũng đang cố ngộ ra điều đó để sau này về già bớt chấp trước..có tham lam, có đau khổ , có hạnh phúc nhưng kì thực ko có ai trong đó cả .những cảm xúc đó chỉ là sự biến chuyển tuần hoàn liên tục của năng lượng thể hiện dưới vỏ bọc cảm xúc..bạn ko tin? Chỉ cần phải sóng điện tác động vào não bạn có thể trở thành ng tăng động hoặc kẻ tự kỉ ngay tức thì..nên đừng bám vào cái tôi mà hãy chấp nhận bạn chỉ là cái vỏ rỗng , để năng lượng biến chuyển liên tục trong thân xác..từ năng lượng khối lượng đến năng lượng tinh thần..ko có cái tôi nào trong đó cả..
Phải cảm ơn Enstin vì E=MC2 ảnh hưởng đến cả triết học..năng tạo lên vật chất, vật chất tạo nên tinh thần..
Tất cả sự sống và tư duy suy nghĩ thực chất chỉ là sự biến chuyển của năng lượng mà thôi
 
Giờ người già Hàn Xẻng, Nhật cũng sống một mình hoặc vào dưỡng lão. Còn phân biệt đông tây gì nữa?
 
Ở mỗi người 1 phòng thì ổn chứ 6 người một phòng khác gì nhà tù. Các cụ khó tính nữa.
 
ngày xưa ông bà con đàn cháu đống, ko ở với đứa này thì ở với đứa khác
còn thời bây giờ cùng lắm đẻ 1-2 đứa, giá nhà đất lại cao nên việc có thêm người lại càng khó

như gia đình mình hiện đang có bà ngoại cũng 9x tuổi rồi, may mà mình làm hybrid, còn ba mình thì làm tự do nên luôn có người ở nhà.
Nhưng nhiều khi ai cũng có việc, thế là đi làm hết để 1 mình bà ở nhà, khoá cửa đi làm thì sợ lỡ có gì bên trong thì ko ai vào giúp dc, mà để cửa đi làm thì lại sợ trộm nó vào nhà, đúng là tiến thoái lưỡng nan :cry:
hồi trước mình cũng có đề xuất đưa bà vào VDL cho người ta chăm, nhưng bị mẹ chửi cho 1 tăng, nào là vô tình, bất hiếu,.... thế là từ đó tới giờ ko dám nhắc tới luôn :beat_brick:
 
Nói chung là bố mẹ ai cũng muốn nhìn thấy con cái cháu chắt mình..
Tại sao thế ? Đó là do VH Á Đông từ bé..Con đến gìa mẹ vẫn lo nên thành ra bị ám ảnh..
Bản thân nếu con ng tâm thoáng, từ bỏ chấp trước, chấp nhận mọi sự việc, con có cuộc sống của nó..nó sướng hay khổ là do bản thân nó tạo thành..bớt sân si, lúc nào cũng muốn con mình hạnh phúc..
Cuộc đời là cõi tạm, chả ai Hạnh Phúc khi vẫn còn tham vọng..Tham ko xấu nhưng chấp trc lại xấu..
Bỏ đc cái đó thì tự khắc sống ở nhà với ở viện dưỡng lão đều vui vẻ..
Tôi cũng đang cố ngộ ra điều đó để sau này về già bớt chấp trước..có tham lam, có đau khổ , có hạnh phúc nhưng kì thực ko có ai trong đó cả .những cảm xúc đó chỉ là sự biến chuyển tuần hoàn liên tục của năng lượng thể hiện dưới vỏ bọc cảm xúc..bạn ko tin? Chỉ cần phải sóng điện tác động vào não bạn có thể trở thành ng tăng động hoặc kẻ tự kỉ ngay tức thì..nên đừng bám vào cái tôi mà hãy chấp nhận bạn chỉ là cái vỏ rỗng , để năng lượng biến chuyển liên tục trong thân xác..từ năng lượng khối lượng đến năng lượng tinh thần..ko có cái tôi nào trong đó cả..
Phải cảm ơn Enstin vì E=MC2 ảnh hưởng đến cả triết học..năng tạo lên vật chất, vật chất tạo nên tinh thần..
Tất cả sự sống và tư duy suy nghĩ thực chất chỉ là sự biến chuyển của năng lượng mà thôi
:) t đang đọc cái con c gì vậy
 
Ngày xưa nhà có đông ae thì người chăm ít, chứ giờ 1-2 con, vào viện ng ta chăm tốt hơn chứ. Ở VN thấy mọi người hay hình dung xấu vdl vậy, kiểu như con cái bất hiếu mới đưa cha mẹ vào vdl. Trong khi ở vdl nhiều ng cũng trang lứa, điều kiện chăm sóc tốt hơn là ở nhà 1 mình con cái đi làm cả ngày thuê người lạ tới chăm hay sao? :tire:

Đừng bao giờ tin vào vẻ bề ngoài. Nhất là ở VN này...
Cái gì chính tay mình nhúng vào thì nó mới là thực chất. Còn cho dù có trả cả tỷ đồng/năm thì con bạn vẫn bị bỏ quên trên xe như vụ trường quốc tế gì đó thôi...:go:
 
Tương lai vOzer toàn cho con đi du học thì chả lo mà tìm viện dưỡng lão, không lẽ ốm đau bắt nó bay mấy nghìn km về chăm à
qLzAEIq.png


