Làm thế nào ngăn 'lương chưa tăng, giá đã tăng'?

Coagulation

Senior Member
Quan sát từ những dịp điều chỉnh trước, ông Bình nhắc lại có xuất hiện hiện tượng "té nước theo mưa", "nước nổi bèo nổi", thậm chí lương chưa kịp tăng giá cả đã đẩy lên.

Cũng theo ông Bình, việc chọn tăng lương thời điểm từ 1-7 (giữa năm) cơ bản sẽ giảm áp lực tăng thêm so với quý cao điểm về giá cả như đầu năm hoặc cuối năm. Với những mặt hàng Nhà nước quản lý giá, có thể can thiệp bằng cách tạm dừng chưa tăng để giảm áp lực cộng hưởng lên lạm phát.

"Còn với những mặt hàng giá do thị trường quyết định, cần thiết những giải pháp về mặt truyền thông chính sách để giảm bớt kỳ vọng lạm phát, không thể tăng lương là tăng giá theo", ông Bình nói. Cụ thể, cần tuyên truyền, truyền thông để các doanh nghiệp và hộ kinh doanh hiểu rằng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, sức cầu yếu, việc tăng sẽ ảnh hưởng đến sức mua.

Bà Trần Thị Khánh Hiền - giám đốc khối phân tích Chứng khoán MB (MBS) - lưu ý việc tăng lương diễn ra trong bối cảnh lạm phát gia tăng kể từ đầu năm, khả năng tạo áp lực lớn trong quý 3.

Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2024 tăng 0,05% so với tháng trước và 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Chuyên gia MBS nhận định giá thịt heo bật tăng và những đợt nắng nóng xuất hiện đã đẩy giá điện lên cao và kéo CPI tăng trong tháng.

Bình quân 5 tháng năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,7%. Diễn biến CPI đang cho thấy chiều hướng tăng kể từ đầu năm nay và đang tiến gần đến mức 4,5% mục tiêu Chính phủ đề ra, bà Hiền nhận định.

Chưa kể, theo bà Hiền, chi phí vận chuyển và giá vé máy bay cũng tăng do nhu cầu du lịch phục hồi tác động không nhỏ đến lạm phát trong nước. Áp lực tỉ giá lại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu và nhiên liệu.

Thực tế trước khi thực hiện tăng lương, mặt bằng giá cả đã chịu áp lực rất lớn khi doanh nghiệp phải trả thêm chi phí đầu vào. "Chi phí sản xuất tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần hai năm qua đã dẫn đến việc tăng giá bán, điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường trong những tháng tới", chuyên gia MBS nhận định.
 
chỗ nào tăng giá thì vận động giảm giá
Screenshot_20240623_091830_Browser.jpg
 
Phải trị từ nguyên nhân nên giải pháp là không tăng lương :shame:
Quan điểm cho rằng tăng tiền lương là nguyên nhân dẫn đến tăng giá cả hàng hoá đã được chứng minh là sai lầm từ lâu rồi bác ơi. Tiền tương tăng sẽ đưa đến kết quả đó là sự sụt giảm của lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận chung. Còn giá cả hàng hoá sau cùng sẽ đứng yên không thay đổi.
 
Lương tui tăng thì bên BHXH BHYT BHTN , quỹ Công đoàn, Đảng phí, quỹ Đền ơn đáp nghĩa, quỹ Phòng... lại cắn đc của tôi thêm 1 ít chứ tôi có đc hưởng cả đâu mà các bác bán thực phẩm nỡ lòng tăng giá vô tội vạ :adore:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Này là sự vận động của thị trường, muốn quản lý thì bằng công cụ thuế xem thu nhập của nhóm nào vượt trội với các nhóm còn lại để tăng/giảm thuế rồi phân phối lại qua phúc lợi xh. Ở xứ văn minh thì hệ thống chính trị luôn vận động cùng thời cuộc, muốn làm gì thì phải tập trung thông qua luật lưỡng đảng nơi các chính trị gia đại diện cho quyền lợi nhóm/vùng cử tri bầu họ lên vậy nên luật ra đảm bảo tính công bằng, hợp lý nhất.
 
Back
Top