Khoảng 7 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường

manoao

Senior Member
Theo GS.TS Trần Hữu Dàng - chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tại Việt Nam, số người mắc bệnh đái tháo đường đang ngày một gia tăng, tỉ lệ người bệnh tăng gấp đôi so với 10 năm trước.

Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại TP.HCM đạt mục tiêu điều trị gia tăng từ 15% lên đến 63% - Ảnh: THU HIẾN
Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại TP.HCM đạt mục tiêu điều trị gia tăng từ 15% lên đến 63% - Ảnh: THU HIẾN

Trong số đó, hơn một nửa chưa được chẩn đoán, nghĩa là không được điều trị. Trong số những người đã được chẩn đoán và điều trị, chỉ có khoảng 1/3 đạt được mục tiêu điều trị...

Bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới
Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm.

Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, làm gia tăng gánh nặng y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiểu biết của cộng đồng về "kẻ giết người thầm lặng" này còn nhiều hạn chế.

Theo số liệu của Hiệp hội Phòng chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh này cũng ngày càng nhiều hơn.

Thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20 - 79 tuổi đã tăng hơn gấp ba lần và trong vòng 15 năm qua; chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường cũng tăng lên gấp ba lần.

Tại Việt Nam, hiện tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Bệnh gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe, tàn phế, thậm chí tử vong bởi thường được chẩn đoán, điều trị muộn.

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.

Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên nhìn chung số bệnh nhân đái tháo đường chưa được phát hiện và điều trị còn khá lớn - Ảnh minh họa
Tuy nhiên nhìn chung số bệnh nhân đái tháo đường chưa được phát hiện và điều trị còn khá lớn - Ảnh minh họa

Tỉ lệ trẻ em mắc đái tháo đường có xu hướng tăng

Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em mắc đái tháo đường có xu hướng tăng, trong đó đái tháo đường type 1 chiếm 90%. Dữ liệu từ các bệnh viện chuyên khoa nhi cho thấy cả nước có khoảng 2.000 trẻ được chẩn đoán đái tháo đường type 1.

Theo Bộ Y tế, điều này liên quan đến yếu tố môi trường như mức độ đô thị hóa, mật độ dân số, tình trạng kinh tế - xã hội, vĩ độ hoặc khoảng cách xa hơn so với đường xích đạo. Các yếu tố tiềm ẩn sự khác biệt về địa lý trong tỉ lệ mắc đái tháo đường type 1 ở trẻ em vẫn chưa được hiểu rõ.

Thông tin của Bộ Y tế cũng cho thấy nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ mắc đái tháo đường type 1 ở trẻ em theo giới tính. Tuy nhiên, trẻ nam trên 15 tuổi chiếm ưu thế trong tỉ lệ mắc đái tháo đường type 1.

Con số này thay đổi theo độ tuổi, tuổi khởi phát hay gặp nhất từ 10-14 tuổi ở nhiều quần thể. Những năm gần đây, độ tuổi khởi phát bệnh đang có xu hướng giảm dần ở một số quốc gia.

Tỉ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em cao nhất vào những tháng mùa thu và mùa đông. Dịch tễ học của bệnh đái tháo đường ở trẻ em đang tiếp tục thay đổi với sự khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia và các nhóm nhân khẩu học khác nhau trong chính các quốc gia.

Tại Việt Nam, hiện chưa có dữ liệu đầy đủ về dịch tễ của đái tháo đường type 1.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, trong 33 năm có 943 trẻ được chẩn đoán đái tháo đường type 1, đến nay số trẻ mắc nhỏ hơn 18 tuổi vẫn đang được điều trị và quản lý là 586 trẻ. Số trẻ mắc đái tháo đường type 1 có xu hướng gia tăng trong cả nước từ 7 năm gần đây.

Theo đó, từ năm 2017 - 2023 mỗi năm có từ 60 - 95 trẻ mới được chẩn đoán đái tháo đường type 1.
PGS.TS Trần Minh Điển - chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương - cho biết đái tháo đường type 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, gặp ở từ nhóm tuổi sơ sinh, đến bất kỳ nhóm tuổi nào và ở bất kỳ thời điểm nào đều có thể phát hiện ra.

Tuy nhiên đôi khi có những trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở tình trạng hôn mê, nhiễm toan, nguy cơ đe dọa tính mạng.

Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng insulin ban đầu ở bệnh viện, sau đó liều ổn định sẽ điều trị tại nhà. Với bệnh này chủ yếu tập trung vào theo dõi bệnh nhân, điều trị phù hợp giảm thiểu nhất biến chứng.

