Cha mẹ kiểm soát, áp lực học tập..., 22% trẻ vị thành niên có vấn đề sức khỏe tâm thần

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Áp lực học tập và sự kiểm soát quá nghiêm ngặt của cha mẹ khiến trẻ lo âu, trầm cảm, cảm giác bị cô lập và cô đơn. Theo nghiên cứu có tới gần 22% trẻ vị thành niên tại Việt Nam đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

1713339466899.png

Bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIẼU

Đây là chia sẻ của TS Đặng Thị Việt Phương - Viện Xã hội học, thành viên nhóm nghiên cứu Sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên Việt Nam chia sẻ tại chương trình phổ biến kết quả nghiên cứu sâu và tham vấn chính sách về sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam, do UNICEF tổ chức sáng 17-4 tại tòa nhà xanh Liên Hiệp Quốc, Hà Nội.

22% trẻ vị thành niên gặp vấn đề sức khỏe tâm thần

TS Phương chia sẻ năm 2019-2022, Viện Xã hội học (IOS - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) thực hiện điều tra quốc gia về sức khỏe tâm thần (SKTT) vị thành niên Việt Nam. Sau khi công bố kết quả này vào tháng 11-2022, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích sâu dữ liệu điều tra.

Năm 2023, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thu thập các ý kiến của nhiều bên liên quan nhằm hướng tới nâng cao chăm sóc sức khỏe vị thành niên.

Tại chương trình, đại diện UNICEF chia sẻ khảo sát cho thấy 22% trẻ vị thành niên nói rằng họ có tổn thương về SKTT, thế nhưng chỉ có 8% trong số đó sử dụng các dịch vụ hỗ trợ và chỉ có 5% cha mẹ nhận ra rằng con cần được hỗ trợ.

"Những con số ấy đặt ra vấn đề, chúng ta cần phải nhìn nhận rõ hơn về việc chăm sóc SKTT. Chúng ta cần hành động để nâng cao sự hiểu biết của cha mẹ, gia đình, hệ thống giáo dục, y tế, cộng đồng và bản thân trẻ vị thành cộng đồng hiểu biết về sức khỏe tâm thần. Từ đó có những quan tâm, can thiệp và chăm sóc phù hợp nhất", đại diện UNICEF nêu.

TS Phương cho hay 6 tháng qua nhóm đã có những nghiên cứu sâu về SKTT vị thành niên. "Với nhóm dân số 10-24 tuổi chiếm hơn 21% dân số tại Việt Nam. Quan tâm đến SKTT không chỉ là quan tâm đến trẻ em hiện tại mà còn là nguồn nhân lực chính trong tương lai.

Các vấn đề SKTT chủ yếu nhóm nghiên cứu xác định qua nghiên cứu cho thấy 6 vấn đề: lo âu; trầm cảm; căng thẳng, căng thẳng sau sang chấn tâm lý; tự tử/có ý định tự tử; giảm chú ý/tăng động; tự kỷ", TS Phương nêu.

Áp lực học tập, cha mẹ kiểm soát...

TS Phương cho hay nguyên nhân chính khiến trẻ vị thành niên gặp vấn đề SKTT chủ yếu là do trẻ chịu nhiều áp lực học tập và sự quan tâm chưa đúng mức của cha mẹ.

Theo kết quả nghiên cứu trẻ vị thành niên từ 10 - 17 tuổi cho thấy vấn đề SKTT đáng chú ý nhất là lo âu, có đến 18,6 % trẻ có vấn đề lo âu. Tiếp đến là trầm cảm với 4,3%; có khoảng 1,4% trẻ vị thành niên từng có ý định tự tử; 2,8% trẻ có vấn đề về tăng động/giảm chú ý trong 12 tháng.

"Nguyên nhân là do thiếu kiến thức SKTT của cha mẹ, gia đình và thanh thiếu niên dẫn đến ảnh hưởng chung gây nên tất cả vấn đề SKTT.

Ngoài ra, sự thiếu sự quan tâm, kết nối và hiểu biết giữa cha mẹ và trẻ cũng gây ra lo âu, trầm cảm, căng thẳng/sang chấn, tăng động. Trẻ gặp áp lực học hành cũng dẫn đến trầm cảm, căng thẳng cho trẻ", TS Phương nói.

Đặc biệt, TS Phương cũng nhấn mạnh đến sự kiểm soát quá nghiêm ngặt của cha mẹ dẫn khiến trẻ dễ rơi vào lo âu xã hội, trầm cảm, cảm giác bị cô lập và cô đơn, khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân.

"Vấn đề là nhiều cha mẹ tìm cách để kiểm soát con chặt chẽ thay vì dạy con các kỹ năng để tránh rủi ro. Điều cha mẹ cần là hãy dạy con những kỹ năng xử lý vấn đề, kiểm soát cảm xúc, quản lý thời gian,…Và giáo dục con thường xuyên về những mối nguy hại, cách trải qua vấn đề gặp phải", TS Phương khuyến cáo.

