Kinh tế khu vực Đông Á tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có thể chỉ tăng 4,5% trong năm 2024, giảm so với năm ngoái, nhưng vẫn là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

1712105560002.png

Nguồn: WORLD BANK - Dữ liệu: TRẦN PHƯƠNG - Đồ họa: T.ĐẠT

Trong báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương ngày 1-4, WB nhận định sự phục hồi thương mại sẽ cho phép các nước đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, tăng trưởng nhanh hơn.

Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo khu vực này về những rủi ro suy giảm, bao gồm sự trì trệ nghiêm trọng hơn dự kiến của kinh tế toàn cầu, lãi suất cao kéo dài ở các nền kinh tế lớn, sự không chắc chắn về các chính sách kinh tế và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Khu vực (Đông Á và Thái Bình Dương) vẫn vượt trội so với phần còn lại của thế giới, nhưng lại kém hiệu quả so với tiềm năng của chính mình.

Đài CNBC dẫn lời ông Aaditya Mattoo

Hồi phục không đều

Theo báo cáo, tăng trưởng khu vực trong năm 2024 dự kiến vào khoảng 4,5%, giảm so với 5,1% của năm ngoái. Tuy nhiên, nếu không tính Trung Quốc, tăng trưởng của các nước châu Á đang phát triển còn lại ước tính là 4,6%, tăng so với 4,4% của năm 2023.

WB cho rằng nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ giảm tốc từ 5,2% xuống còn 4,5% trong năm nay. Báo cáo của WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam là 5,5%, thuộc nhóm cao nhất khu vực.

Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do niềm tin của người tiêu dùng trong nước suy giảm cũng như khủng hoảng về bất động sản. WB cảnh báo các nỗ lực nhằm tái cân bằng đầu tư vào bất động sản và sản xuất công nghệ cao của Bắc Kinh có thể gây ra mất cân bằng cung cầu. Theo báo Nikkei Asia, đã có những dấu hiệu hàng hóa dư thừa, đặc biệt là xe điện, từ Trung Quốc tràn sang các nước láng giềng.

Theo WB, sự hồi phục của khu vực sau đại dịch COVID-19 đang diễn ra không đều. Sản lượng kinh tế trên đầu người ở Trung Quốc, Việt Nam phục hồi nhanh nhất, tiếp đến là Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia và gần đây là Thái Lan, Philippines.

Trong khi đó, ngành du lịch vẫn đang lao đao do lượng khách từ Trung Quốc và Nhật giảm. Dự báo tăng trưởng của quốc gia phụ thuộc rất lớn vào du lịch là Thái Lan đã giảm từ 3,4% xuống còn 2,8% trong năm 2024.

Nhiều rủi ro

Nợ công, các rào cản thương mại và sự không chắc chắn về chính sách là những yếu tố khiến các nền kinh tế châu Á không đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan như mong đợi.

"Thương mại đang phục hồi trên toàn cầu, nhưng đồng thời, chúng ta nhận thấy một loạt chính sách bảo hộ" - ông Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tại WB, phân tích.

Ngoài ra, dù "con quái vật" lạm phát dường như đã được thuần hóa, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn đang vật lộn với lãi suất cao và nợ cao hơn đáng kể so với trước dịch.

Sự dịch chuyển sản xuất và đầu tư ở Trung Quốc có thể tác động đến sản xuất tại các quốc gia khác trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực có xuất khẩu dựa vào nhu cầu ngoài nước.

"Trung Quốc đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với khu vực, trong vai trò là nguồn đầu vào, là điểm cuối tiêu thụ các sản phẩm có giá trị gia tăng của khu vực, cũng như là nguồn đầu tư" - ông Mattoo nhận định, trong đó đề cập đến các nước như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Ngoài ra, nhiều nước cũng bị ảnh hưởng thông qua liên kết thương mại trong các hoạt động kinh tế ở Mỹ và Liên minh châu Âu.

