Kiến nghị xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn ở mức cao, kể cả khi chưa gây hậu quả

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Ý kiến cho rằng cơ quan chức năng nên nghiên cứu việc xử lý tài xế có nồng độ cồn "vượt ngưỡng" ở mức phạt mạnh hơn, kể cả xử lý hình sự.

1706514986613.png

Một tài xế có nồng độ cồn tranh cãi với cảnh sát - Ảnh: HỒNG QUANG

Đa dạng hóa hình thức và nghiên cứu bỏ tù tài xế vi phạm nồng độ cồn là nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp Bộ Y tế tổ chức, sáng 29-1.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nhu cầu đi lại của người dân tăng cao trong dịp cao điểm Tết Giáp Thìn, đồng thời các đơn vị chức năng đang trong giai đoạn hoàn thiện các dự thảo luật liên quan.

"Người uống 5 cốc bia hay 30 cốc đều bị xử phạt như nhau"

Tại hội thảo, thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, cho hay từ năm 2022 đến nay, cảnh sát giao thông cả nước đã đồng loạt thực hiện quyết liệt việc xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với tài xế; bước đầu hình thành thói quen của người tham gia giao thông "đã uống rượu, bia không lái xe".

Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người tham gia giao thông trong cơ thể có nồng độ cồn. Cá biệt vẫn xuất hiện những vụ tai nạn liên hoàn, làm chết và bị thương nhiều người, gây tai nạn rồi bỏ chạy, chống lại người thi hành công vụ…

Trước tình trạng giao thông hiện nay, ông Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đánh giá các quy định xử lý nồng độ cồn đối với tài xế ở nước ta tương đối đầy đủ, chặt chẽ. Tuy nhiên, qua phân tích, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thấy rằng vẫn có thể sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để làm tốt hơn.

Theo ông Minh, hiện mức xử phạt hành chính đối với vi phạm nồng độ cồn đã ở mức tương đối cao, tạo được sức răn đe tốt. Dù vậy pháp luật hiện hành quy định những người có nồng độ cồn ở mức trên 0,4mg/l khí thở, dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt. Vị này lấy ví dụ về việc người uống 5 cốc bia hay 30 cốc, đều có thể bị xử phạt hành chính ở mức như nhau.

"Điều này chưa phù hợp và chưa tương xứng với mức độ vi phạm. Theo chúng tôi nếu vượt qua mức 3 hoàn toàn có thể tách ra để xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự, kể cả chưa gây hậu quả", ông nói,

Để thực hiện việc xử lý vi phạm nồng độ cồn đặc biệt nghiêm trọng như vậy, theo ông Minh, cơ quan chức năng cần nghiên cứu để sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, cơ quan chuyên môn ngành y tế cần có văn bản nêu rõ nồng độ cồn ở mức nào là ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng và khiến người điều khiển sẽ mất kiểm soát hoàn toàn.

Ngoài ra ông đề xuất nghiên cứu thêm việc đa dạng hóa hình thức xử phạt như: trừ điểm bằng lái, phạt lũy tiến, buộc học và thi lại bằng lái xe, lao động công ích, treo bằng, tịch thu bằng, buộc lắp thiết bị kiểm soát nồng độ cồn trên xe…

...............
 
Cho ở tù, tước bằng lái -> sau khi ra tù đủ mấy năm mới cho sát hạch lại bằng lái :byebye: học tập thằng sing đó :go:
Làm như vậy giảm được phương tiện lưu thông :haha:
Mà không đủ chỗ cho ở tù, nặng tiền ngân sách nuôi cơm mấy bơm nhậu nữa :canny:
 
Làm vậy cũng được. Nhưng chỉ lên tổ chức lập biên bản xử lý hình sự tại các chốt, đội liên ngành, không có công an. Tổ liên ngành lấy gồm Bộ Tư pháp + Bộ Văn hoá + Bộ LĐTBXH (Đây là những bộ tính "trong ngành" thấp). Để đảm bảo ít cá lọt lưới và tránh 1 ngành trở nên quyền lực quá lớn áp đảo.
 
Back
Top