thảo luận [Laptop] Độ tản nhiệt nước cho laptop Asus Tuf FX505GM

Không Không

Senior Member
Sau hơn một tháng sử dụng ổn định, nay tại hạ mới dám chia sẻ kinh nghiệm bản thân về việc độ tản nước cho con laptop của mình.
Xem xong bài viết này, chư vị sẽ thấy việc độ tản nước cho laptop là không hề khó.
Edit: + Mát máy mà vẫn giữ được tính cơ động của laptop.


Laptop của tại hạ:
  • Asus Tuf FX505GM
  • i7-8750H
  • GTX 1060 6GB
  • RAM DDR4 16GB (2 x 8GB)

Thiệt hại ~950k chi phí chế tản nước
(chưa tính ship, chưa trừ voucher, chưa tính keo tản nhiệt, thermal pad).
Trong đó, chỉ mất ~87k là bị "dính" vào laptop, còn lại là những thứ "nằm bên ngoài", nhiều thứ mua thừa rất nhiều, do shop không bán lẻ.
Nếu thay laptop khác, độ laptop mới sẽ chẳng mất thêm 1 đồng.
Tại hạ thiệt hại ~1.200k do bao gồm chi phí "học tập" vì đặt mua thừa 1 số thứ "đề phòng", đợi ship lâu, sốt ruột nên cứ đặt cả, nhiều thứ không dùng được, hoặc không dùng đến.

Những ai có ý định độ tản nhiệt nước cho laptop của mình thì nên tham khảo bài viết này,
vì tại hạ sẽ chia sẻ "toàn bộ" kinh nghiệm, thông tin cần thiết.
Đây là bài viết đầu tiên của tại hạ trên Voz, trước chỉ hay hóng hớt ở f33.
Một số thuật ngữ có thể dùng bị sai do tại hạ không có hiểu biết cụ thể, chuyên sâu, mong chư vị thông cảm.


Mục đích ban đầu của tại hạ chỉ là giảm nhiệt độ vì laptop quá nóng.
Nhưng bản thân lại là người không chuyên, thiếu hiểu biết, có cái là cũng ham thích vọc vạch, chế cháo.
Mà laptop cũng đã hết bảo hành từ lâu, nên quyết định tự mình tìm phương án, với tâm lý "cùng lắm là mua con lap mới".

# Giai đoạn 0: tình trạng hiện tại của laptop​

Nhiệt độ cao, hiệu suất thấp:

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 3991 pts
-- nhiệt max HWMonitor: 98*C

- 3DMark: 3678​

-- GPU score: 3648
-- CPU score: 3859
-- biên độ nhiệt: rất cao 80-100*C
TCdMvha.jpg

# Giai đoạn 1: thay keo tản nhiệt​

Kết quả: Mát hơn một chút.

Khi tìm hiểu về việc hạ nhiệt laptop, phương án đầu tiên tại hạ tìm được là "thay keo tản nhiệt".
Sau khi tìm hiểu về các loại keo tản nhiệt, tại hạ tìm thấy khái niệm về pump-out,
và quyết định sử dụng honeywell cho CPU, GPU; zf12 cho những thứ còn lại vì tại thời điểm này tại hạ chưa biết về thermal pad.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 5483 pts
-- nhiệt max HWMonitor: 89*C (giảm 9*C)

- 3DMark: 3809​

-- GPU score: 3651
-- CPU score: 5055
-- biên độ nhiệt: khá hơn nhưng vẫn cao 60-100*C
zU6Hlf7.jpg

# Giai đoạn 2: chế tản nhiệt nước​

Kết quả: mát hơn "nhiều chút"

Sau đó, vẫn chưa hài lòng về nhiệt độ, tại hạ tiếp tục tìm hiểu thêm các giải pháp làm mát.
Được truyền cảm hứng bởi 2 bài viết từ nhị vị tiền bối này, một "little old man nghèo khổ" như tại hạ quyết định "dùng dao kéo":
Khi tìm kiếm phương án hiệu quả, nhưng vẫn giữ được tính cơ động của laptop,
thì tại hạ tìm thấy giải pháp rất hay đến từ các pháp sư phía Bắc.
Lfcn5Jh.jpg

Bắt tay vào chế cháo, vấn đề quan trọng nhất khi tại hạ đụng phải đó là: "Cái này gọi là gì?".
Vì khi không biết tên gọi của một thứ thì rất khó để tìm kiếm và đặt mua nó về.
Do đó, dù đã sử dụng google lens, tại hạ vẫn mất vài ngày liền chỉ để tìm kiếm từ khóa, khi có từ khóa rồi thì mọi việc trở nên đơn giản.

1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ:​

Chú ý: kích thước vật tư nên chuẩn để nó có thể lắp ráp với nhau, chi phí chưa bao gồm phí ship hay giảm giá.
Vật tư đều có hình ảnh minh họa, nếu vị nào không load được ảnh thì có thể vào drive của tại hạ để lấy hình:
Hình ảnh vật tư

* Những thứ gắn vào Laptop: 227k
- 61k: Ống đồng mềm 4mm x 3mm (dày 0.5mm) dài 2m, cho hệ thống làm lạnh (hay còn gọi là cáp tiết lưu tủ lạnh),
nên đặt mua dài vì khi uốn có thể lỗi do bị gập, gãy ống, tại hạ uốn hỏng 3 lần, bỏ đi 3 đoạn ống, mỗi đoạn cỡ 30cm.

- 98k: Thiếc hàn bột 138*C, 1 lọ, trước khi mua, cân nhắc kỹ xem có cần sử dụng không
dùng để hàn ống đồng mềm trên vào ống đồng tản nhiệt của laptop.
nếu sử dụng phương án hàn khác thì không cần mua nữa, phí tiền.


- 26k: Đai ốc cấy ren đồng M5*10*7, 1 túi 10 cái,
đai ốc M5 sẽ có đường kính trong khoảng 4.2mm sẽ vừa để hàn với ống đồng mềm ở trên để làm đai nối ống nước.
- 23k: Bu lông M5*6, 1 túi 30 cái (chỉ cần 2 cái thôi, nhưng shop không bán lẻ)
dùng để bịt cái đai ốc cấy ren M5 của laptop lại khi muốn di chuyển, tránh rò nước
- 19K: Ron cao su/silicon 6*1, 1 túi 50 cái (cũng chỉ cần 2 cái thôi, nhưng shop không bán lẻ)
là để lắp vào 2 cái Bu lông M5 (ở trên), hoặc dùng để thay thế ron khớp nối nhanh khí nén (ở dưới) khi cần.

NDDzTpg.jpg

* Những thứ bên ngoài Laptop (hệ thống tản nhiệt): 731k
- 169k: Nguồn Adapter 3-12V 5A 60W, 1 cái (-sale, +ship còn 152k)
công suất và dòng điện tùy chọn.