Báo cáo cảnh báo các nước châu Á đang phát triển có thể bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại tại những thị trường quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Những chính sách này nhằm hỗ trợ các công ty ở các quốc gia đó nhưng sẽ gây bất lợi cho những công ty khác trong khu vực.

Theo WB, gần 3.000 chính sách trong số này có hiệu lực vào năm 2023, gấp ba lần so với năm 2019. Trong đó, đáng lưu ý là nguy cơ Cục Dự trữ liên bang Mỹ và ngân hàng trung ương các nước lớn có thể tiếp tục giữ lãi suất cao ngất ngưởng.

Các chuyên gia kinh tế WB cho rằng các nước cần có "hành động chính sách táo bạo" để "giải phóng cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục", điều này có thể thúc đẩy nền kinh tế khu vực.

"Các nước trong khu vực có thể hỗ trợ xu hướng tăng trưởng bằng cách tăng cường đầu tư cho khu vực tư nhân, giải quyết các vấn đề của lĩnh vực tài chính và tăng cường năng suất" - phó chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela Ferro nói.

......................
 
VN Q1 đã tăng 5,65% rồi thì con số 5,5% kia xem như vứt, vì Q1 luôn là quý tăng trưởng thấp nhất do dính T2 là Tết. Năm nay dự con Vịt phải tăng 6,5%. :rolleyes:
 
VN Q1 đã tăng 5,65% rồi thì con số 5,5% kia xem như vứt, vì Q1 luôn là quý tăng trưởng thấp nhất do dính T2 là Tết. Năm nay dự con Vịt phải tăng 6,5%. :rolleyes:
WB thì dự báo con số bao giờ cũng thấp hơn 1-2℅ so với các tổ chức khác.
 
Tháng Tết là tháng bùng nổ về du lịch và dịch vụ. Quy mô nền kinh tế đâu phụ thuộc vào mỗi sản xuất?
Công nghiệp VN chiếm 60% quy mô GDP, tháng tết nghỉ hết hơn chục ngày. Q 1 luôn là quý có tăng trưởng thấp nhất, năm nào chả vậy, ko tin có thể search google, google vẫn chưa thu phí, welcome :unsure:
 
Công nghiệp VN chiếm 60% quy mô GDP, tháng tết nghỉ hết hơn chục ngày. Q 1 luôn là quý có tăng trưởng thấp nhất, năm nào chả vậy, ko tin có thể search google, google vẫn chưa thu phí, welcome :unsure:
lại bịa số liệu à, vãi cả công nghiệp chiếm 60% gdp ? tự google trước rồi hãy chém gió :unsure:
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).
 
Tính ra văn hóa con Vịt phải là Đông Á chứ nhỉ. Sinosphere có mỗi con Vịt là kẹt ở cái ao làng SEA này :D
 
Các nước Đông Á toàn top TG thì đương nhiên rồi , dĩ nhiên là có vài thằng dặt dẹo , nhưng các nước còn lại thì dư sức kéo mấy thằng dặt dẹo này
tFvvWhy.jpg


via theNEXTvoz for iPhone
 
Tính ra văn hóa con Vịt phải là Đông Á chứ nhỉ. Sinosphere có mỗi con Vịt là kẹt ở cái ao làng SEA này :D
Đông Á ở đây là nói về địa lý. không phải về văn hóa

In physical/political geography:

  • People’s Republic of China
    • Taiwan (officially Republic of China, and claimed by PRC)
    • Hong Kong (Special Administrative Region of PRC)
    • Macau (Special Administrative Region of PRC)
  • Japan
  • North Korea
  • South Korea
  • Mongolia
In cultural geography:

  • China (including all components of the greater China)
  • Japan
  • Korea (both North and South)
  • Vietnam
 
Tính ra văn hóa con Vịt phải là Đông Á chứ nhỉ. Sinosphere có mỗi con Vịt là kẹt ở cái ao làng SEA này :D
Singapore có tính là Đông Á k nhỉ. Thằng này thấy gốc Ấn, gốc Mã cũng đông phết
 
Back
Top