Không có hộ khẩu, con công nhân không được học THPT công lập

Resius

Senior Member
Tại Quyết định 1117/QĐ-UBND TP.Hà Nội về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023, có đề cập điều kiện dự tuyển của thí sinh đó là học sinh hoặc bố mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc được xác nhận nơi thường trú tại Hà Nội. Quy định này khiến nhiều gia đình công nhân có con vào cấp 3 không được thi vào trường công lập.

Không có hộ khẩu, con công nhân không được học THPT công lập
Con trai đầu của anh Nguyễn Văn Thăng học lớp 10. Ảnh: Phương Hân
Bất cập trong chính sách
Anh Nguyễn Văn Thăng (nhân viên công nghệ thông tin) cùng vợ (công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) sống ở gần khu công nghiệp này đã gần 17 năm.

Anh Thăng có 2 người con (một cháu lớp 10 cháu còn lại học lớp 3). Anh Thăng cho biết, hệ mầm non, tiểu học, trung học, con trai đầu của anh vẫn được học ở trường công lập. Tuy nhiên, đến cấp 3 quy định thay đổi, đó là vợ chồng anh hoặc con phải có hộ khẩu ở Hà Nội mới đủ điều kiện nên con anh dù có học lực khá cũng không thể thi vào cấp 3 công lập.

Theo anh Thăng, việc không có sổ hộ khẩu không được thi vào cấp 3 công lập đã tồn tại từ nhiều năm nay. Khi anh bày tỏ thắc mắc tới cơ quan liên quan thì được giải thích “do hệ thống cấp 3 công lập trên địa bàn đang quá tải”. Có những người bạn của anh, mua được đất ở Hà Nội nhưng chưa xây nhà, khi con lên cấp 3 vẫn phải học dân lập vì không có sổ hộ khẩu.

Một số gia đình xác định không đủ chi phí cho con học dân lập ở Hà Nội nên đã cho con về quê; anh Thăng nghĩ đến phương án nhập khẩu cho con vào gia đình khác nhưng sợ phiền hà về sau nên quyết định cho con học trường dân lập ở ngoại thành.

Trường dân lập con của anh Thăng theo học có mức học phí 30 triệu đồng/học kỳ, nếu tính cả chi phí sinh hoạt, cơ sở vật chất thì mỗi tháng, anh Thăng chi khoảng 11 triệu đồng cho việc học của con. Để có tiền cho con học, vợ chồng anh Thăng phải rất cố gắng đầu tư, xác định không có tiền tiết kiệm mua nhà.
Về quy định cha mẹ hoặc học sinh có hộ khẩu mới được học công lập, anh Thăng cho rằng, đây là điều quá bất cập và thiệt thòi cho các con vì học tập là quyền lợi chính đáng nhưng lại bị bó hẹp bởi quy định quy định này.
Cần bình đẳng
Từ mầm non đến cấp THCS, con của chị Hoàng Thị Tâm (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) đều được học trường công lập, nhưng khi lên THPT, con chị phải đi học ở trường dân lập do vợ chồng chị không có hộ khẩu tại Hà Nội. “Trước đây tôi không biết đến vấn đề này. Đến năm cháu lớn học lớp 9, chúng tôi mới nắm được thông tin cháu sẽ không được vào THPT công lập” - chị Tâm nói.

Vợ chồng công nhân này thuê trọ tại chung cư CT1A (khu chung cư công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã nhiều năm nay. Gia đình chị - gồm vợ chồng và 4 con - vẫn tạm trú, không có hộ khẩu tại Hà Nội. “Khi nghe thông tin những trường hợp bố mẹ không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì con sẽ không được dự tuyển vào trường THPT công lập, vợ chồng tôi và cháu rất buồn. Chúng tôi cảm giác như bị phân biệt chỉ vì mình không có hộ khẩu ở Hà Nội” - chị Tâm nhớ lại. Không được dự tuyển vào trường công lập, không muốn gửi con về quê, chị Tâm đành cho con thi vào trường dân lập.

“Thời gian đầu, cháu bị ảnh hưởng về mặt tâm lý khi buộc phải thi vào trường dân lập” - chị Tâm kể lại. Hiện tại, cháu lớn đã học lớp 12. “Mỗi kỳ tôi phải đóng cho cháu 10 triệu đồng tiền học phí (mỗi tháng hơn 2 triệu đồng). Tổng chi phí 1 tháng dành cho cháu là hơn 3 triệu đồng” - chị Tâm nói. Nếu được học trường công, chi phí học tập của cháu sẽ giảm, cuộc sống của gia đình công nhân này sẽ bớt đi phần nào khó khăn.
https://laodong.vn/cong-doan/khong-co-ho-khau-con-cong-nhan-khong-duoc-hoc-thpt-cong-lap-1109538.ldo
 