- 173k: Rad - Tản nhiệt nước bằng nhôm 12cm, 1 cái (-sale, +ship còn 158k)

- 77k: Quạt tản nhiệt 12cm 1550rpm, ồn < 25.6 dBA, lưu lượng gió < 66.17 CFM, không có LED,
êm ru và quá thừa thãi, LED dùng nguồn 5V nên nếu muốn dùng sẽ cần thêm Adapter, nên tại hạ mới chọn mua loại không LED

- 127k: Máy bơm nước không chổi than 12V 20W, lưu lượng 1200L/giờ, đầu nối ống là ren ngoài 21mm, 1 cái, (-sale, +ship còn 105k)
công suất này là quá thoải mái cho laptop, tại hạ thường chỉ để 5-6V.
- 54k: Ren trong 21mm ra đuôi chuột 6mm, 2 cái
Cái này lắp vào bơm nước, thay cho đầu nối có sẵn, dùng để nối ống silicon
Tại hạ dùng combo thay thế
Măng sông ren trong 21-13 (nối chuyển bậc 21-13mm) & Ren ngoài 13mm - đuôi chuột 6mm,
vì chi phí 1 combo còn rẻ hơn mua 1 cái Ren trong 21mm ra đuôi chột 6mm, không hiểu sao shop bán vậy :v
- 5k: Băng tan - cao su non, 1 cuộn

- 15k: Tank: Chai thủy tinh 500ml, vuông
dùng làm Tank, phải khoan lỗ để lắp đầu đuôi chuột nối ống mềm.
Chỉ nên làm 1 tank thôi, đừng làm 2 tank như tại hạ.

2 tank nối với nhau, nếu chúng kín hoàn toàn, áp suất đủ thì nước sẽ chảy tuần hoàn, không sao.
Nhưng
tự chế thì tank dễ bị "châm kim", sau khi chạy 1 thời gian thì tank nối với bơm sẽ cạn, tank còn lại thì đầy, rò nước.
- 11k: Mũi khoan khoét gạch men 10mm, 1 cái
chính là dùng để khoan chai thủy tinh làm Tank
- 32k: Combo Ren ngoài 9.6mm - đuôi chuột 6mm & Lơ ren ngoài 13mm, ren trong 9.6mm, 2 bộ
dùng để lắp vào Tank làm đầu nối ống silicon.
- 1k: Keo nến hoặc Keo silicon
dùng để hàn lỗ khoan Tank

- 18k: Khớp nối nhanh ống khí nén mini PC6-M5, 2 cái
cái này dùng để khớp nối với đai ốc M5 ở trên nên phải chọn đúng cỡ ren,
có 2 loại là nối thẳng và nối vuông góc, nên chọn loại nối thẳng,

nối vuông góc rất bất tiện, nếu xoay không đúng góc sẽ làm giảm khả năng lưu thông của nước và độ an toàn không cao, có nguy cơ rò nước.
Thậm chí, khi hàn đai ốc cấy, cũng phải lựa góc để khi nối, ống silicon không bị vướng vào màn hình hay mặt bàn.

Tại hạ đặt mua loại nối thẳng, nhưng shop họ lại gửi loại nối vuông, vạn bất đắc dĩ mới đành phải sử dụng.
- 26k: Mũ ốc vặn tay lỗ mù M5, 2 cái
dùng để bịt 2 cái khớp nối nhanh ống khí nén ở trên cho khỏi rò nước, khi tháo bộ tản nhiệt ra khỏi laptop.

- 23k: Ống silicon mềm 4mm x 6mm, dài 5m
nên chọn ống silicon vì nó co dãn rất tốt, uốn éo thoải mái, có thể dãn ra để vừa với tất cả các đầu ống của tất cả các thứ ở trên,
dù đầu nối của Rad, bơm, tank rất to, nó vẫn vừa.


u6xZ2D0.jpg

* Dụng cụ:
- !!! Quan trọng: Êtô kẹp để kẹp chặt các tấm đồng khi hàn thiếc, vì những thứ này cũng được kết nối với nhau bằng thiếc.
Đừng dại như tại hạ, vì không có êtô, khi hàn ống đồng mềm với bộ tản nhiệt, chính những tấm đồng hay lá nhôm của bộ tản nhiệt sẽ bị rơi ra. Tại hạ đã làm rơi cái tấm đồng chỗ GPU, may mà gắn lại được, và nó vẫn bị lệch 1 chút so với vị trí ban đầu, khiến việc bắt vít không chuẩn như cũ. Tí nữa thì đi con tản. :surrender:
  • Bộ tuốc nơ vít để mở laptop
  • Máy khoan để khoan Tank
  • Mỏ hàn thiếc
  • Máy khò nhiệt hoặc Khò gas để hàn thiếc bột, (tại hạ đã mất một khoản "chi phí học tập" để mua máy khò nhiệt 200*C, nhưng không hiệu quả, do khi khò, nhiệt lượng bị ống đồng tản nhiệt dẫn ra các lá nhôm, khiến nhiệt độ không thể đủ để chảy thiếc, phải dùng khò công suất cao hơn)
  • Thước mm, giấy, bút đánh dấu để đo cho chính xác
  • Cưa sắt để cưa ống đồng mềm
  • Búa đinh để làm đập dẹp ống đồng mềm
  • Dao, kéo
  • Keo nến để gắn bịt kín Tank
  • Giấy nhám để chà mặt ống đồng cho nó ăn thiếc

2. Tiến hành phẫu thuật​

- Đo, ước lượng kích thước hình dáng và uốn ống đồng mềm,
!!! Hãy đo đạc, uốn nắn thật kỹ trước khi hàn, khi hàn vào bộ tản nhiệt rồi, thì có muốn nắn cũng không được, chẳng nhẽ lại gỡ ra làm lại.
Tại hạ do chủ quan, không uốn 2 cái đầu ống xuống thấp, sát main hơn, khiến chúng bị cấn vào vỏ quá nhiều, phải khoét vỏ rất to, mất thẩm mỹ.

lưu ý uốn từ từ, uốn vội dễ bị gập ống, dùng những vật có thân hình trụ (như thân bút, ống nước) để làm điểm tựa uốn sẽ dễ hơn.

Nói là ống mềm nhưng cũng không mềm lắm, uốn mà lỗi là coi như bỏ vì có nguy cơ rò nước.
Có lẽ tại hạ đặt phải loại ống đồng cứng hơn của các pháp sư, chứ nhìn hình của các pháp sư thấy đường cong mượt mà quá.

- Uốn xong thì dùng búa đập cho dẹp xuống, dày cỡ 2.5mm là được rồi.
Ux8HvnO.jpg

- Dùng thiếc để hàn đai ốc cấy ren với ống đồng mềm,
lưu ý, không nên nhét ống đồng vào đai ốc quá sâu, phải chừa chỗ để sau này bắt vít, nối ống nước.
đoạn này quên chụp ảnh nên dùng tạm hình này để minh họa vậy, ở trên cũng có hình ảnh từ các pháp sư.