Để tăng cường chuẩn hóa và chất lượng trong khám bệnh, chữa bệnh đái tháo đường type 1, dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật và các khuyến cáo quốc tế, Bộ Y tế đã triển khai xây dựng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên, tập trung chủ yếu vào thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 1.

Theo Bộ Y tế, hơn 77% số ca tử vong tại Việt Nam liên quan đến bệnh không lây nhiễm và tỉ lệ này có xu hướng tăng.
 
Dân càng ngày càng thích gạo đánh bóng nên tiểu đường cao là đúng rồi.
Các cụ ngày xưa buổi ăn 7,8 bát cơm chả sao. (lớp vỏ lụa ngoài hạt gạo là chất chống tiểu đường tốt nhất đến thời điểm hiện tại)
Thời xưa chỉ người giàu ăn gạo trắng bóng, tương tự bên châu âu là bánh mì ruột trắng. Giờ bánh mì nguyên cám còn đắt hơn bánh mì trắng.
 
Dân càng ngày càng thích gạo đánh bóng nên tiểu đường cao là đúng rồi.
Các cụ ngày xưa buổi ăn 7,8 bát cơm chả sao. (lớp vỏ lụa ngoài hạt gạo là chất chống tiểu đường tốt nhất đến thời điểm hiện tại)
quan niệm các cụ là đến bữa cứ phải ăn cơm. chứ như nhà tôi chỉ có bữa trưa là ăn tầm 1 bát rưỡi cơm, còn tối thì bỏ, chỉ ăn mỗi thức ăn
 
Dân càng ngày càng thích gạo đánh bóng nên tiểu đường cao là đúng rồi.
Các cụ ngày xưa buổi ăn 7,8 bát cơm chả sao. (lớp vỏ lụa ngoài hạt gạo là chất chống tiểu đường tốt nhất đến thời điểm hiện tại)
Nói thật với fen, tôi không tin các cụ mấy, lớp già bị tiểu đường đầy, dân lao động nhé! Từ lúc về tỉnh lẻ làm ăn nghe mấy ông khoe: giàu mới bệnh chứ dân làm đồng làm rẫy nó khoẻ người; rốt cuộc vẫn đột quỵ, ung thư, đái tháo… đầy như rươi. Em tôi làm bệnh viện Cần Thơ, hỏi bệnh án toàn công nhân, rất nhiều người trẻ nốc thuốc điều trị như thực phẩm bổ sung thì nguy cơ tỏi sớm thôi.
 
Tôi bữa giờ trưa, tối chỉ 1 bát cơm lưng ko dám ăn nhiều, sáng thì do thói quen nên ăn nhiều hơn nhưng nhiều phần toping chứ vẫn ăn ít tinh bột.
 
quan niệm các cụ là đến bữa cứ phải ăn cơm. chứ như nhà tôi chỉ có bữa trưa là ăn tầm 1 bát rưỡi cơm, còn tối thì bỏ, chỉ ăn mỗi thức ăn

Quan niệm gì. Ăn cơm thì nó no lâu với dễ ăn thôi. Có điều kiện thì tùy chọn, miễn đủ dinh dưỡng.
 
Quan niệm gì. Ăn cơm thì nó no lâu với dễ ăn thôi. Có điều kiện thì tùy chọn, miễn đủ dinh dưỡng.
Ăn cơm nó rẻ nữa. Giờ thử một tháng không ăn cơm thấy tiền ăn tăng đáng kể luôn ấy.
 
Nói thật với fen, tôi không tin các cụ mấy, lớp già bị tiểu đường đầy, dân lao động nhé! Từ lúc về tỉnh lẻ làm ăn nghe mấy ông khoe: giàu mới bệnh chứ dân làm đồng làm rẫy nó khoẻ người; rốt cuộc vẫn đột quỵ, ung thư, đái tháo… đầy như rươi. Em tôi làm bệnh viện Cần Thơ, hỏi bệnh án toàn công nhân, rất nhiều người trẻ nốc thuốc điều trị như thực phẩm bổ sung thì nguy cơ tỏi sớm thôi.
Thím xem mấy bạn đồng bào trên Tây Nguyên ăn cơm chưa ?
1 bữa ăn 1 kg cơm, căn bản các bạn ấy làm việc nặng không ăn thế lấy sức đâu mà làm.
 
