kiến thức Kinh nghiệm Thế quyền bảo hiểm vật chất với bên thứ 3

tin_truc22

Senior Member
Bài viết dựa vào kinh nghiệm của mình qua sự việc đã mở thớt than thở ở đây:
Tóm tắt vụ việc là tai nạn xảy ra giữ xe 16 chỗ, và xe 7 chỗ của bạn mình vào tháng 4/2023. Lỗi hoàn toàn do xe 16 chỗ có kết luận của cơ quan điều tra. Và vấn đề vướng mắt với việc đền bù do bảo hiểm. Sau 6 tháng cuối cùng đã tạm xong 90% vụ việc nên viết kiến thức chia sẻ cho mọi người.

TLDR: Bên thứ 3 hoàn toàn lỗi thì bảo hiểm cũng phải sửa đền cho xe => bảo hiểm sau đó đi mà đòi bên thứ 3 đừng bắt chủ xe tự đi đòi.
B05573C7D286F71C7ADA4DB7AB9461113a348ad232ffbe95-1698254359881070965-1698254360895242905-inpai...jpg


I. Các căn cứ của mình trong sự việc:

Phương châm khi xảy ra vụ việc:

1. THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT - Tất cả các bên phải tuân theo pháp luật hiện hành không phải 1 bên cao hơn bên kia. Pháp luật bao gồm văn bản luật, và dưới luật gồm các nghị định hướng dẫn ...
2. Tôn trọng hợp đồng - Mỗi hãng bảo hiểm mỗi hợp đồng dù tuân theo các luật nghị định nhưng vẫn có những điểm khác nhau do chính sách mỗi công ty, hoặc giá trị mua bảo hiểm. Nên mỗi sự việc đều xử lý theo hướng căn cứ vào hợp đồng, dĩ nhiên điều khoản nào trái pháp luật thì mặc định không có hiệu lực. Điều khoản nào không rõ ràng thì được giải thích có lợi cho bên không soạn hợp đồng (khách hàng) - điều 404 bộ luật dân sự.
3. Trung thực và đúng đắng - Việc thiếu trung thực hoặc nhập nhằng trong lúc làm việc với bảo hiểm có thể gây ra bất lợi sau này.

Hợp đồng và tài sản được bảo hiểm:
  • Bảo hiểm là bảo vệ tài sản được mua, và mua sự rủi ro khi xảy ra tổn thất.
  • Khi mua hợp đồng cho tài sản được bảo hiểm, thì khi thiệt hại xảy ra cho tài sản, người được bảo hiểm có quyền và (nghĩa vụ nếu muốn được bảo hiểm), thông báo cho bên bảo hiểm theo các phương thức theo hợp đồng, thường là qua Hotline điện thoại và văn bản đến công ty bảo hiểm. => thường mấy anh chủ xe chỉ biết sale xe hoặc sale bảo hiểm họ cũng chỉ là nhân viên phụ trách vấn đề chứ chưa phải là người đại diện hợp pháp. Như vậy hoàn toàn không hợp lệ và có thể làm bị khó dễ sau này. Thêm nữa là thường nhận được các câu trả lời không đúng, hoặc không đầy đủ. Ví dụ lỗi bởi bên thứ 3 thì trả lời đòi trực tiếp bên thứ 3 (và lờ đi vấn đề trách nhiệm của bảo hiểm trên tài sản).

Thế quyền là quyền lợi của bảo hiểm, nó không phải lý do bảo hiểm thoái thác khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:
- Sale bảo hiểm hay thậm chí 1 vài người xử lý vấn đề không nắm rõ quy định pháp luật thường làm sai vấn đề này. Vì khi có tổn thất cho tài sản được bảo hiểm, và không nằm trong phần loại trừ thì bảo hiểm phải đền toàn bộ tổn thất đó. Việc bên thứ 3 gây ra tổn thất không phải là 1 điều khoản loại trừ. Việc thế quyền cũng không phải là 1 điều khoản loại trừ bảo hiểm, mà chỉ là 1 quyền lợi của bảo hiểm SAU KHI CHI TRẢ.