Sent from Samsung đểu using vozFApp
 
Đừng bao giờ tin vào vẻ bề ngoài. Nhất là ở VN này...
Cái gì chính tay mình nhúng vào thì nó mới là thực chất. Còn cho dù có trả cả tỷ đồng/năm thì con bạn vẫn bị bỏ quên trên xe như vụ trường quốc tế gì đó thôi...:go:
Cũng khó lắm fency. Như nhà có 1,2 đứa mà sống + làm việc ở chung cư trong sg/hn thì cũng chạy đi làm suốt ngày. Mà phụ huynh từ dưới quê lên kêu ở cc cả ngày lại được mấy ngày thì buồn/chán đòi về, thì xử lý sao giờ
 
Đừng bao giờ tin vào vẻ bề ngoài. Nhất là ở VN này...
Cái gì chính tay mình nhúng vào thì nó mới là thực chất. Còn cho dù có trả cả tỷ đồng/năm thì con bạn vẫn bị bỏ quên trên xe như vụ trường quốc tế gì đó thôi...:go:
đến thằng mẽo quốc thì vdl cũng có vấn đề của nó. do con người cả. chứ tránh sao đc.
vấn đề là để các cụ đâu phải quan tâm đấy, chứ ko phải kiểu bỏ tiền ra xong vất xó tin vào dịch vụ thì có mà chết.
 
Cũng khó lắm fency. Như nhà có 1,2 đứa mà sống + làm việc ở chung cư trong sg/hn thì cũng chạy đi làm suốt ngày. Mà phụ huynh từ dưới quê lên kêu ở cc cả ngày lại được mấy ngày thì buồn/chán đòi về, thì xử lý sao giờ

Cho bố mẹ tham gia Zalo hội người cao tuổi chung cư khu vực đó thôi fency. Kiểu gì không có vài cụ chung cảnh như vậy.
Bố mẹ tôi cũng U80 rồi sáng đi biển có hội bạn, đi cafe rồi về nhà nghe n10tv với xem mấy thằng gì đó đi bắt ma...chiều lại có hội tập trung thảo luận về nội dung đã xem lúc sáng...vậy là hết ngày...:go:
 
:) t đang đọc cái con c gì vậy
Sorry vì viết hơi tắt..
Ý là ng ta ko muốn vào viện dưỡng lão vì nhớ con cháu..mà ko chịu chấp nhận..
Nc ngoài 18t là bố mẹ bớt quan tâm thậm chí gần như ko can thiệp sâu => dễ dàng chấp nhận sống trong viện dưỡng lão..
Còn bài viết của mình nó hàm lượng triết học hơi nhiều..Đại ý con ng là vô ngã, tất cả cảm xúc sự phát triển là sự biến đổi của năng lượng..
Ví dụ yêu quá hoá hận, tại sao cùng là con chó nhưng con anh nuôi thì anh xót còn chó hàng xóm anh bỏ vào nồi? Vì bản thân anh đã gắn cảm xúc lên nó..tất cả do não anh mà ra, mà não anh là vật chất, vật chất lại là trạng thái cô đọng của năng lượng..
Vậy thì anh có thể hiểu toàn bộ sự sống và cái nhận thức, suy luận, đau khổ hiện sinh chỉ là biến đổi năng lượng mà thôi..
Khi nhận thức đc điều này anh vẫn cảm thấy mọi cảm xúc như vui vẻ, đau khổ tuy nhiên ko bám víu vào nó ...ko dằn vặt ko chấp trước
Khi đã ko còn bấu víu anh sẽ chấp nhận vào viện dưỡng lão 1 cách an nhàn...
Tặng anh vài câu nói về vô.ngã :
Chỉ có khổ, nhưng chẳng có người chịu khổ,
Có nghiệp, nhưng chẳng có người tạo nghiệp
Có giải thoát, nhưng không có người đạt giải thoát
Đường đi thì có, nhưng chẳng thấy người đi
✧✧✧
Không tìm được người tạo nghiệp
Chẳng có chúng sinh chịu nghiệp quả
Chỉ có những vật trống không
Ai nhận thức được như vậy là người có trí.
 
Ví dụ về già thay vì đi vdl thì lên chùa tu, ko biết chùa có chứa chấp ko nhỉ? :sure:
 
Nhưng nhiều khi ai cũng có việc, thế là đi làm hết để 1 mình bà ở nhà, khoá cửa đi làm thì sợ lỡ có gì bên trong thì ko ai vào giúp dc,
nhà có gắn camera không? sắm cho bà cái chuông báo động, bấm nút là tự động call điện thoại con cháu.
thuê người quen nào đó đến trông bà tạm khi ko có ai ở nhà
 
Mà phụ huynh từ dưới quê lên kêu ở cc cả ngày lại được mấy ngày thì buồn/chán đòi về, thì xử lý sao giờ
thì cho về quê sống tiếp chứ sao. xã hội bây giờ ko như ngày xưa, ai cũng phải tự thích nghi và thay đổi.
xóm t có ông bà cụ gần trăm tuổi, thằng con sống chung nhà là loại bất hiếu, ko chăm sóc gì mà cứ bòn tiền mỗi ngày, còn đứa con trai sống tận ở châu Âu thì rất hiếu thảo, mỗi ngày đều gọi video về thăm cha mẹ.
 
Viện lão cái con khỉ khô, không nuôi được thì tối cũng phải ráng ăn cùng mâm.
 
Back
Top