ăn cơm ko gây đái tháo đường, chủ yếu vẫn do tổng lượng đường nạp vào cơ thể thôi... càng về già vị giác càng kém nên 1 là ăn siêu mặn bị cao huyết áp, 2 là ăn siêu ngọt tiểu đường thôi...
đáng lo ngại nhất bây giờ tiểu đường ở độ tuổi trẻ... đi làm về khuya khoảng 10-11h tối mà 1 hàng dài các bạn trẻ đứng chờ mua trà sữa là hiểu rồi...
rZ0SlYx.png

Nói thật với fen, tôi không tin các cụ mấy, lớp già bị tiểu đường đầy, dân lao động nhé! Từ lúc về tỉnh lẻ làm ăn nghe mấy ông khoe: giàu mới bệnh chứ dân làm đồng làm rẫy nó khoẻ người; rốt cuộc vẫn đột quỵ, ung thư, đái tháo… đầy như rươi. Em tôi làm bệnh viện Cần Thơ, hỏi bệnh án toàn công nhân, rất nhiều người trẻ nốc thuốc điều trị như thực phẩm bổ sung thì nguy cơ tỏi sớm thôi.
 
quan niệm các cụ là đến bữa cứ phải ăn cơm. chứ như nhà tôi chỉ có bữa trưa là ăn tầm 1 bát rưỡi cơm, còn tối thì bỏ, chỉ ăn mỗi thức ăn

Nói thật với fen, tôi không tin các cụ mấy, lớp già bị tiểu đường đầy, dân lao động nhé! Từ lúc về tỉnh lẻ làm ăn nghe mấy ông khoe: giàu mới bệnh chứ dân làm đồng làm rẫy nó khoẻ người; rốt cuộc vẫn đột quỵ, ung thư, đái tháo… đầy như rươi. Em tôi làm bệnh viện Cần Thơ, hỏi bệnh án toàn công nhân, rất nhiều người trẻ nốc thuốc điều trị như thực phẩm bổ sung thì nguy cơ tỏi sớm thôi.
Do đời sống lên nên ăn dc nhìu (hơn so với ngày xưa) mà vẫn nốc chế độ ăn cũ (nhìu cơm, nhìu mắm).
Một phần là các loại gia vị như mắm, nc tương, tương ớt bây giờ toàn hàng công nghiệp fake (nên rẻ lòi, bệnh đầy) . Chứ nc tương, nc măm xưa nó đắt vì nguyên liệu thật,ủ lâu mới ra dc 1 mẻ.

Nhưng vn tieu đường còn thấp đấy chứ bọn trung á thì thôi rồi, 30% nghĩa là 1/3 người lớn bị .

1719803844132.png
 
giảm tí thôi , cắt 1 chén cơm là uống 2 ly cd sua 1 ngay vô tư.
lao động đầu óc nhiều nên nhanh đói lắm fence, ăn thịt đỏ nhiều cũng sợ, rau sạch cũng hiếm mà mất thời gian mua nấu, thôi thì ăn 2-3 bát cơm 1 bữa chắc cũng ko quá mức.
 
Thím xem mấy bạn đồng bào trên Tây Nguyên ăn cơm chưa ?
1 bữa ăn 1 kg cơm, căn bản các bạn ấy làm việc nặng không ăn thế lấy sức đâu mà làm.
Đồng bào mình không rõ nhưng dân lao động chân tay ở Bình Thuận cánh đàn ông ăn rất nhiều mỡ động vật. Gái trẻ hạn chế hơn nhưng một số em ăn nhiều tinh bột, cơ bản là hồi nhỏ phụ huynh có tật “ Ăn nữa đi con! Ráng ăn nữa!”. Mình 35 tuổi đầu mà có giỗ tiệc ông bà là dì mợ đều mớm câu “ Ăn nữa đi con!”, biểu hiện một thời đói kém, có ăn là ăn dọng ăn cố, giờ thừa mứa vẫn vậy thì sinh ra béo, béo phì, béo cute… :go:
 
Cơ bản bây h lười vc, đi làm xong về đéo tập luyện thêm. Các cụ xưa ăn xong ra đồng làm sml ra nó cũng đỡ hơn.
các cụ mà sống lâu ko mấy bệnh tật là các cụ khoẻ mạnh ấy chứ, chứ về quê hỏi các cụ bao nhiêu người cùng thời với các cụ chết trẻ chết trung niên mà xem
Web-Dan-so-2-1-1648822592.jpg
 
Last edited:
Back
Top