- Nếu lỗi của người được bảo hiểm (không loại trừ ví dụ rượu bia vượt đèn đỏ đường cấm ...) thì bảo hiểm phải chi trả rồi, và nếu lỗi của bên thứ 3 thì cũng chả liên quan tới sự thật là tài sản bị thiệt hại và bảo hiểm phải đền bủ. Vì hợp đồng giao kết với chủ xe chứ có phải bên thứ 3 đâu, việc bên thứ 3 làm gì có đền hay không cũng chẳng liên quan gì tới bảo hiểm. Cũng y như chuyện bên thứ 3 nói có bảo hiểm rồi sao vẫn bắt người ta đền, vì nó không liên quan.

II. Quay trở lại vụ việc:

- Khi xảy ra tai nạn nếu không thiệt hại về sức khỏe tính mạng chỉ về vật chất thì cứ yên tâm không vấn đề gì lớn và sẽ được giải quyết. Đôi lúc người trong cuộc không nhìn ra vấn đề cần hỗ trợ. Thằng bạn mình lúc đó ngay phía trước cơ quan công an nên họ chạy ra làm việc luôn mọi thứ nhanh chóng. Nhưng có gọi hỏi mình hỗ trợ thì vấn đề bảo hiểm lúc đó mình nói đầu tiên mặc kệ tụi khác nói gì, cứ gọi điện thoại tổng đài thông báo và viết đầy đủ các giấy tờ bảo hiểm: Dù nó hỏi công an, chỗ bán bảo hiểm và đứa được giao nhiệm vụ xử lý tai nạn lúc đó của bảo hiểm đều trả lời là người gây tai nạn bồi thường chứ không phải bảo hiểm. Cũng chính nhờ mặc kệ mấy người xung quanh cứ làm theo đúng hợp đồng mà bảo hiểm không cách nào phải từ chối. Nhờ người thân hỗ trợ trong lúc này là điều cần thiết, người trong cuộc hay bị hoảng loạn lúc này lắm.

- Lúc sự việc xảy ra nên cân nhắc thiệt hại, theo mình thì sẽ có 1 mức thiệt hại rủi ro nào đó chấp nhận được, ví dụ với một vài hãng bảo hiểm thì dưới 10tr thì mình chỉ cần biết cách khai là đủ để nhận bồi thường. Nhưng vụ việc nhỏ vậy thì nên đòi 100% từ bên thứ 3 chứ lôi bảo hiểm mình vào thì lại thiệt hại cho mình. Thế quyền cho vấn đề nhỏ này cũng hơi khó khăn. Và với vụ việc nhỏ thì nên thỏa thuận giữa 2 bên để giảm nhất thiệt hại cho cả 2 và thỏa đáng cho cả 2. Tuy nhiên nếu đã thỏa thuận được thì chắc chẳng có vấn đề gì.

- Nếu thiệt hại lớn và cần sự bảo vệ của pháp luật thì cần gọi công an tới là điều chắc chắn => cơ quan công an sẽ xử lý mọi thứ theo đúng trình tự pháp luật vì vậy sẽ phiền 1 xíu, ví dụ giữ xe điều tra (từ 7 ngày tới 1 tháng), đi lại phiền hà cho các bên. Sẽ phạt thêm nếu vi phạm 1 cái gì đó (lỗi 50-50 chẳng hạn), giam bằng 3 tháng phạt ít nhất 12 triệu...

- Thường bên thứ 3 sẽ gợi ý đền bù 1 phần ví dụ đền chỉ 30% rồi đòi bảo hiểm lại coi như tự nhiên có 30%. Cái đó là rất dại, bảo hiểm do mình tự bỏ ra chả liên quan gì bên thứ 3. Bên thứ 3 phải đền vì lỗi của mình chứ chẳng lẽ không. Việc này cũng ảnh hưởng tới bảo hiểm nên thường có khoản chế tài về vấn đề tự ý thỏa thuận cái này nếu mấy anh trung thực có thông báo đầy đủ có văn bản có người làm chứng thì chả sao. Lưu ý là thường bên thứ 3 sẽ có bảo hiểm TNDS dưới 100tr. Nên nếu cần mang vụ việc ra pháp luật thì việc đền hay không do bảo hiểm bên thứ 3 trả.

