thảo luận Kiến trúc cache cho Web Server chuyên WordPress

thogaubong

Junior Member
Xin chào mọi người ạ,
Mình đang tìm tòi học hỏi để xem kiến trúc Cache nào cho 1 Web Server chuyên phục vụ làm Website bằng WordPress. Mình có đôi chút kiến thức và thắc mắc như sau. Mong được cùng anh em thảo luận, chỉ giáo và hướng dẫn thêm ạ.

Mình tìm hiểu thì nếu làm Web Server cho WordPress "dữ" nhất là combo: Apache + Nginx (Reverse Proxy) ạ (Nhằm xử lý tốt phần dynamic lẫn static của Website). => Cách này với các công nghệ hiện tại có còn hiệu quả không ạ? Có giải pháp nào khác không ạ?

Mình có tìm hiểu ra cần các cache sau:
  • NGINX FastCGI Cache
  • Opcode Caching => Zend Opcache
  • Object Caching => Redis Cache
Ngoài ra mình có tìm thì có nghe đến thêm các tầng Cache khác như là:
  • Database Caching
  • HTTP Cache
  • HTML Cache
Mong được mọi người giải thích hướng dẫn thêm việc kết hợp giữa các tầng cache này, các công nghệ ứng dụng tốt hiện tại. Ưu nhược điểm thực tế production thế nào? Ngoài ra còn có thể cache ở tầng nào nữa, tên của khái niệm ấy? :D
Rất mong được cùng mọi người chia sẽ kinh nghiệm, thiết kế ứng dụng công nghệ vào từng tầng Cache trên ạ :D
 
Mình tay ngang phần backend nhưng đọc mấy cái của bạn thấy nó tập trung vào tối ưu phần service trên phía backend, cái này là thuộc công việc của ông quản lý/tối ưu backend server.
Về Production mà scale lớn, web nói chung là l7 application thì thường đứng sau con cân bằng tải (LB) nhé bạn. Với cloud thì nó cũng LB nhưng là LB ảo hoá, chức năng tương tự hết. LB sẽ đóng vai trò reverse proxy, vừa cân bằng tải, vừa cache. Cache trên LB thì cách cả HTTP lẫn HTTPS (nếu bạn cấu hình SSL Offload trên LB). LB còn có tính năng tường lửa (WAF) chống mấy cái kiểu như OWASP ấy.
 
Mình tay ngang phần backend nhưng đọc mấy cái của bạn thấy nó tập trung vào tối ưu phần service trên phía backend, cái này là thuộc công việc của ông quản lý/tối ưu backend server.
Về Production mà scale lớn, web nói chung là l7 application thì thường đứng sau con cân bằng tải (LB) nhé bạn. Với cloud thì nó cũng LB nhưng là LB ảo hoá, chức năng tương tự hết. LB sẽ đóng vai trò reverse proxy, vừa cân bằng tải, vừa cache. Cache trên LB thì cách cả HTTP lẫn HTTPS (nếu bạn cấu hình SSL Offload trên LB). LB còn có tính năng tường lửa (WAF) chống mấy cái kiểu như OWASP ấy.
Dạ cảm ơn bạn đã chia sẻ ạ :D
 
Mình tìm hiểu thì nếu làm Web Server cho WordPress "dữ" nhất là combo: Apache + Nginx (Reverse Proxy) ạ (Nhằm xử lý tốt phần dynamic lẫn static của Website). => Cách này với các công nghệ hiện tại có còn hiệu quả không ạ? Có giải pháp nào khác không ạ?
Site t vẫn chiến combo này
 
thời buổi giờ qua container với high availablity hết rồi phen. Nên LEMP stack là dc rồi, nếu muốn hệ đơn giản thì docker swarm + ceph/glusterfs + master&master.

Còn cache cho Wp thì object cache cho các thao tác về csdl (core của nó luôn) và varnish cho các trang tĩnh.
 
Xin chào mọi người ạ,
Mình đang tìm tòi học hỏi để xem kiến trúc Cache nào cho 1 Web Server chuyên phục vụ làm Website bằng WordPress. Mình có đôi chút kiến thức và thắc mắc như sau. Mong được cùng anh em thảo luận, chỉ giáo và hướng dẫn thêm ạ.

Mình tìm hiểu thì nếu làm Web Server cho WordPress "dữ" nhất là combo: Apache + Nginx (Reverse Proxy) ạ (Nhằm xử lý tốt phần dynamic lẫn static của Website). => Cách này với các công nghệ hiện tại có còn hiệu quả không ạ? Có giải pháp nào khác không ạ?

Mình có tìm hiểu ra cần các cache sau:
  • NGINX FastCGI Cache
  • Opcode Caching => Zend Opcache
  • Object Caching => Redis Cache
Ngoài ra mình có tìm thì có nghe đến thêm các tầng Cache khác như là:
  • Database Caching
  • HTTP Cache
  • HTML Cache
Mong được mọi người giải thích hướng dẫn thêm việc kết hợp giữa các tầng cache này, các công nghệ ứng dụng tốt hiện tại. Ưu nhược điểm thực tế production thế nào? Ngoài ra còn có thể cache ở tầng nào nữa, tên của khái niệm ấy? :D
Rất mong được cùng mọi người chia sẽ kinh nghiệm, thiết kế ứng dụng công nghệ vào từng tầng Cache trên ạ :D
mấy cái cache thì mình không nói, nhưng chỗ bôi đen thì bạn đã thử so sánh với litespeed enterprise chưa mà kết luận nó dữ nhất rồi :D ah nó cũng có cái lscache cũng bá đạo cho wordpress lắm đó
 
Bạn còn chưa biết litespeed :D có bản free đó.
còn như tụi mình doanh nghiệp nhỏ chơi mì gói ăn liền luôn, combo cyberpanel (litespeed free + Redis cache + combo cloudflare update ip, firewall, cache, dns)
 
Back
Top