Lâm Đồng dự kiến lấy 32.000 hecta rừng làm dự án: Nguy cơ tác động tới hệ sinh thái?

mapususu

Senior Member
Lâm Đồng đang lên kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 32.000 hectares đất rừng, trong đó có 70% diện tích là rừng tự nhiên để xây dựng các dự án, công trình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng cho giai đoạn 2021 - 2030. Giới chuyên môn lo ngại đánh đổi này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái, và cho rằng tỉnh cần cân nhắc giữa mục tiêu phát triển kinh tế với chuyển đổi đất rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khó lường.

Chuyen-doi-rung-Lam-dong-a1-1170x700.jpg
Khu vực đất lâm nghiệp ở khu vực rừng phòng hộ Tà Nung, thành phố Đà Lạt mà ông Trần Văn Ry và một số hộ dân khác đang sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Nam Phong.

Diện tích chuyển đổi gấp 10 lần giai đoạn 10 năm trước

Trong giai đoạn 10 năm tới, từ năm 2021 – 2030, Lâm Đồng có kế hoạch sẽ chuyển đổi 32.115,58 ha rừng, trong đó có tới 70% diện tích là rừng tự nhiên để xây dựng hàng loạt các dự án, hạng mục công trình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.Đề xuất này được nêu ra trong văn bản UBND tỉnh Lâm Đồng góp ý dự thảo Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 19/12/2023. Đây cũng là nội dung nằm trong kế hoạch điều chỉnh Quy hoạch ba loại rừng (gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, và rừng sản xuất) của Lâm Đồng hiện nay.

So với tổng diện tích rừng bị chuyển đổi của tỉnh này giai đoạn 10 năm trước (2012 – 2022), tổng diện tích rừng dự định chuyển đổi lần này cao gấp gần 11 lần. Đây là một sự đánh đổi diện tích rừng rất lớn trong bối cảnh Bộ NN&PTNT cũng như Việt Nam cam kết hạn chế chuyển đổi diện tích rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên.

Lam-dong-chuyen-doi-dat-rung-Bieu-do-1.png
Biểu đồ 1: Nguồn: Tác giả trích xuất từ các báo cáo của Sở NN&PTNT và UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố.

Phân tích của chúng tôi về dữ liệu danh mục các công trình, dự án có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng giai đoạn 2021 – 2030 của Lâm Đồng cho thấy, trong tổng diện tích dự định chuyển đổi nói trên, diện tích đất rừng bị mất để triển khai các dự án khai thác khoáng sản chiếm tới 78,3%, tức 25.149 ha. Diện tích rừng chuyển đổi dành cho đồng bào dân tộc, bao gồm lập các khu định cư cho dân di cư tự do và cung cấp đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ 0,14% tổng diện tích rừng dự kiến được chuyển đổi, tức 45,8 hectares.

Lam-dong-chuyen-doi-dat-rung-Bieu-do-2-886x700.png
Biểu đồ 2: Trong tổng diện tích đất rừng dự kiến chuyển đổi để triển khai các dự án, diện tích chuyển đổi để khai thác khoáng sản chiếm 78% Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu của Sở NN&PTNT Lâm Đồng.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia lâm nghiệp báo động: điều đáng lo ngại ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng hiện nay là việc quy hoạch chuyển đổi đất rừng thường là dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương mà không thể hiện minh bạch và toàn diện các căn cứ khoa học cho thấy có sự rà soát, xem xét đầy đủ các vai trò, chức năng của rừng như: bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gene sinh vật rừng, phòng hộ, giữ đất, nước, chống xói lở, điều hòa khí hậu, giảm tác động của biến đổi khí hậu,… “Về mặt khoa học, dù là loại rừng nào, vị trí, vai trò của một diện tích rừng cũng cần được đặt lên trên hết, trước khi quyết định cắt một diện tích rừng ra khỏi quy hoạch đất rừng để phát triển kinh tế”, TS. Trương Văn Vinh, phó trưởng khoa Lâm nghiệp, ĐH Nông Lâm TP.HCM nói. Chúng tôi đã gửi nhiều câu hỏi kèm theo thông tin về những lo ngại của các chuyên gia tới sở NN&PTNT và UBND tỉnh Lâm Đồng qua email nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời.
...
 
Chẳng biết là có ý tốt hay xấu nhưng mà thằng nào dám làm thì 1 là ngu, 2 là liều. Thời giờ mà đụng phải đất thì có mà về hưu nó cũng xúc lên tống vào tù
JEWoIdl.png
 
Chủ tịch vừa đi nghỉ mát hồi đầu năm r, tiếp tục đầu tư công nghệ cốt nõi ;)
 
Back
Top