- Không được bỏ qua cho bên thứ 3: Bỏ qua tương đương với 1 thỏa thuận dân sự chấp nhận việc không cần đền bù thiệt hại => bảo hiểm có lý do để từ chối 100% yêu cầu bồi thường nếu có chứng cứ người gây tai nạn được bỏ qua trách nhiệm. Làm gì làm phải giữ toàn bộ quyền yêu cầu bồi thường, bắt buộc bên thứ 3 đền bù có chứng cứ từ ghi âm ghi hình, hay biên bản từ cơ quan chức năng.

- Trường hợp bên thứ 3 bỏ chạy (không phải được bỏ qua) thì cũng phải làm đúng các quyền và nghĩa vụ của mình, thông báo cho bảo hiểm thông báo cơ quan chức năng + điều tra giữ hiện trường + cung cấp chứng cứ. Không phải bên thứ 3 bỏ chạy không tìm được thì bảo hiểm từ chối được. Và chủ xe cũng không có quyền bắt giữ bên thứ 3 (bắt lại đôi khi ăn tội giữ người trái pháp luật)

- Về lý thuyết thì các hãng bảo hiểm sẽ phải ra hiện trường thu thập chứng cứ xác định nguyên nhân, việc gọi cảnh sát là bên bảo hiểm phải làm để tự bảo vệ hãng. Nhưng thường các hãng bảo hiểm sẽ kệ và bảo người dùng gọi công an, xin biên bản để không phải tự làm cái đó. Và dĩ nhiên công an thì đâu có là free cho các hãng đúng không :D. Lúc này các bên sẽ tốn kém chi phí rất nhiều. Nếu hãng bảo hiểm làm đúng hợp đồng với luật thì chẳng có gì xảy ra rồi, nên mình đi theo hướng tiếp theo. Việc không có biên bản hiện trường lúc xảy ra sự việc nhiều lúc là lỗi của bảo hiểm không cử nhân viên xuống hiện trường lúc được thông báo. Nếu mà có án lệ bảo vệ chủ xe trong vấn đề này thì khá tốt. Họ không xử lý thì lỗi của họ không phải mình.


- Cơ quan chức năng điều tra dĩ nhiên chả quan tâm tới bảo hiểm họ chỉ quan tâm tới vụ tai nạn khi nhận được thông báo làm đúng quy trình. Mất từ 7 ngày tới 1 tháng. Nó lại ra 1 vấn đề hãng bảo hiểm đòi phải có quyết định kết quả của cơ quan có thẩm quyền để xử lý bồi thường. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền thì chẳng cần phải biết bảo hiểm là ai, và cũng chả có trách nhiệm nghĩa vụ cung cấp những giấy tờ đó. Đặc biệt nếu vụ việc lớn có dấu hiệu hình sự thì tất cả tài liệu này đều thuộc dạng mật của vụ án ngay cả các bên liên quan bị hại bị cáo còn không tiếp cận được nói gì là bảo hiểm.

- Bảo hiểm đòi hỏi chủ xe phải cung cấp những giấy tờ đó là hoàn toàn sai. Việc thu thập chứng cứ là của bảo hiểm, chủ xe chỉ phối hợp. Không phải nghĩa vụ của chủ xe. Khi chủ xe đã cung cấp đầy đủ văn bản giấy tờ, thì việc từ chối hồ sơ hoặc làm chậm hồ sơ khi không đầy đủ hoàn toàn lỗi của bảo hiểm không phải lỗi chủ xe mà chủ xe toàn phải chịu.

- Việc bảo hiểm yêu cầu có kết luận của tòa án cũng hoàn toàn vô lý, vì hình sự thì chả liên quan gì bảo hiểm rồi. Còn dân sự thì nếu thế quyền (cũng như ủy quyền), bảo hiểm tự đi mà kiện bên thứ 3 đòi lại tiền, chứ chủ xe đã đòi thứ 3 được thì cần gì bảo hiểm nữa (đây là cái ngụy biện bên bảo hiểm hay dùng, cho vụ việc này). Dù cái ngụy biện này sai hoàn toàn theo quy định pháp luật. Mang ra tòa 100% bảo hiểm thua. => mình chọn cách làm 1 vụ kiện dân sự với bảo hiểm để đòi tiền thay vì kiện dân sự với bên thứ 3. Bởi vì bên thứ 3 chắc thắng rồi đó nhưng đền hay không thì hên xui, chứ kiện bảo hiểm mà thắng rồi thì 100% bảo hiểm phải theo kết quả tòa án.