Không biết hàn nên hàn thiếc tóe loe nom mà gớm.
YWOwhnF.jpg

- Chà nhám bề mặt tiếp xúc giữa ống đồng mềm bộ tản nhiệt, để bề mặt ăn thiếc khi hàn.
- Hàn ống đồng mềm vào bộ tản nhiệt, bôi bột hàn ít thôi, bôi nhiều như tại hạ thì nó bị thừa và nhỏ giọt tràn ra ngoài.
!!! Đoạn này nhớ dùng êtô kẹp chặt để cố định tất cả "những thứ được hàn với nhau" lại. Do thiếu hiểu biết, cứ nghĩ là bộ tản nhiệt người ta dùng thiếc có nhiệt độ hàn cao hơn, mình dùng loại nhiệt thấp nhất 138*C, chắc không sao đâu, tại hạ đã làm rơi tấm đồng phía GPU và rơi luôn 1 ống đồng tản nhiệt, lúc này đang hoang mang không biết có hàn lại được không nên quên luôn chụp ảnh lại.
Tại hạ dùng khò gas mini để khò đều xung quanh vị trí hàn, học theo các pháp sư, nhưng lại không có êtô, rủi ro quá cao, còn may là chế được 1 bộ kẹp để kẹp ống lại và hàn, chứ không thì toang.
=> Phương án đề xuất thay thế, đơn giản hơn, không cần dùng bột thiếc nữa:
  • phương án 1: dùng keo tản nhiệt cho vị trí tiếp xúc, sau đó chỉ hàn 1 vài điểm để cố định ống và có thể tháo ra khi cần thay keo.
  • phương án 2: chỉ hàn dọc theo cạnh chỗ tiếp xúc ống đồng mềmbộ tản nhiệt, dù sao thì tiết diện hàn cũng rất lớn, nên hiệu suất dẫn nhiệt cũng sẽ cao, lại dễ làm hơn, nếu tại hạ nghĩ ra cách này sớm chắc chắn sẽ làm theo cách này.
Hình này là lúc hàn vẫn không được do chưa chà nhám bề mặt tiếp xúc, thiếc nó không ăn (thiếu hiểu biết).
USeaX4J.jpg

- Sau khi hàn xong thì cứ để tản laptop ở đó đã, đi lắp ráp bộ tản nhiệt nước

- Làm Tank
khoan bình thủy tinh (có mẹo để khoan cho dễ là làm 1 cái cố định vị trí khi khoan, vì thủy tinh thường trơn nên khó khoan, xem ảnh ở dưới)
bắt Ren ngoài 9.6mm - đuôi chuột 6mm với Lơ ren ngoài 13mm, ren trong 9.6mm,
hàn vết khoan bằng keo nến.
  • Lấy 1 đoạn ống nước PVC, cưa 1 cạnh, khò nhiệt cho mềm rồi ép phẳng.
  • Sau đó, dùng chính mũi khoan gạch để khoan thủng tấm nhựa.
  • Khi khoan, sử dụng tấm nhựa để cố định vị trí mũi khoan.
  • Các vị có thể tìm kiếm mẹo này với google cho dễ hình dung.
  • Khoan thủy thì nên thường xuyên nhúng mũi khoan vào nước, khoan từ từ,
đừng ấn mũi khoan xuống quá mạnh, vì khi khoan tới gần cuối sẽ làm mẻ thủy tinh.
bviw6kH.jpg
kFCPpAJ.jpg

- Thay đầu nối của Máy bơm nước bằng Ren trong 21mm - đuôi chuột 6mm, nhớ quấn băng tan để khỏi rò nước.
jmYxwQ9.jpg

- Lắp Quạt với Rad, cái này thì đơn giản quá rồi. Khi mua Rad sẽ có sẵn vít, vặn vào là xong.
Chư vị có thể thấy rằng dù đầu nối của Rad rất to, nhưng ống silicon vẫn vừa.
2yGGzIh.jpg

- Nối điện cho BơmQuạt:
khi mua quạt, sẽ có sẵn 2 đầu nối 4 pin, 1 đầu đực, 1 đầu cái (quạt khác thì tại hạ không rõ),
cắt đầu cái ra, đấu nối với Adapter (xem hình bên dưới),
nhớ nối đúng dây (xem hình bên dưới)
N9DtrVV.jpg
GzvCtCn.png

- Cắt ống silicon, nối mọi thứ lại với nhau, và tiến hành chạy thử xem có ổn định không, có bị rò không.
Thứ tự: Tank > Bơm > Tản laptop > Rad > Tank.
Tại hạ tiến hành test max công suất 10V, qua 1 đêm mới dám yên tâm sử dụng, chứ rò nước cái là toang.
Khi chạy ở 12V lâu, chính cái bơm nóng lên, làm nước trong hệ thống cũng bị nóng, Rad tản không nổi.
1IkajRP.jpg

- Tiến hành cắt, khoét vỏ, đoạn này cứ từ từ mà làm, vừa ướm thử, vừa khoét, đo đạc cẩn thận, sẩy tay, cong main, tại hạ không chịu trách nhiệm ạ.
Thật là xấu đau đớn.
Chư vị hãy đo đạc, uốn ống đồng thật cẩn thận, đừng như tại hạ.
Lúc sau, dù dán băng dính đen để che đi rồi thì vẫn cứ xấu hoàn xấu.
nR7ugbT.jpg

- Tiến hành đo đạc hiệu suất tản nhiệt với công
Hiệu suất cũng tương đương với sau khi thay keo tản nhiệt thôi, chỉ được cái mát hơn.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 4960 pts (không hiểu sao thấp hơn trước luôn, có lẽ do đang chạy app khác nữa)
-- nhiệt max HWMonitor: 75*C (giảm thêm 14*C)

- 3DMark: 3809​

-- GPU score: 3722
-- CPU score: 5257
-- biên độ nhiệt: mát hơn hẳn 40-80*C
LQ4VTpU.jpg

# Giai đoạn 3: Undervolt CPU và Ép xung GPU​

Kết quả: hiệu suất tăng, máy mát, hoạt động ổn định, êm ru, nhiều khi là quạt của laptop cũng tự tắt luôn

Khi mà laptop đã trở nên mát mẻ rồi, thì tại hạ lại nghĩ đến việc Ép xung.
Đáng tiếc là việc Ép xung laptop khá khó, phức tạp.
Cụ thể thì laptop của tại hạ chỉ có thể Undervolt CPU và ép xung GPU 1 chút xíu.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 7364 pts (tăng một lượng pts kha khá)
-- nhiệt max HWMonitor: 70*C (nhiệt độ cũng giảm nhờ Undervolt)

- 3DMark: 4232​

-- GPU score: 4003 (tăng một chút)
-- CPU score: 6264 (tăng một chút)
-- biên độ nhiệt: mát hơn chút nữa 30-70*C
W6AJ0fj.jpg

* Undervolt:
sau khi hạ phiên bản BIOS xuống, khóa windows tự cập nhật BIOS, blah blah...,
thì CPU có thể:
- undervolt CPU core xuống -200mV,
- PL1 tăng từ 45W lên 64W,
- PL2 tăng từ 90W lên 128W,
stress test thì ổn định.
Lúc đầu tại hạ tăng công suất PL1 cao hơn, CPU vẫn rất mát, nhưng VRM thì không chịu được, đoạn này tại hạ chưa biết VRM là cái gì, mò mẫm mãi.
Về sau, nếu tại hạ có độ thêm làm mát VRM thì sẽ bổ sung sau, hiện mới chỉ lắp thêm 1 tấm nhôm vào chỗ VRM nhưng không ăn thua.
Kế hoạch làm mát VRM dự định là bắt chước theo cách làm mát VRAM của GPU như sau:

  • Sử dụng thermal pad,
  • Làm 1 tấm đồng để tản nhiệt cho VRM,
  • Hàn tấm đồng vào bộ tản nhiệt

* Ép xung GPU với MSI Afterburner:
Tại hạ đã thử flash BIOS nhưng không thành công, lỗi "EEPROM not found".
Nên chỉ có thể tăng Core Clock +200MHz, tăng cao hơn không được do thiếu điện, Core voltage và Power limit bị khóa.
Memory Clock thì có thể +1000MHz mà không sao, nhưng tại hạ chỉ để +400MHz,
vì thấy rằng +1000MHz cũng không làm tăng điểm 3D Mark nên thôi, nhờ cao nhân chỉ giáo.