Theo TS Nguyễn Đức Vinh, viện trưởng Viện Xã hội học, thời gian tới cần có những chính sách để thúc đẩy truyền thông để nâng cao hiểu biết và chất lượng chăm sóc SKTT, bao gồm cả nhận thức, kiến thức, kỹ năng, giảm kỳ thị, đội ngũ tư vấn, can thiệp,…

............
 
Tôi thấy là đúng , hám thành tích ép nó học thế thì nếu không có sự thoải mái từ 2 bên thì điểm số mãi vẫn thấp kém . Các thím có con cũng biết đấy , thím có chịu ngồi giải bài cùng con không hay là số ít là làm xong rồi bỏ đi để nó tự học
 
Hồi xưa thành tích học của tôi khủng lắm, thế mà vừa tốt nghiệp ĐH đi làm 1 thời gian ngắn là chữ nghĩa bay sạch hết
yivD5fu.png
Sau này có con biết lấy gì mà chỉ bài nó bây giờ
Vợ tôi bác sĩ giờ thi thoảng còn quên mẹ cả hoá trị :rolleyes: Lúc cày bừa thằng nào chả đỉnh. Ra ngoài đi làm quên mẹ hết
 
Hồi xưa thành tích học của tôi khủng lắm, thế mà vừa tốt nghiệp ĐH đi làm 1 thời gian ngắn là chữ nghĩa bay sạch hết
yivD5fu.png
Sau này có con biết lấy gì mà chỉ bài nó bây giờ
Chịu , khủng mà không giữ được thì là khủng bố hay khủng long bạo chúa ặc ặc ặc vậy
XE8gxo0.png
 
"cha mẹ không kiểm soát, không áp lực học tập, 22% trẻ vị thành niên vẫn có vấn đề sức khỏe tâm thần"
 
Nhiều phụ huynh bây h vẫn coi con cái như trang sức nhỉ. Bắt học cho cố rồi lấy cái thành tích đấy đi khè với người khác, kiểm soát con mình một cách thái quá, ngăn cấm đủ thể loại mà ko chịu lắng nghe con lấy một lần, đến khi nó chịu ko nổi nhảy từ nóc nhà xuống mới hối hận :haha:
 
Nhiều phụ huynh bây h vẫn coi con cái như trang sức nhỉ. Bắt học cho cố rồi lấy cái thành tích đấy đi khè với người khác, kiểm soát con mình một cách thái quá, ngăn cấm đủ thể loại mà ko chịu lắng nghe con lấy một lần, đến khi nó chịu ko nổi nhảy từ nóc nhà xuống mới hối hận :haha:
Tụi nhỏ nhiều đứa mới lớp 5,6,7 đã ngồi học như sĩ tử 2k thi năm 2018 ấy :confused: học cho đã xong hỏi gì cũng ko bt, kỹ năng mềm ko có, ko bt hòa nhập
Em từng thấy vài đứa cấp 2 học giỏi ghê lắm, nhưng chơi thể thao lởm lắm, nói chuyện cx im im phăng phắt, k bt nói gì :( tội tụi nhỏ, hồi đó em đi học toàn ngắm gái với bóc phét với tụi bạn thôi vẫn hạng 1 lớp ngon ơ, cấp 2 chả học hành gì vẫn đỗ NV1 trường ngon
 
Tới em còn có dấu hiệu tâm thần đây.
Chắc hôm nào đi khám.
:D
công tác trong ngành giáo dục quá áp lực. bị thanh tra liên tục. cứ một tháng, nửa tháng là đoàn thanh tra về. hết xanh sạch đẹp, lại đến trường chuẩn quốc gia, rồi tới kiểm định chất lượng giáo dục... thanh tra từ phòng giáo dục, tới sở giáo dục, rồi cả y tế này nọ. cứ thanh tra về là lại bị bệnh, từ bệnh viêm họng đến đau nửa đầu.
 
Thời đại này không kiểm soát có mà đi sớm. Mà áp lực sớm còn hơn sau này éo có cơ hội hiểu áp lực là gì :ah:
 
công tác trong ngành giáo dục quá áp lực. bị thanh tra liên tục. cứ một tháng, nửa tháng là đoàn thanh tra về. hết xanh sạch đẹp, lại đến trường chuẩn quốc gia, rồi tới kiểm định chất lượng giáo dục... thanh tra từ phòng giáo dục, tới sở giáo dục, rồi cả y tế này nọ. cứ thanh tra về là lại bị bệnh, từ bệnh viêm họng đến đau nửa đầu.
Không có bệnh nôn mửa à :canny:
Chỗ tôi các thầy hay bệnh này, tắc cả nvs của nhà hàng.
 
cũng khó, áp lực quá thì có vấn đề sức khỏe, k áp lực thì sau này dễ toang toác, chứ ai chẳng muốn tốt cho con, sau này nó có cuộc sống dễ dàng :ah:
 
Back
Top