- Việc thỏa thuận bên thứ 3 là một trình tự pháp luật (bao gồm hòa giải trước khi đưa sự việc tới mức cao hơn). Nếu làm đúng có sự chứng kiến + làm chứng của cơ quan chức năng, có văn bản + chứng từ không phải là cơ sở để bảo hiểm từ chối, ví dụ bên thứ 3 đồng ý về thiệt hại gây ra đồng ý khắc phục, nhưng chỉ khắc phục được 50% (chủ yếu là TNDS bên thứ 3 đền), thì bảo hiểm của mình vẫn phải đền phần còn thiếu, và thay mình đi đòi bên thứ 3 lại phần đó. Bảo hiểm ghi không được thỏa thuận với bên thứ 3 là sai hoàn toàn, vì cơ quan chức năng yêu cầu bắt buộc phải qua bước thỏa thuận hòa giải trước khi mang ra tòa mà :).

III. Kết luận:

- Sự việc cần kiên trì các bên đầy đủ kiến thức pháp luật + theo đuổi tới cùng. Nhiều lúc người xử lý bên bảo hiểm trả lời sẽ ra văn bản từ chối ngay vì đã nhận tiền của bên thứ 3 và thỏa thuận với bên thứ 3. Mình phải thách nó ra văn bản từ chối nhanh để còn đi khởi kiện nó... Sau khi đổi đến 4 bộ phận xử lý lên tới cấp tập đoàn, thì vụ việc mới được xử lý ổn thỏa.

- Mà trước bước khởi kiện là đã phải khiếu nại mấy lần với tổng công ty qua điện thoại qua văn bản rồi gặp trực tiếp. Theo đúng trình tự (không hòa giải khiếu nại thì tòa cũng không nhận đơn). Làm việc phải qua văn bản giấy tờ chứ không phải qua điện thoại hay qua Zalo.


=> Vụ việc nhỏ chủ xe không kiên trì và không có kiến thức để tự bảo vệ mình thường sẽ bỏ qua kệ luôn, mới có các kiểu các chế tài 30%, 50% vô lý từ bảo hiểm mình đọc mà tức lắm nhưng các vụ việc đó thì lại chả có thể can thiệp gì vào được. Hãng bảo hiểm thường lờ luôn trong vấn đề này. Gặp cứng thì phải vật nhau vài chục hiệp rồi mới đưa ra được 1 cái kết quả theo đúng pháp luật.

Vẫn nên cân nhắc thiệt hơn cho các thiệt hại, vì rủi ro ngoài đường, thường phải chấp nhận thôi. Như chính bản thân mình vụ việc dưới 1,2tr có khi tự sửa không đòi ai (đứa nào láo cãi nhau mình vẫn đòi tới cùng). Và đã bỏ qua cho người gây thiệt hại về lý mình ko thể đòi bảo hiểm được nữa. Nhưng cao hơn sẽ cân nhắc giữa thiệt hại thời gian công sức của mình so với số tiền đạt được, bảo hiểm có ý nghĩa nhất cho các vụ việc có thiệt hại lớn (trên 300tr cho vụ này chẳng hạn).
 
Last edited:
Gạch trước chỗ viết về hành trình 6 tháng đi đòi bảo hiểm.

Vụ việc không mong muốn xảy ra khi xe 7 chỗ di chuyển trên đường ở đoạn giới hạn tốc độ 40km/h bị xe 16 chỗ di chuyển cùng chiều húc vào phía sau xe gây thiệt hại về tài sản người không sao.

Khi liên hệ với tổng đài bảo hiểm, họ có ghi nhận sự việc và cho nhân viên xử lý liên hệ.

Việc đầu tiên khi nhân viên tiếp nhận vụ việc + với video sự việc là đưa ra nhận định vụ này do lỗi hoàn toàn bên thứ 3. Không chấp nhận bồi thường và tự đi đòi bên thứ 3.