Với tại hạ thì như này là tương đối hài lòng rồi :)
h5UIIHI.jpg



Kết bài: Chư vị biết phải làm gì tiếp theo rồi đấy :shame: Chuẩn bị dao thớt thôi.
 
Last edited:
rad của bác là 120mm à? đổi qua rad 240 với thêm nước đi bác vì đằng nào cũng để ở nhà hết mà :sexy_girl:
 
rad của bác là 120mm à? đổi qua rad 240 với thêm nước đi bác vì đằng nào cũng để ở nhà hết mà :sexy_girl:
Đúng rồi bác, Rad 120mm, tại hạ thấy hiệu quả tản nhiệt cũng khá.
Về sau có điều kiện sẽ châm cứu quả Rad 240 :)
 
Sau hơn một tháng sử dụng ổn định, nay tại hạ mới dám chia sẻ kinh nghiệm bản thân về việc độ tản nước cho con laptop của mình.
Xem xong bài viết này, chư vị sẽ thấy việc độ tản nước cho laptop là không hề khó.


Laptop của tại hạ:
  • Asus Tuf FX505GM
  • i7-8750H
  • GTX 1060 6GB
  • RAM DDR4 16GB (2 x 8GB)

Thiệt hại ~950k chi phí chế tản nước
(chưa tính ship, chưa trừ voucher, chưa tính keo tản nhiệt, thermal pad).
Trong đó, chỉ mất ~87k là bị "dính" vào laptop, còn lại là những thứ "nằm bên ngoài", nhiều thứ mua thừa rất nhiều, do shop không bán lẻ.
Nếu thay laptop khác, độ laptop mới sẽ chẳng mất thêm 1 đồng.
Tại hạ thiệt hại ~1.200k do bao gồm chi phí "học tập" vì đặt mua thừa 1 số thứ "đề phòng", đợi ship lâu, sốt ruột nên cứ đặt cả, nhiều thứ không dùng được, hoặc không dùng đến.

Những ai có ý định độ tản nhiệt nước cho laptop của mình thì nên tham khảo bài viết này,
vì tại hạ sẽ chia sẻ "toàn bộ" kinh nghiệm, thông tin cần thiết.
Đây là bài viết đầu tiên của tại hạ trên Voz, trước chỉ hay hóng hớt ở f33.
Một số thuật ngữ có thể dùng bị sai do tại hạ không có hiểu biết cụ thể, chuyên sâu, mong chư vị thông cảm.


Mục đích ban đầu của tại hạ chỉ là giảm nhiệt độ vì laptop quá nóng.
Nhưng bản thân lại là người không chuyên, thiếu hiểu biết, có cái là cũng ham thích vọc vạch, chế cháo.
Mà laptop cũng đã hết bảo hành từ lâu, nên quyết định tự mình tìm phương án, với tâm lý "cùng lắm là mua con lap mới".

# Giai đoạn 0: tình trạng hiện tại của laptop​

Nhiệt độ cao, hiệu suất thấp:

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 3991 pts
-- nhiệt max HWMonitor: 98*C

- 3DMark: 3678​

-- GPU score: 3648
-- CPU score: 3859
-- biên độ nhiệt: rất cao 80-100*C
TCdMvha.jpg

# Giai đoạn 1: thay keo tản nhiệt​

Kết quả: Mát hơn một chút.

Khi tìm hiểu về việc hạ nhiệt laptop, phương án đầu tiên tại hạ tìm được là "thay keo tản nhiệt".
Sau khi tìm hiểu về các loại keo tản nhiệt, tại hạ tìm thấy khái niệm về pump-out,
và quyết định sử dụng honeywell cho CPU, GPU; zf12 cho những thứ còn lại vì tại thời điểm này tại hạ chưa biết về thermal pad.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 5483 pts
-- nhiệt max HWMonitor: 89*C (giảm 9*C)

- 3DMark: 3809​

-- GPU score: 3651
-- CPU score: 5055
-- biên độ nhiệt: khá hơn nhưng vẫn cao 60-100*C
zU6Hlf7.jpg

# Giai đoạn 2: chế tản nhiệt nước​

Kết quả: mát hơn "nhiều chút"

Sau đó, vẫn chưa hài lòng về nhiệt độ, tại hạ tiếp tục tìm hiểu thêm các giải pháp làm mát.
Được truyền cảm hứng bởi 2 bài viết từ nhị vị tiền bối này, một "little old man nghèo khổ" như tại hạ quyết định "dùng dao kéo":
Khi tìm kiếm phương án hiệu quả, nhưng vẫn giữ được tính cơ động của laptop,
thì tại hạ tìm thấy giải pháp rất hay đến từ các pháp sư phía Bắc.
Lfcn5Jh.jpg

Bắt tay vào chế cháo, vấn đề quan trọng nhất khi tại hạ đụng phải đó là: "Cái này gọi là gì?".
Vì khi không biết tên gọi của một thứ thì rất khó để tìm kiếm và đặt mua nó về.
Do đó, dù đã sử dụng google lens, tại hạ vẫn mất vài ngày liền chỉ để tìm kiếm từ khóa, khi có từ khóa rồi thì mọi việc trở nên đơn giản.

1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ:​

Chú ý: kích thước vật tư nên chuẩn để nó có thể lắp ráp với nhau, chi phí chưa bao gồm phí ship hay giảm giá.
Vật tư đều có hình ảnh minh họa, nếu vị nào không load được ảnh thì có thể vào drive của tại hạ để lấy hình:
Hình ảnh vật tư

* Những thứ gắn vào Laptop: 227k
- 61k: Ống đồng mềm 4mm x 3mm (dày 0.5mm) dài 2m, cho hệ thống làm lạnh (hay còn gọi là cáp tiết lưu tủ lạnh),
nên đặt mua dài vì khi uốn có thể lỗi do bị gập, gãy ống, tại hạ uốn hỏng 3 lần, bỏ đi 3 đoạn ống, mỗi đoạn cỡ 30cm.

- 98k: Thiếc hàn bột 138*C, 1 lọ, trước khi mua, cân nhắc kỹ xem có cần sử dụng không
dùng để hàn ống đồng mềm trên vào ống đồng tản nhiệt của laptop.
nếu sử dụng phương án hàn khác thì không cần mua nữa, phí tiền.


- 26k: Đai ốc cấy ren đồng M5*10*7, 1 túi 10 cái,
đai ốc M5 sẽ có đường kính trong khoảng 4.2mm sẽ vừa để hàn với ống đồng mềm ở trên để làm đai nối ống nước.
- 23k: Bu lông M5*6, 1 túi 30 cái (chỉ cần 2 cái thôi, nhưng shop không bán lẻ)
dùng để bịt cái đai ốc cấy ren M5 của laptop lại khi muốn di chuyển, tránh rò nước
- 19K: Ron cao su/silicon 6*1, 1 túi 50 cái (cũng chỉ cần 2 cái thôi, nhưng shop không bán lẻ)
là để lắp vào 2 cái Bu lông M5 (ở trên), hoặc dùng để thay thế ron khớp nối nhanh khí nén (ở dưới) khi cần.

