Kinh tế càng khó càng dễ tuyển người tài

Resius

Senior Member
Mạnh tay chi lương, thưởng sẽ dễ chiếm được cảm tình người lao động? Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít thương hiệu khó 'có cửa' tuyển và giữ chân người tài? Con người có là cốt lõi trong doanh nghiệp?

Nhiều bạn trẻ vẫn luôn tìm kiếm cơ hội làm việc, song một khảo sát cho thấy mức hài lòng về công việc của lao động trẻ càng lúc càng giảm - Ảnh: C.TRIỆU
Nhiều bạn trẻ vẫn luôn tìm kiếm cơ hội làm việc, song một khảo sát cho thấy mức hài lòng về công việc của lao động trẻ càng lúc càng giảm - Ảnh: C.TRIỆU

Kinh tế càng khó lại càng dễ tuyển nhân tài với chi phí rẻ. Đầu tư vào con người lúc này khi thị trường khỏe lại sẽ tạo được sự khác biệt rất lớn.

Ông PHẠM HỒNG HẢI (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam)

Nhiều câu hỏi như thế vừa được các chuyên gia nhân sự, kinh tế, tuyển dụng cùng chia sẻ tại hội thảo Holistic Excellence do CareerViet cùng một số đối tác tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Doanh nghiệp nhỏ dễ làm thương hiệu
Giám đốc nhân sự cao cấp Tập đoàn PNJ Nguyễn Chí Kiên cho rằng doanh nghiệp đã có thương hiệu sẽ nhiều lợi thế trong tuyển dụng, mời gọi người giỏi.

Tuy nhiên, không hẳn vì thế mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó trong việc này nếu biết phát huy điểm mạnh của mình. Chưa kể nhiều người giỏi thường thích tìm chân trời mới, cả doanh nghiệp khởi nghiệp, để khẳng định bản thân.

Tổng giám đốc CareerViet Bùi Ngọc Quốc Hưng nói lao động trẻ hiện nay quan tâm nhiều đến môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp bên cạnh vấn đề lương thưởng trước khi chọn nơi đầu quân. Do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cần cho thấy nét văn hóa riêng nếu muốn thu hút, giữ chân nhân tài gắn bó và công hiến.

Theo ông Hưng, nhiều người hay nói xây dựng thương hiệu tốn kém, doanh nghiệp phải "khỏe" mới làm thương hiệu. Nhưng thực tế doanh nghiệp vừa và nhỏ càng dễ làm thương hiệu, có khi hiệu quả hơn doanh nghiệp lớn.

"Độ gắn kết giữa nhân viên tại các doanh nghiệp này mạnh hơn do lượng nhân sự vừa phải. Mọi người hiểu thông điệp công ty chắc chắn hơn rồi cùng nhau lan tỏa thông điệp ấy ra ngoài cũng hiệu quả hơn" - ông Hưng phân tích.

Còn ông Tôn Thất Anh Vũ - phó tổng giám đốc, quản lý khối nhân sự của Manulife Việt Nam - nhấn mạnh chiến lược nhân sự phải gắn liền với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Lực lượng lao động có vững, doanh nghiệp mới phát triển bền vững. Thế nên vai trò người làm công tác nhân sự, nhà tuyển dụng rất quan trọng.

Người làm công tác nhân sự phải có tư duy tích cực, phải nắm chắc định hướng của lãnh đạo doanh nghiệp, từ đó thiết kế chương trình tuyển dụng phù hợp.

Nhất thiết đầu tư cho con người
Nguyên tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải - phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt - nói đa phần doanh nghiệp đều xem con người là cốt lõi nhưng thực tế chưa hẳn như vậy.

Ông Hải dẫn chứng việc đầu tiên doanh nghiệp nghĩ đến khi gặp khó là cắt giảm mà trước hết là chi phí đầu tư con người. Tuy vậy, ông Hải nói càng khó doanh nghiệp càng cần tập trung nhiều hơn cho việc tuyển người tài, đầu tư chi phí đào tạo nhân lực.

Bởi khi khó doanh nghiệp mới có thời gian, cơ hội nhìn ra điểm thiếu sót. Và con người sẽ tạo nên sự khác biệt vì sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ đều có thể sao chép, bắt chước nhau. Đặt con người ở vị trí quan trọng, là tài sản quý nhất của doanh nghiệp càng cần xem đã đầu tư ra sao, bảo vệ thế nào và giúp tài sản ấy phát triển ra sao.
 
Back
Top