Tôi mới nói với thằng bạn kệ nó nói gì, cứ viết cái thông báo tai nạn gửi bưu điện trong vòng 5 ngày cho nó đúng với hợp đồng.

Cảnh sát giao thông sau khi làm hiện trường + lấy báo giá tham khảo trong 1 tuần xác định vụ việc có dấu hiệu hình sự chuyển qua cho cảnh sát điều tra, điều tra khoảng 1 tháng bao gồm tái dựng hiện trường, lập hội đồng định giá củng cố hồ sơ vụ án cũng đưa ra 1 bộ hồ sơ kết luận tạm. Với thiệt hại hơn 380 tr hồ sơ thiệt hại gồm bị hại bị cáo vks, csdt, uỷ ban.

Lúc này lần đầu tiên tôi kêu bạn tôi nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường cho bảo hiểm ... số tiền 380tr theo hồ sơ công an.

Dĩ nhiên bảo hiểm nó ko chịu, tuy nhiên đã mở hồ sơ bảo hiểm nên nó phải xử lý (chú ý là từ lúc tai nạn xảy ra, thông báo các kiểu chưa 1 lần bảo hiểm trực tiếp liên hệ hay tham dự các buổi làm việc định giá) Nay lại đòi đi định giá lại. Ok vậy chịu luôn cho nó định giá lại với hãng... Ra được cái định giá thứ 2 là 320tr.

Sau khoảng 4 tuần thì BH trả lời văn bản, chỉ đền bù khi có kết luận của toà án bằng văn bản, rồi không được tự ý thoả thuận với bên thứ 3, rồi yêu cầu tự đi khởi kiện dân sự bên thứ 3 để đòi tiền...

Lúc này tới phần vụ án, do lúc đó bên cảnh sát điều tra cũng muốn dàn xếp thoả thuận thiệt hại, nên tổ chức 1 buổi thoả thuận trong đó bên gây thiệt hại tài xế + chủ xe sẽ phải đền 360tr (cho nó 20tr phần linh tinh + chi phí). Đồng ý kí vào thoả thuận ngày hạn cuối cùng khắc phục là 30/9 sau đó sẽ khởi tố vụ án.

Bảo hiểm lúc này thì ậm ờ, dù bị gọi hotline tuần ghi nhận, và bắt đầu đá đi đá lại lẫn nhau giữa công ty ở Huế và tổng công ty về xử lý vụ việc này. Ở Huế thì nói là vụ trên 300tr thì tổng công ty làm, trên thì bảo không trực tiếp làm việc khách hàng, chỉ đạo cho tổng công ty. Mấy cái làm việc toàn qua gọi điện thoại zalo, mấy lần mời ra làm việc cũng không hề có cái văn bản hướng dẫn nào. Thế là đơn khiếu nại đầu tiên được gửi đến tổng công ty về cái văn bản sai luật của cty Huế.

Bên tài xế để tránh bị tạm giam cũng xoay 40tr đền bù thiệt hại, chủ xe thì lấy 100tr tnds + 50tr thêm bỏ vào (coi như khắc phục trên 50% hậu quả) lấy xe ra.

Bên bảo hiểm nghe đâu có cái thoả thuận dân sự thế là bắt đầu thoái thác trách nhiệm và đòi từ chối bồi thường. Trong 1 tháng làm việc thì cty ở Huế cuối cùng chạy được vụ việc để chuyển về cty Phú Yên, chỗ mua, chỗ này dĩ nhiên muốn đền cho xong chuyện vì cũng là khách hàng lớn, nhưng ban bệ ở tổng công ty gửi xuống để xử lý.

Sau khi hành các loại giấy tờ, thông qua các buổi làm việc trực tiếp có văn bản trao đổi về các vấn đề luật và hợp đồng ... Thì có vẻ bộ phận xử lý đã lờ mờ biết vấn đề giải quyết ra sao và cũng chủ động hơn (5 tháng từ vụ việc) cử các đội xác minh tại cơ quan điều tra, bị can, chủ xe, vks.

Lúc đầu trao đổi định không thanh toán VAT cho chi phí sửa xe, nhưng may tôi cũng tra 1 mớ luật thấy có thể chuyển quyền cho bảo hiểm khấu trừ phần VAT đó nên làm luôn phần đó ...