NDDzTpg.jpg

* Những thứ bên ngoài Laptop (hệ thống tản nhiệt): 731k
- 169k: Nguồn Adapter 3-12V 5A 60W, 1 cái (-sale, +ship còn 152k)
công suất và dòng điện tùy chọn.

- 173k: Rad - Tản nhiệt nước bằng nhôm 12cm, 1 cái (-sale, +ship còn 158k)

- 77k: Quạt tản nhiệt 12cm 1550rpm, ồn < 25.6 dBA, lưu lượng gió < 66.17 CFM, không có LED,
êm ru và quá thừa thãi, LED dùng nguồn 5V nên nếu muốn dùng sẽ cần thêm Adapter, nên tại hạ mới chọn mua loại không LED

- 127k: Máy bơm nước không chổi than 12V 20W, lưu lượng 1200L/giờ, đầu nối ống là ren ngoài 21mm, 1 cái, (-sale, +ship còn 105k)
công suất này là quá thoải mái cho laptop, tại hạ thường chỉ để 5-6V.
- 54k: Ren trong 21mm ra đuôi chuột 6mm, 2 cái
Cái này lắp vào bơm nước, thay cho đầu nối có sẵn, dùng để nối ống silicon
Tại hạ dùng combo thay thế
Măng sông ren trong 21-13 (nối chuyển bậc 21-13mm) & Ren ngoài 13mm - đuôi chuột 6mm,
vì chi phí 1 combo còn rẻ hơn mua 1 cái Ren trong 21mm ra đuôi chột 6mm, không hiểu sao shop bán vậy :v
- 5k: Băng tan - cao su non, 1 cuộn

- 15k: Tank: Chai thủy tinh 500ml, vuông
dùng làm Tank, phải khoan lỗ để lắp đầu đuôi chuột nối ống mềm.
Chỉ nên làm 1 tank thôi, đừng làm 2 tank như tại hạ.

2 tank nối với nhau, nếu chúng kín hoàn toàn, áp suất đủ thì nước sẽ chảy tuần hoàn, không sao.
Nhưng
tự chế thì tank dễ bị "châm kim", sau khi chạy 1 thời gian thì tank nối với bơm sẽ cạn, tank còn lại thì đầy, rò nước.
- 11k: Mũi khoan khoét gạch men 10mm, 1 cái
chính là dùng để khoan chai thủy tinh làm Tank
- 32k: Combo Ren ngoài 9.6mm - đuôi chuột 6mm & Lơ ren ngoài 13mm, ren trong 9.6mm, 2 bộ
dùng để lắp vào Tank làm đầu nối ống silicon.
- 1k: Keo nến hoặc Keo silicon
dùng để hàn lỗ khoan Tank

- 18k: Khớp nối nhanh ống khí nén mini PC6-M5, 2 cái
cái này dùng để khớp nối với đai ốc M5 ở trên nên phải chọn đúng cỡ ren,
có 2 loại là nối thẳng và nối vuông góc, nên chọn loại nối thẳng,

nối vuông góc rất bất tiện, nếu xoay không đúng góc sẽ làm giảm khả năng lưu thông của nước và độ an toàn không cao, có nguy cơ rò nước.
Thậm chí, khi hàn đai ốc cấy, cũng phải lựa góc để khi nối, ống silicon không bị vướng vào màn hình hay mặt bàn.

Tại hạ đặt mua loại nối thẳng, nhưng shop họ lại gửi loại nối vuông, vạn bất đắc dĩ mới đành phải sử dụng.
- 26k: Mũ ốc vặn tay lỗ mù M5, 2 cái
dùng để bịt 2 cái khớp nối nhanh ống khí nén ở trên cho khỏi rò nước, khi tháo bộ tản nhiệt ra khỏi laptop.

- 23k: Ống silicon mềm 4mm x 6mm, dài 5m
nên chọn ống silicon vì nó co dãn rất tốt, uốn éo thoải mái, có thể dãn ra để vừa với tất cả các đầu ống của tất cả các thứ ở trên,
dù đầu nối của Rad, bơm, tank rất to, nó vẫn vừa.


u6xZ2D0.jpg

* Dụng cụ:
- !!! Quan trọng: Êtô kẹp để kẹp chặt các tấm đồng khi hàn thiếc, vì những thứ này cũng được kết nối với nhau bằng thiếc.
Đừng dại như tại hạ, vì không có êtô, khi hàn ống đồng mềm với bộ tản nhiệt, chính những tấm đồng hay lá nhôm của bộ tản nhiệt sẽ bị rơi ra. Tại hạ đã làm rơi cái tấm đồng chỗ GPU, may mà gắn lại được, và nó vẫn bị lệch 1 chút so với vị trí ban đầu, khiến việc bắt vít không chuẩn như cũ. Tí nữa thì đi con tản. :surrender:
  • Bộ tuốc nơ vít để mở laptop
  • Máy khoan để khoan Tank
  • Mỏ hàn thiếc
  • Máy khò nhiệt hoặc Khò gas để hàn thiếc bột, (tại hạ đã mất một khoản "chi phí học tập" để mua máy khò nhiệt 200*C, nhưng không hiệu quả, do khi khò, nhiệt lượng bị ống đồng tản nhiệt dẫn ra các lá nhôm, khiến nhiệt độ không thể đủ để chảy thiếc, phải dùng khò công suất cao hơn)
  • Thước mm, giấy, bút đánh dấu để đo cho chính xác
  • Cưa sắt để cưa ống đồng mềm
  • Búa đinh để làm đập dẹp ống đồng mềm
  • Dao, kéo
  • Keo nến để gắn bịt kín Tank
  • Giấy nhám để chà mặt ống đồng cho nó ăn thiếc

2. Tiến hành phẫu thuật​

- Đo, ước lượng kích thước hình dáng và uốn ống đồng mềm,
!!! Hãy đo đạc, uốn nắn thật kỹ trước khi hàn, khi hàn vào bộ tản nhiệt rồi, thì có muốn nắn cũng không được, chẳng nhẽ lại gỡ ra làm lại.
Tại hạ do chủ quan, không uốn 2 cái đầu ống xuống thấp, sát main hơn, khiến chúng bị cấn vào vỏ quá nhiều, phải khoét vỏ rất to, mất thẩm mỹ.

lưu ý uốn từ từ, uốn vội dễ bị gập ống, dùng những vật có thân hình trụ (như thân bút, ống nước) để làm điểm tựa uốn sẽ dễ hơn.

Nói là ống mềm nhưng cũng không mềm lắm, uốn mà lỗi là coi như bỏ vì có nguy cơ rò nước.
Có lẽ tại hạ đặt phải loại ống đồng cứng hơn của các pháp sư, chứ nhìn hình của các pháp sư thấy đường cong mượt mà quá.

- Uốn xong thì dùng búa đập cho dẹp xuống, dày cỡ 2.5mm là được rồi.
Ux8HvnO.jpg

- Dùng thiếc để hàn đai ốc cấy ren với ống đồng mềm,
lưu ý, không nên nhét ống đồng vào đai ốc quá sâu, phải chừa chỗ để sau này bắt vít, nối ống nước.
đoạn này quên chụp ảnh nên dùng tạm hình này để minh họa vậy, ở trên cũng có hình ảnh từ các pháp sư.

