Làm sao để phân biệt trẻ gặp vấn đề tâm thần hay 'nổi loạn' dậy thì?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Các chuyên gia tâm lý cho rằng ở tuổi dậy thì, trẻ thường có những biến đổi tâm lý, sinh lý phức tạp, nhiều trẻ "nổi loạn" trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý phân biệt đó vấn đề sinh lý lứa tuổi hay trẻ đang gặp vấn đề về tâm thần.

Nổi loạn, tự hại…, nữ sinh 14 tuổi nhập viện tâm thần


Ngày 18-3, chia sẻ với báo chí, BS Nguyễn Hoàng Yến, phòng tâm thần nhi - vị thành niên, Viện sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết mới đây đã tiếp nhận một trường hợp nữ sinh mắc rối loạn nhân cách ranh giới.

Cụ thể, N.T.L. (14 tuổi, trú tại Hà Nội) vào viện trong tính trạng cáu gắt, thay đổi tâm lý thất thường, tự làm đau bản thân bằng cách rạch dao vào cổ tay.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhân là con thứ nhất trong gia đình 2 con, từ nhỏ L. đã có tính cách bướng bỉnh, được chiều chuộng, thường cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, khó tương tác với bố mẹ.

Khoảng 3 năm gần đây, L. có áp lực trong vấn đề học tập. Ngoài ra, bố mẹ thường hay mâu thuẫn nên khiến L. cảm thấy căng thẳng, bức bối ức chế, khó thư giãn, giải tỏa, khó kiềm chế cảm xúc. Đặc biệt, cảm xúc thay đổi thất thường, có lúc dễ nổi nóng cáu gắt với mọi người dù trước đó vẫn vui vẻ.

BS Yến cho hay, L. chia sẻ với bác sĩ luôn có cảm giác lo sợ bản thân mình sẽ bị bỏ rơi. "Trẻ cho rằng bố mẹ không yêu thương mình như trước đây, nhiều lúc có cảm giác trống rỗng, sợ mình bị bỏ rơi. Trẻ sống thu mình, trầm tính hơn, ít giao tiếp với người thân, bạn bè trước mà kết bạn với các bạn bè trên mạng chia sẻ điều tiêu cực.

Qua mạng internet, L. thành lập nhiều nhóm với mục tiêu chia sẻ với nhau những tiêu cực và hướng dẫn cách giải tỏa cảm xúc bằng việc tự gây thương tích", BS Yến cho hay

Theo BS Yến qua các triệu chứng điển hình, thăm khám, L. được chẩn đoán mắc rối loạn nhân cách ranh giới, nhập viện điều trị. Sau điều trị, cảm xúc ổn định hơn, hợp tác điều trị hơn, không có hành vi bất thường

Cách phân biệt

Theo BS Lê Công Thiệu, phó trưởng bộ môn tâm thần, Đại học Y Hà Nội cho hay triệu chứng điển hình của rối loạn nhân cách ranh giới là người bệnh thường thể hiện sự bốc đồng, thay đổi cảm xúc thường xuyên; có hành vi tự sát lặp đi lặp lại hoặc hành vi tự hủy hoại bản thân.

Đặc biệt, bệnh nhân có biểu hiện bất ổn về cảm xúc mang tính phản ứng rõ rệt.

Ví dụ cảm giác khó chịu từng đợt dữ dội, cáu kỉnh hoặc lo âu thường kéo dài vài giờ và hiếm khi kéo dài hơn vài ngày. Bên cạnh đó, biểu hiện sự tức giận dữ dội, không thích hợp hoặc khó kiểm soát cơn giận.

Theo BS Thiệu rối loạn nhân cách ở trẻ có nhiều biểu hiện tương đồng với tình trạng nổi loạn của trẻ ở lứa tuổi dậy thì.

Nhiều cha mẹ rất lúng túng khi thấy con có những biểu hiện bất thường ở độ tuổi này và không biết liệu con có phải đang gặp vấn đề về tâm thần hay không. Băn khoăn không biết cư xử với trẻ ra sao ở giai đoạn này.

Tuy nhiên, có một số điểm mà cha mẹ cần chú ý theo dõi con ở độ tuổi này để phát hiện những bất thường ở trẻ.

"Khác với sinh lý lứa tuổi, thì trẻ gặp vấn đề tâm thần khi có những hành vi tự hại như tự rạch tay. Và hành động này lặp đi lặp lại, lúc này không phải là hành vi sinh lý của lứa tuổi nữa.

Hay trẻ có những hành vi nổi loạn bộc lộ cả ở nhà và ở trường. Cảm xúc thay đổi thường xuyên trong ngày, như vừa vui nhưng chỉ vài tiếng sau đã buồn. Đặc biệt, trẻ bộc lộ cảm xúc rất mãnh liệt và thời gian kéo dài.

Trong trường hợp này, trước tiên, cha mẹ nên theo dõi con thật sát, chú ý xem trẻ có trải qua biến cố như chuyển cấp, chuyển trường, gia đình có biến cố,….

Sau đó, cha mẹ nên chia sẻ với trẻ, cư xử khéo léo theo cảm xúc của trẻ và nhận biết mức độ mà con đang gặp phải hoặc nhờ đến sự tham vấn của bác sĩ. Một số trường hợp cha mẹ phải là người được tư vấn trước, bởi nhiều cha mẹ sẽ không nhận biết được rõ hoặc làm trầm trọng vấn đề hơn thực tế.

.................
 
Tôi cũng nghiện mấy bộ môn này, lô đề, tài xỉu, 3 cây... tôi có thể ngồi chơi xuyên ngày đêm được nhưng mà vì éo có tiền với sợ chết đói nên không dám chơi nữa
 
Back
Top