Và sau 6 tháng thì tiền đã về tài khoản phần thế quyền. Số tiền nhận đc cho tới hiện tại là hơn 290tr. (chủ xe tài xế + bảo hiểm) bảo hiểm chỉ chi trả cho số tiền thực tế hoá đơn sửa chữa.

Tuy nhiên phần thiệt hại thực tế + chi phí khác cao hơn, và vụ việc hình sự còn đang tiếp diễn. VKS có liên hệ và cũng nói lần đầu tiên chỗ đó xử 1 vụ án mà bảo hiểm thân vỏ đền cho bên đúng 100% :D . Họ trao đổi về vụ án, hướng dẫn các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ. Dĩ nhiên nếu có các giấy tờ chi phí hợp lệ hoàn toàn có thể đưa vào vụ án.

Nhưng cơ bản tới đây đã xong 1 phần thiệt hại vật chất cũng là lớn nhất phần còn lại tầm 80tr chắc phải qua vụ án và từ từ đòi sau
 
Last edited:
Gạch trước chỗ viết về hành trình 6 tháng đi đòi bảo hiểm.

Vụ việc không mong muốn xảy ra khi xe 7 chỗ di chuyển trên đường ở đoạn giới hạn tốc độ 40km/h bị xe 16 chỗ di chuyển cùng chiều húc vào phía sau xe gây thiệt hại về tài sản người không sao.

Khi liên hệ với tổng đài bảo hiểm, họ có ghi nhận sự việc và cho nhân viên xử lý liên hệ.

Việc đầu tiên khi nhân viên tiếp nhận vụ việc + với video sự việc là đưa ra nhận định vụ này do lỗi hoàn toàn bên thứ 3. Không chấp nhận bồi thường và tự đi đòi bên thứ 3.

Tôi mới nói với thằng bạn kệ nó nói gì, cứ viết cái thông báo tai nạn gửi bưu điện trong vòng 5 ngày cho nó đúng với hợp đồng.

Cảnh sát giao thông sau khi làm hiện trường + lấy báo giá tham khảo trong 1 tuần xác định vụ việc có dấu hiệu hình sự chuyển qua cho cảnh sát điều tra, điều tra khoảng 1 tháng bao gồm tái dựng hiện trường, lập hội đồng định giá củng cố hồ sơ vụ án cũng đưa ra 1 bộ hồ sơ kết luận tạm. Với thiệt hại hơn 380 tr hồ sơ thiệt hại gồm bị hại bị cáo vks, csdt, uỷ ban.

Lúc này lần đầu tiên tôi kêu bạn tôi nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường cho bảo hiểm ... số tiền 380tr theo hồ sơ công an.

Dĩ nhiên bảo hiểm nó ko chịu, tuy nhiên đã mở hồ sơ bảo hiểm nên nó phải xử lý (chú ý là từ lúc tai nạn xảy ra, thông báo các kiểu chưa 1 lần bảo hiểm trực tiếp liên hệ hay tham dự các buổi làm việc định giá) Nay lại đòi đi định giá lại. Ok vậy chịu luôn cho nó định giá lại với hãng... Ra được cái định giá thứ 2 là 320tr.

Sau khoảng 4 tuần thì BH trả lời văn bản, chỉ đền bù khi có kết luận của toà án bằng văn bản, rồi không được tự ý thoả thuận với bên thứ 3, rồi yêu cầu tự đi khởi kiện dân sự bên thứ 3 để đòi tiền...

Lúc này tới phần vụ án, do lúc đó bên cảnh sát điều tra cũng muốn dàn xếp thoả thuận thiệt hại, nên tổ chức 1 buổi thoả thuận trong đó bên gây thiệt hại tài xế + chủ xe sẽ phải đền 360tr (cho nó 20tr phần linh tinh + chi phí). Đồng ý kí vào thoả thuận ngày hạn cuối cùng khắc phục là 30/9 sau đó sẽ khởi tố vụ án.