Không biết hàn nên hàn thiếc tóe loe nom mà gớm.
YWOwhnF.jpg

- Chà nhám bề mặt tiếp xúc giữa ống đồng mềm bộ tản nhiệt, để bề mặt ăn thiếc khi hàn.
- Hàn ống đồng mềm vào bộ tản nhiệt, bôi bột hàn ít thôi, bôi nhiều như tại hạ thì nó bị thừa và nhỏ giọt tràn ra ngoài.
!!! Đoạn này nhớ dùng êtô kẹp chặt để cố định tất cả "những thứ được hàn với nhau" lại. Do thiếu hiểu biết, cứ nghĩ là bộ tản nhiệt người ta dùng thiếc có nhiệt độ hàn cao hơn, mình dùng loại nhiệt thấp nhất 138*C, chắc không sao đâu, tại hạ đã làm rơi tấm đồng phía GPU và rơi luôn 1 ống đồng tản nhiệt, lúc này đang hoang mang không biết có hàn lại được không nên quên luôn chụp ảnh lại.
Tại hạ dùng khò gas mini để khò đều xung quanh vị trí hàn, học theo các pháp sư, nhưng lại không có êtô, rủi ro quá cao, còn may là chế được 1 bộ kẹp để kẹp ống lại và hàn, chứ không thì toang.
=> Phương án đề xuất thay thế, đơn giản hơn, không cần dùng bột thiếc nữa:
  • phương án 1: dùng keo tản nhiệt cho vị trí tiếp xúc, sau đó chỉ hàn 1 vài điểm để cố định ống và có thể tháo ra khi cần thay keo.
  • phương án 2: chỉ hàn dọc theo cạnh chỗ tiếp xúc ống đồng mềmbộ tản nhiệt, dù sao thì tiết diện hàn cũng rất lớn, nên hiệu suất dẫn nhiệt cũng sẽ cao, lại dễ làm hơn, nếu tại hạ nghĩ ra cách này sớm chắc chắn sẽ làm theo cách này.
Hình này là lúc hàn vẫn không được do chưa chà nhám bề mặt tiếp xúc, thiếc nó không ăn (thiếu hiểu biết).
USeaX4J.jpg

- Sau khi hàn xong thì cứ để tản laptop ở đó đã, đi lắp ráp bộ tản nhiệt nước

- Làm Tank
khoan bình thủy tinh (có mẹo để khoan cho dễ là làm 1 cái cố định vị trí khi khoan, vì thủy tinh thường trơn nên khó khoan, xem ảnh ở dưới)
bắt Ren ngoài 9.6mm - đuôi chuột 6mm với Lơ ren ngoài 13mm, ren trong 9.6mm,
hàn vết khoan bằng keo nến.
  • Lấy 1 đoạn ống nước PVC, cưa 1 cạnh, khò nhiệt cho mềm rồi ép phẳng.
  • Sau đó, dùng chính mũi khoan gạch để khoan thủng tấm nhựa.
  • Khi khoan, sử dụng tấm nhựa để cố định vị trí mũi khoan.
  • Các vị có thể tìm kiếm mẹo này với google cho dễ hình dung.
  • Khoan thủy thì nên thường xuyên nhúng mũi khoan vào nước, khoan từ từ,
đừng ấn mũi khoan xuống quá mạnh, vì khi khoan tới gần cuối sẽ làm mẻ thủy tinh.
bviw6kH.jpg
kFCPpAJ.jpg

- Thay đầu nối của Máy bơm nước bằng Ren trong 21mm - đuôi chuột 6mm, nhớ quấn băng tan để khỏi rò nước.
jmYxwQ9.jpg

- Lắp Quạt với Rad, cái này thì đơn giản quá rồi. Khi mua Rad sẽ có sẵn vít, vặn vào là xong.
Chư vị có thể thấy rằng dù đầu nối của Rad rất to, nhưng ống silicon vẫn vừa.
2yGGzIh.jpg

- Nối điện cho BơmQuạt:
khi mua quạt, sẽ có sẵn 2 đầu nối 4 pin, 1 đầu đực, 1 đầu cái (quạt khác thì tại hạ không rõ),
cắt đầu cái ra, đấu nối với Adapter (xem hình bên dưới),
nhớ nối đúng dây (xem hình bên dưới)
N9DtrVV.jpg
GzvCtCn.png

- Cắt ống silicon, nối mọi thứ lại với nhau, và tiến hành chạy thử xem có ổn định không, có bị rò không.
Thứ tự: Tank > Bơm > Tản laptop > Rad > Tank.
Tại hạ tiến hành test max công suất 10V, qua 1 đêm mới dám yên tâm sử dụng, chứ rò nước cái là toang.
Khi chạy ở 12V lâu, chính cái bơm nóng lên, làm nước trong hệ thống cũng bị nóng, Rad tản không nổi.
1IkajRP.jpg

- Tiến hành cắt, khoét vỏ, đoạn này cứ từ từ mà làm, vừa ướm thử, vừa khoét, đo đạc cẩn thận, sẩy tay, cong main, tại hạ không chịu trách nhiệm ạ.
Thật là xấu đau đớn.
Chư vị hãy đo đạc, uốn ống đồng thật cẩn thận, đừng như tại hạ.
Lúc sau, dù dán băng dính đen để che đi rồi thì vẫn cứ xấu hoàn xấu.
nR7ugbT.jpg

- Tiến hành đo đạc hiệu suất tản nhiệt với công
Hiệu suất cũng tương đương với sau khi thay keo tản nhiệt thôi, chỉ được cái mát hơn.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 4960 pts (không hiểu sao thấp hơn trước luôn, có lẽ do đang chạy app khác nữa)
-- nhiệt max HWMonitor: 75*C (giảm thêm 14*C)

- 3DMark: 3809​

-- GPU score: 3722
-- CPU score: 5257
-- biên độ nhiệt: mát hơn hẳn 40-80*C
LQ4VTpU.jpg

# Giai đoạn 3: Undervolt CPU và Ép xung GPU​

Kết quả: hiệu suất tăng, máy mát, hoạt động ổn định, êm ru, nhiều khi là quạt của laptop cũng tự tắt luôn

Khi mà laptop đã trở nên mát mẻ rồi, thì tại hạ lại nghĩ đến việc Ép xung.
Đáng tiếc là việc Ép xung laptop khá khó, phức tạp.
Cụ thể thì laptop của tại hạ chỉ có thể Undervolt CPU và ép xung GPU 1 chút xíu.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 7364 pts (tăng một lượng pts kha khá)
-- nhiệt max HWMonitor: 70*C (nhiệt độ cũng giảm nhờ Undervolt)

- 3DMark: 4232​

-- GPU score: 4003 (tăng một chút)
-- CPU score: 6264 (tăng một chút)
-- biên độ nhiệt: mát hơn chút nữa 30-70*C
W6AJ0fj.jpg

* Undervolt:
sau khi hạ phiên bản BIOS xuống, khóa windows tự cập nhật BIOS, blah blah...,
thì CPU có thể:
- undervolt CPU core xuống -200mV,
- PL1 tăng từ 45W lên 64W,
- PL2 tăng từ 90W lên 128W,
stress test thì ổn định.
Lúc đầu tại hạ tăng công suất PL1 cao hơn, CPU vẫn rất mát, nhưng VRM thì không chịu được, đoạn này tại hạ chưa biết VRM là cái gì, mò mẫm mãi.
Về sau, nếu tại hạ có độ thêm làm mát VRM thì sẽ bổ sung sau, hiện mới chỉ lắp thêm 1 tấm nhôm vào chỗ VRM nhưng không ăn thua.
Kế hoạch làm mát VRM dự định là bắt chước theo cách làm mát VRAM của GPU như sau:

  • Sử dụng thermal pad,
  • Làm 1 tấm đồng để tản nhiệt cho VRM,
  • Hàn tấm đồng vào bộ tản nhiệt

* Ép xung GPU với MSI Afterburner:
Tại hạ đã thử flash BIOS nhưng không thành công, lỗi "EEPROM not found".
Nên chỉ có thể tăng Core Clock +200MHz, tăng cao hơn không được do thiếu điện, Core voltage và Power limit bị khóa.
Memory Clock thì có thể +1000MHz mà không sao, nhưng tại hạ chỉ để +400MHz,
vì thấy rằng +1000MHz cũng không làm tăng điểm 3D Mark nên thôi, nhờ cao nhân chỉ giáo.