Bên phường/xã nó căn cứ vào hộ khẩu để đưa chỉ tiêu xuống, anh chị không hộ khẩu không đăng kí mà cứ ngoác mồm lên đòi thì người ta phải làm như thế nào ? Có KT3 thì cũng được xét hồ sơ đăng kí còn gì.
Công nhân đi làm cả ngày thì trình cái gì , ký cái gì
miNbbC0.png

Lúc công nhân nghỉ, thì chánh quyền cũng nghỉ, 2 bên không có cơ hội đăng ký thì làm ăn gì !
97YPKmR.png
 
Công nhân đi làm cả ngày thì trình cái gì , ký cái gì
miNbbC0.png

Lúc công nhân nghỉ, thì chánh quyền cũng nghỉ, 2 bên không có cơ hội đăng ký thì làm ăn gì !
97YPKmR.png
chứ bây giờ anh đòi chánh quyền phải xuống tận nhà để đăng kí cho a à ? Nghĩa vụ anh đến ở chỗ mới thì phải đi đăng kí tạm trú / tạm trú đủ thời gian thì có KT3. Anh không làm xong nghĩa vụ mà đi ngoác mồm đòi quyền lợi, khôn vậy ai chơi lại a?
 
Theo anh Thăng, việc không có sổ hộ khẩu không được thi vào cấp 3 công lập đã tồn tại từ nhiều năm nay. Khi anh bày tỏ thắc mắc tới cơ quan liên quan thì được giải thích “do hệ thống cấp 3 công lập trên địa bàn đang quá tải”. Có những người bạn của anh, mua được đất ở Hà Nội nhưng chưa xây nhà, khi con lên cấp 3 vẫn phải học dân lập vì không có sổ hộ khẩu.
Nếu đúng như vậy thì anh chị không thể trách địa phương được. Họ buộc phải ưu tiên người có hộ khẩu trước đã.
 
chứ bây giờ anh đòi chánh quyền phải xuống tận nhà để đăng kí cho a à ? Nghĩa vụ anh đến ở chỗ mới thì phải đi đăng kí tạm trú / tạm trú đủ thời gian thì có KT3. Anh không làm xong nghĩa vụ mà đi ngoác mồm đòi quyền lợi, khôn vậy ai chơi lại a?
Hội phụ nữ, tổ trưởng tổ dân phố, công an khu vực đâu
miNbbC0.png

Đội này chả phải ở gần nhân dân nhất sao ? việc của đội này là kiểm soát nhân khẩu, thường trú tạm trú, mà nhân dân cần lao ở đấy 4,5 năm trời chưa có 1 tờ giấy để kiểm soát thì ăn lương nhân dân làm gì
FZiM7i0.png
 
Hội phụ nữ, tổ trưởng tổ dân phố, công an khu vực đâu
miNbbC0.png

Đội này chả phải ở gần nhân dân nhất sao ? việc của đội này là kiểm soát nhân khẩu, thường trú tạm trú, mà nhân dân cần lao ở đấy 4,5 năm trời chưa có 1 tờ giấy để kiểm soát thì ăn lương nhân dân làm gì
FZiM7i0.png
ờ mà đm có việc thì chúng nó làm như nhân dân cần lao là tội phạm
 
Nếu đúng như vậy thì anh chị không thể trách địa phương được. Họ buộc phải ưu tiên người có hộ khẩu trước đã.
Tỉ lệ chọi đã căng vl r. Giờ mà ko siết thì chúng nó còn đổ về đông nữa. Các ông thích học trường công thì về quê học, để cơ hội cho dân địa phương chứ.
 
Nếu đúng như vậy thì anh chị không thể trách địa phương được. Họ buộc phải ưu tiên người có hộ khẩu trước đã.
đúng, KT3 là dễ nhất rồi, k cần có đất chỉ cần thuê cố định thời gian dài là được, cũng không chịu làm.
thói bỏ trôi cuộc đời, nước đến chân mới nhảy, đéo chịu lo cho con giờ đi đổ lỗi cho xã hội
có con sắp đi học thì đã phải tìm hiểu từ cả năm trước, giờ hội nhóm trên mxh rất nhiều tha hồ tham khảo
 
Công nhân đi làm cả ngày thì trình cái gì , ký cái gì
miNbbC0.png

Lúc công nhân nghỉ, thì chánh quyền cũng nghỉ, 2 bên không có cơ hội đăng ký thì làm ăn gì !
97YPKmR.png
nghỉ ngày làm giấy tờ thì chết à. cứ lấy lý do cơm áo gạo tiền ra chống chế. việc của con cái là quan trọng nhất ko có lý do gì hết
 
Bỏ cmn hộ khẩu rồi mà cứ hành cmn nhau :censored:Có kt3 là biết sống ở kv đó rồi, người ta ko có điều kiện mới xin vô công lập, gặp mấy ông cứ hành dân... nếu dân đông quá thì bớt xây tượng lại, xây nhiều trường vô...
 
Back
Top