Bảo hiểm lúc này thì ậm ờ, dù bị gọi hotline tuần ghi nhận, và bắt đầu đá đi đá lại lẫn nhau giữa công ty ở Huế và tổng công ty về xử lý vụ việc này. Ở Huế thì nói là vụ trên 300tr thì tổng công ty làm, trên thì bảo không trực tiếp làm việc khách hàng, chỉ đạo cho tổng công ty. Mấy cái làm việc toàn qua gọi điện thoại zalo, mấy lần mời ra làm việc cũng không hề có cái văn bản hướng dẫn nào. Thế là đơn khiếu nại đầu tiên được gửi đến tổng công ty về cái văn bản sai luật của cty Huế.

Bên tài xế để tránh bị tạm giam cũng xoay 40tr đền bù thiệt hại, chủ xe thì lấy 100tr tnds + 50tr thêm bỏ vào (coi như khắc phục trên 50% hậu quả) lấy xe ra.

Bên bảo hiểm nghe đâu có cái thoả thuận dân sự thế là bắt đầu thoái thác trách nhiệm và đòi từ chối bồi thường. Trong 1 tháng làm việc thì cty ở Huế cuối cùng chạy được vụ việc để chuyển về cty Phú Yên, chỗ mua, chỗ này dĩ nhiên muốn đền cho xong chuyện vì cũng là khách hàng lớn, nhưng ban bệ ở tổng công ty gửi xuống để xử lý.

Sau khi hành các loại giấy tờ, thông qua các buổi làm việc trực tiếp có văn bản trao đổi về các vấn đề luật và hợp đồng ... Thì có vẻ bộ phận xử lý đã lờ mờ biết vấn đề giải quyết ra sao và cũng chủ động hơn (5 tháng từ vụ việc) cử các đội xác minh tại cơ quan điều tra, bị can, chủ xe, vks.

Lúc đầu trao đổi định không thanh toán VAT cho chi phí sửa xe, nhưng may tôi cũng tra 1 mớ luật thấy có thể chuyển quyền cho bảo hiểm khấu trừ phần VAT đó nên làm luôn phần đó ...

Và sau 6 tháng thì tiền đã về tài khoản phần thế quyền. Số tiền nhận đc cho tới hiện tại là hơn 290tr. (chủ xe tài xế + bảo hiểm) bảo hiểm chỉ chi trả cho số tiền thực tế hoá đơn sửa chữa.

Tuy nhiên phần thiệt hại thực tế + chi phí khác cao hơn, và vụ việc hình sự còn đang tiếp diễn. VKS có liên hệ và cũng nói lần đầu tiên chỗ đó xử 1 vụ án mà bảo hiểm thân vỏ đền cho bên đúng 100% :D . Họ trao đổi về vụ án, hướng dẫn các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ. Dĩ nhiên nếu có các giấy tờ chi phí hợp lệ hoàn toàn có thể đưa vào vụ án.

Nhưng cơ bản tới đây đã xong 1 phần thiệt hại vật chất cũng là lớn nhất phần còn lại tầm 80tr chắc phải qua vụ án và từ từ đòi sau
Là BV đã chấp nhận bồi thường 290tr. Vậy còn con số 100tr TNDS + 50tr bên tài xế bt thì chủ xe/người được BH đã đóng vào sc và bù trừ chi phí còn lại với BV chưa?
 
Là BV đã chấp nhận bồi thường 290tr. Vậy còn con số 100tr TNDS + 50tr bên tài xế bt thì chủ xe/người được BH đã đóng vào sc và bù trừ chi phí còn lại với BV chưa?
bv bồi thường 107 theo thế quyền số 190 đã nhận từ thoả thuận dân sự với bên gây thiệt hại
 
bv bồi thường 107 theo thế quyền số 190 đã nhận từ thoả thuận dân sự với bên gây thiệt hại
BV bt 107tr trên 290tr chứ. A nói lộn à?
Tôi mới làm 1 vụ giống anh nói. Nhưng là 570tr. CSĐT định giá 490tr.
TNDS 100tr, BH VXC 100tr, Bên va chạm 120tr, còn 170tr chủ xe bán xác xe. Tổng ra con số 490tr. Kết thúc vụ án.
À, tài xế bị tạm giam chờ xé lịch 3 năm. Khổ vkl
 