Với tại hạ thì như này là tương đối hài lòng rồi :)
h5UIIHI.jpg



Kết bài: Chư vị biết phải làm gì tiếp theo rồi đấy :shame: Chuẩn bị dao thớt thôi.
Quá đỉnh, để chiều kêu con vợ vào bấm Ưng mới được.
Dân vOz ít ra phải thế.
 
Sau hơn một tháng sử dụng ổn định, nay tại hạ mới dám chia sẻ kinh nghiệm bản thân về việc độ tản nước cho con laptop của mình.
Xem xong bài viết này, chư vị sẽ thấy việc độ tản nước cho laptop là không hề khó.


Laptop của tại hạ:
  • Asus Tuf FX505GM
  • i7-8750H
  • GTX 1060 6GB
  • RAM DDR4 16GB (2 x 8GB)

Thiệt hại ~950k chi phí chế tản nước
(chưa tính ship, chưa trừ voucher, chưa tính keo tản nhiệt, thermal pad).
Trong đó, chỉ mất ~87k là bị "dính" vào laptop, còn lại là những thứ "nằm bên ngoài", nhiều thứ mua thừa rất nhiều, do shop không bán lẻ.
Nếu thay laptop khác, độ laptop mới sẽ chẳng mất thêm 1 đồng.
Tại hạ thiệt hại ~1.200k do bao gồm chi phí "học tập" vì đặt mua thừa 1 số thứ "đề phòng", đợi ship lâu, sốt ruột nên cứ đặt cả, nhiều thứ không dùng được, hoặc không dùng đến.

Những ai có ý định độ tản nhiệt nước cho laptop của mình thì nên tham khảo bài viết này,
vì tại hạ sẽ chia sẻ "toàn bộ" kinh nghiệm, thông tin cần thiết.
Đây là bài viết đầu tiên của tại hạ trên Voz, trước chỉ hay hóng hớt ở f33.
Một số thuật ngữ có thể dùng bị sai do tại hạ không có hiểu biết cụ thể, chuyên sâu, mong chư vị thông cảm.


Mục đích ban đầu của tại hạ chỉ là giảm nhiệt độ vì laptop quá nóng.
Nhưng bản thân lại là người không chuyên, thiếu hiểu biết, có cái là cũng ham thích vọc vạch, chế cháo.
Mà laptop cũng đã hết bảo hành từ lâu, nên quyết định tự mình tìm phương án, với tâm lý "cùng lắm là mua con lap mới".

# Giai đoạn 0: tình trạng hiện tại của laptop​

Nhiệt độ cao, hiệu suất thấp:

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 3991 pts
-- nhiệt max HWMonitor: 98*C

- 3DMark: 3678​

-- GPU score: 3648
-- CPU score: 3859
-- biên độ nhiệt: rất cao 80-100*C
TCdMvha.jpg

# Giai đoạn 1: thay keo tản nhiệt​

Kết quả: Mát hơn một chút.

Khi tìm hiểu về việc hạ nhiệt laptop, phương án đầu tiên tại hạ tìm được là "thay keo tản nhiệt".
Sau khi tìm hiểu về các loại keo tản nhiệt, tại hạ tìm thấy khái niệm về pump-out,
và quyết định sử dụng honeywell cho CPU, GPU; zf12 cho những thứ còn lại vì tại thời điểm này tại hạ chưa biết về thermal pad.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 5483 pts
-- nhiệt max HWMonitor: 89*C (giảm 9*C)

- 3DMark: 3809​

-- GPU score: 3651
-- CPU score: 5055
-- biên độ nhiệt: khá hơn nhưng vẫn cao 60-100*C
zU6Hlf7.jpg

# Giai đoạn 2: chế tản nhiệt nước​

Kết quả: mát hơn "nhiều chút"

Sau đó, vẫn chưa hài lòng về nhiệt độ, tại hạ tiếp tục tìm hiểu thêm các giải pháp làm mát.
Được truyền cảm hứng bởi 2 bài viết từ nhị vị tiền bối này, một "little old man nghèo khổ" như tại hạ quyết định "dùng dao kéo":
Khi tìm kiếm phương án hiệu quả, nhưng vẫn giữ được tính cơ động của laptop,
thì tại hạ tìm thấy giải pháp rất hay đến từ các pháp sư phía Bắc.
Lfcn5Jh.jpg

Bắt tay vào chế cháo, vấn đề quan trọng nhất khi tại hạ đụng phải đó là: "Cái này gọi là gì?".
Vì khi không biết tên gọi của một thứ thì rất khó để tìm kiếm và đặt mua nó về.
Do đó, dù đã sử dụng google lens, tại hạ vẫn mất vài ngày liền chỉ để tìm kiếm từ khóa, khi có từ khóa rồi thì mọi việc trở nên đơn giản.

1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ:​

Chú ý: kích thước vật tư nên chuẩn để nó có thể lắp ráp với nhau, chi phí chưa bao gồm phí ship hay giảm giá.
Vật tư đều có hình ảnh minh họa, nếu vị nào không load được ảnh thì có thể vào drive của tại hạ để lấy hình:
Hình ảnh vật tư

* Những thứ gắn vào Laptop: 227k
- 61k: Ống đồng mềm 4mm x 3mm (dày 0.5mm) dài 2m, cho hệ thống làm lạnh (hay còn gọi là cáp tiết lưu tủ lạnh),
nên đặt mua dài vì khi uốn có thể lỗi do bị gập, gãy ống, tại hạ uốn hỏng 3 lần, bỏ đi 3 đoạn ống, mỗi đoạn cỡ 30cm.

- 98k: Thiếc hàn bột 138*C, 1 lọ, trước khi mua, cân nhắc kỹ xem có cần sử dụng không
dùng để hàn ống đồng mềm trên vào ống đồng tản nhiệt của laptop.
nếu sử dụng phương án hàn khác thì không cần mua nữa, phí tiền.


- 26k: Đai ốc cấy ren đồng M5*10*7, 1 túi 10 cái,
đai ốc M5 sẽ có đường kính trong khoảng 4.2mm sẽ vừa để hàn với ống đồng mềm ở trên để làm đai nối ống nước.
- 23k: Bu lông M5*6, 1 túi 30 cái (chỉ cần 2 cái thôi, nhưng shop không bán lẻ)
dùng để bịt cái đai ốc cấy ren M5 của laptop lại khi muốn di chuyển, tránh rò nước
- 19K: Ron cao su/silicon 6*1, 1 túi 50 cái (cũng chỉ cần 2 cái thôi, nhưng shop không bán lẻ)
là để lắp vào 2 cái Bu lông M5 (ở trên), hoặc dùng để thay thế ron khớp nối nhanh khí nén (ở dưới) khi cần.

