Kinh doanh vận tải cần bộ tiêu chí đạo đức

lemons

Senior Member
Với sự phát triển của thị trường vận tải, bên cạnh mặt tích cực cũng có không ít hệ lụy, nhất là câu chuyện đạo đức kinh doanh. Một số ý kiến cho rằng, cần xây dựng bộ tiêu chí đạo đức trong lĩnh vực này.

Nhan nhản vi phạm kinh doanh vận tải
Cuối tháng 2/2024, mạng xã hội xôn xao thông tin một nữ hành khách tố xe khách ở Quảng Ninh thu giá vé cao, khi bị ý kiến tài xế liền giở giọng côn đồ đòi tiền và đuổi khách xuống giữa đường cao tốc. Thậm chí, phụ xe còn bóp cổ nữ hành khách.

Kinh doanh vận tải cần bộ tiêu chí đạo đức- Ảnh 1.
Nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng bộ tiêu chí, đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng. Ảnh: Tạ Hải.

Trước đó, đầu tháng 1/2024, trên tuyến quốc lộ 2 đoạn qua xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, xe khách giường nằm của nhà xe Hạnh Quân chạy tuyến Mỹ Đình - Hà Giang đã chèn ép và liên tục đánh võng, không cho xe khách của nhà xe Hải Phú vượt, khiến nhiều hành khách bức xúc.

Cách đây chưa lâu, vụ việc lái xe của nhà xe Thành Bưởi dù đã bị tước bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe gây tai nạn làm 5 người chết cũng đã gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức trong kinh doanh vận tải khách. Chỉ trong 9 tháng, nhà xe này bị tước phù hiệu tới 246 lần.

Trên đây là một số ví dụ vi phạm về đạo đức kinh doanh vận tải khiến dư luận bức xúc. Không chỉ vận tải hành khách, sự bát nháo của vận tải hàng hóa cũng trong tình cảnh tương tự, đặc biệt là những trường hợp cố tình chở quá tải, tàn phá đường sá.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, bên cạnh việc nhiều thương hiệu vận tải uy tín ra đời, người dân được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn, hiện tượng xe hợp đồng trá hình gây mất trật tự ATGT vẫn còn tồn tại dai dẳng. Với vận tải hàng hóa, tình trạng xe chở quá khổ, quá tải diễn biến phức tạp.

Trước thực trạng trên, vừa qua đoàn ĐBQH TP.HCM đã đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu quy định bộ tiêu chí, đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực vận tải để bảo vệ quyền lợi khách hàng.
 
điều 1: cán chết đền ít hơn
meoqQpA.png
 
Nếu ta có hệ thống tàu điện liên tỉnh thì có phải mấy nhà xe như này chết hết từ lâu rồi không? Có phải số lượng các vụ tai nạn giao thông giảm được bảy tám phần rồi không? Giờ xiết chặt quá thì mấy nhà xe này lấy đâu ra lãi, mà không xiết chặt thì lại nguy hiểm biết bao nhiêu. Từ hồi làm gắt gắt vụ bến xe Mỹ Đình, lắp cam tránh xe bắt khách cao tốc là bao nhiêu nhà xe trên tôi nghỉ hết, sau mới nghĩ ra trò Limousine nhưng cũng đang bị dẹp dần. Mong nước ta sẽ có hệ thống tàu điện liên tỉnh sớm mà chắc lúc ấy tôi xanh cỏ rồi.
 
Vậy là kinh doanh mấy cái nghành ngề khác thì ko cần đạo đức hả ???? Mà phải xét riêng cho vận tải ? Công bằng ở đâu ?????? :ah: :ah: :ah: :ah: :ah: :ah: :ah: :ah: :ah: :ah:
 
Từ lớn đến bé, từ thượng đến hạ, từ cao đến thấp... mở mồm ra là nói về đạo đức. Clg cũng thiếu, đói ăn đói mặc, vất vả thì chỉ có đạo dụ chứ đạo đức cái gì.
Ai, làm gì, môi trường nào mà chẳng có nội quy, điều lệ, luật pháp. Bám vào đấy mà sống, sống chuẩn, hành luật chuẩn, tự nhiên xã hội nó sạch. Sạch trước đã, tốt-đạo đức nói sau.
Chưa thấy xứ nào nói nhiều về đạo đức nhưng cũng nhiều người sống vô đạo đức như xứ này.
 
Để số điện thoại của ông giám đốc lên xe, khi cần bà con gọi lên được là đỡ liền hà. Rồi mấy trang mạng xã hội đánh giá nhà xe, làm ăn không đàng hoàng thì không ai đi nữa, dần tự cải thiện ngay.
 
Back
Top