BV bt 107tr trên 290tr chứ. A nói lộn à?
Tôi mới làm 1 vụ giống anh nói. Nhưng là 570tr. CSĐT định giá 490tr.
TNDS 100tr, BH VXC 100tr, Bên va chạm 120tr, còn 170tr chủ xe bán xác xe. Tổng ra con số 490tr. Kết thúc vụ án.
À, tài xế bị tạm giam chờ xé lịch 3 năm. Khổ vkl
bảo hiểm đã vào rồi thì xác định xé lịch, tự khắc phục đc thì may ra đc án treo
 
Mặc dù đọc bản tóm tắt thôi nhưng cũng hoa hết cả mắt, đủ hiểu người trong cuộc mệt mỏi thế nào, bảo sao các công ty bảo hiểm hay làm láo. Nhưng vẫn ráng đọc để nhỡ xui có va còn biết chút ít mà xử lý.
 
BV bt 107tr trên 290tr chứ. A nói lộn à?
Tôi mới làm 1 vụ giống anh nói. Nhưng là 570tr. CSĐT định giá 490tr.
TNDS 100tr, BH VXC 100tr, Bên va chạm 120tr, còn 170tr chủ xe bán xác xe. Tổng ra con số 490tr. Kết thúc vụ án.
À, tài xế bị tạm giam chờ xé lịch 3 năm. Khổ vkl
ủa 170tr bán xác xe cũng tính vào chi phí thiệt hại hả bác? Đó là tiền khắc phục hậu quả chứ nhỉ?
 
BV bt 107tr trên 290tr chứ. A nói lộn à?
Tôi mới làm 1 vụ giống anh nói. Nhưng là 570tr. CSĐT định giá 490tr.
TNDS 100tr, BH VXC 100tr, Bên va chạm 120tr, còn 170tr chủ xe bán xác xe. Tổng ra con số 490tr. Kết thúc vụ án.
À, tài xế bị tạm giam chờ xé lịch 3 năm. Khổ vkl
thế này thì chủ xe chịu thiệt hại 170tr à?
 
ủa 170tr bán xác xe cũng tính vào chi phí thiệt hại hả bác? Đó là tiền khắc phục hậu quả chứ nhỉ?
thế này thì chủ xe chịu thiệt hại 170tr à?
Giá trị toàn bộ xe thiệt hại là 490tr. Làm sao làm miễn chủ xe họ nhận đủ 490tr thôi chứ 2 anh.
Nếu BH đứng ra bt 490tr thì họ cũng thu hồi xác xe mà. À, giá trị 490tr là gần như bt nguyên con rồi nhé.
 
Giá trị toàn bộ xe thiệt hại là 490tr. Làm sao làm miễn chủ xe họ nhận đủ 490tr thôi chứ 2 anh.
Nếu BH đứng ra bt 490tr thì họ cũng thu hồi xác xe mà. À, giá trị 490tr là gần như bt nguyên con rồi nhé.
À thì ra đang tính giá trị nguyên xe, em đang hiểu 490tr là chi phí sửa chữa
 
Giá trị toàn bộ xe thiệt hại là 490tr. Làm sao làm miễn chủ xe họ nhận đủ 490tr thôi chứ 2 anh.
Nếu BH đứng ra bt 490tr thì họ cũng thu hồi xác xe mà. À, giá trị 490tr là gần như bt nguyên con rồi nhé.
bt là gì vậy bạn? cũng đang tưởng thiệt hại 490tr tức là sau khi nhận 490tr đem xe đi sửa chữa thì chủ xe vẫn còn con xe để đi.
 
bt là gì vậy bạn? cũng đang tưởng thiệt hại 490tr tức là sau khi nhận 490tr đem xe đi sửa chữa thì chủ xe vẫn còn con xe để đi.
Bồi thường toàn bộ xe thím. Nên chủ xe k sửa chữa.
 
kinh nghiệm là giữ nguyên hiện trường nha các thím, đừng có nghe nói gây ùn tắc gì gì thay đổi hiện trường. càng ùn càng tốt, công an nó lại nhanh :v
 
hiện giờ thì tai nạn ko có thiệt hại về người thì GT cũng ko giao hồ sơ tai nạn cho BH đâu ,nên trước khi gọi CA là gọi BH xuống trước,ghi âm lại làm chứng hết
 
Back
Top