NDDzTpg.jpg

* Những thứ bên ngoài Laptop (hệ thống tản nhiệt): 731k
- 169k: Nguồn Adapter 3-12V 5A 60W, 1 cái (-sale, +ship còn 152k)
công suất và dòng điện tùy chọn.

- 173k: Rad - Tản nhiệt nước bằng nhôm 12cm, 1 cái (-sale, +ship còn 158k)

- 77k: Quạt tản nhiệt 12cm 1550rpm, ồn < 25.6 dBA, lưu lượng gió < 66.17 CFM, không có LED,
êm ru và quá thừa thãi, LED dùng nguồn 5V nên nếu muốn dùng sẽ cần thêm Adapter, nên tại hạ mới chọn mua loại không LED

- 127k: Máy bơm nước không chổi than 12V 20W, lưu lượng 1200L/giờ, đầu nối ống là ren ngoài 21mm, 1 cái, (-sale, +ship còn 105k)
công suất này là quá thoải mái cho laptop, tại hạ thường chỉ để 5-6V.
- 54k: Ren trong 21mm ra đuôi chuột 6mm, 2 cái
Cái này lắp vào bơm nước, thay cho đầu nối có sẵn, dùng để nối ống silicon
Tại hạ dùng combo thay thế
Măng sông ren trong 21-13 (nối chuyển bậc 21-13mm) & Ren ngoài 13mm - đuôi chuột 6mm,
vì chi phí 1 combo còn rẻ hơn mua 1 cái Ren trong 21mm ra đuôi chột 6mm, không hiểu sao shop bán vậy :v
- 5k: Băng tan - cao su non, 1 cuộn

- 15k: Tank: Chai thủy tinh 500ml, vuông
dùng làm Tank, phải khoan lỗ để lắp đầu đuôi chuột nối ống mềm.
Chỉ nên làm 1 tank thôi, đừng làm 2 tank như tại hạ.

2 tank nối với nhau, nếu chúng kín hoàn toàn, áp suất đủ thì nước sẽ chảy tuần hoàn, không sao.
Nhưng
tự chế thì tank dễ bị "châm kim", sau khi chạy 1 thời gian thì tank nối với bơm sẽ cạn, tank còn lại thì đầy, rò nước.
- 11k: Mũi khoan khoét gạch men 10mm, 1 cái
chính là dùng để khoan chai thủy tinh làm Tank
- 32k: Combo Ren ngoài 9.6mm - đuôi chuột 6mm & Lơ ren ngoài 13mm, ren trong 9.6mm, 2 bộ
dùng để lắp vào Tank làm đầu nối ống silicon.
- 1k: Keo nến hoặc Keo silicon
dùng để hàn lỗ khoan Tank

- 18k: Khớp nối nhanh ống khí nén mini PC6-M5, 2 cái
cái này dùng để khớp nối với đai ốc M5 ở trên nên phải chọn đúng cỡ ren,
có 2 loại là nối thẳng và nối vuông góc, nên chọn loại nối thẳng,

nối vuông góc rất bất tiện, nếu xoay không đúng góc sẽ làm giảm khả năng lưu thông của nước và độ an toàn không cao, có nguy cơ rò nước.
Thậm chí, khi hàn đai ốc cấy, cũng phải lựa góc để khi nối, ống silicon không bị vướng vào màn hình hay mặt bàn.

Tại hạ đặt mua loại nối thẳng, nhưng shop họ lại gửi loại nối vuông, vạn bất đắc dĩ mới đành phải sử dụng.
- 26k: Mũ ốc vặn tay lỗ mù M5, 2 cái
dùng để bịt 2 cái khớp nối nhanh ống khí nén ở trên cho khỏi rò nước, khi tháo bộ tản nhiệt ra khỏi laptop.

- 23k: Ống silicon mềm 4mm x 6mm, dài 5m
nên chọn ống silicon vì nó co dãn rất tốt, uốn éo thoải mái, có thể dãn ra để vừa với tất cả các đầu ống của tất cả các thứ ở trên,
dù đầu nối của Rad, bơm, tank rất to, nó vẫn vừa.


u6xZ2D0.jpg

* Dụng cụ:
- !!! Quan trọng: Êtô kẹp để kẹp chặt các tấm đồng khi hàn thiếc, vì những thứ này cũng được kết nối với nhau bằng thiếc.
Đừng dại như tại hạ, vì không có êtô, khi hàn ống đồng mềm với bộ tản nhiệt, chính những tấm đồng hay lá nhôm của bộ tản nhiệt sẽ bị rơi ra. Tại hạ đã làm rơi cái tấm đồng chỗ GPU, may mà gắn lại được, và nó vẫn bị lệch 1 chút so với vị trí ban đầu, khiến việc bắt vít không chuẩn như cũ. Tí nữa thì đi con tản. :surrender:
  • Bộ tuốc nơ vít để mở laptop
  • Máy khoan để khoan Tank
  • Mỏ hàn thiếc
  • Máy khò nhiệt hoặc Khò gas để hàn thiếc bột, (tại hạ đã mất một khoản "chi phí học tập" để mua máy khò nhiệt 200*C, nhưng không hiệu quả, do khi khò, nhiệt lượng bị ống đồng tản nhiệt dẫn ra các lá nhôm, khiến nhiệt độ không thể đủ để chảy thiếc, phải dùng khò công suất cao hơn)
  • Thước mm, giấy, bút đánh dấu để đo cho chính xác
  • Cưa sắt để cưa ống đồng mềm
  • Búa đinh để làm đập dẹp ống đồng mềm
  • Dao, kéo
  • Keo nến để gắn bịt kín Tank
  • Giấy nhám để chà mặt ống đồng cho nó ăn thiếc

2. Tiến hành phẫu thuật​

- Đo, ước lượng kích thước hình dáng và uốn ống đồng mềm,
!!! Hãy đo đạc, uốn nắn thật kỹ trước khi hàn, khi hàn vào bộ tản nhiệt rồi, thì có muốn nắn cũng không được, chẳng nhẽ lại gỡ ra làm lại.
Tại hạ do chủ quan, không uốn 2 cái đầu ống xuống thấp, sát main hơn, khiến chúng bị cấn vào vỏ quá nhiều, phải khoét vỏ rất to, mất thẩm mỹ.

lưu ý uốn từ từ, uốn vội dễ bị gập ống, dùng những vật có thân hình trụ (như thân bút, ống nước) để làm điểm tựa uốn sẽ dễ hơn.

Nói là ống mềm nhưng cũng không mềm lắm, uốn mà lỗi là coi như bỏ vì có nguy cơ rò nước.
Có lẽ tại hạ đặt phải loại ống đồng cứng hơn của các pháp sư, chứ nhìn hình của các pháp sư thấy đường cong mượt mà quá.

- Uốn xong thì dùng búa đập cho dẹp xuống, dày cỡ 2.5mm là được rồi.
Ux8HvnO.jpg

- Dùng thiếc để hàn đai ốc cấy ren với ống đồng mềm,
lưu ý, không nên nhét ống đồng vào đai ốc quá sâu, phải chừa chỗ để sau này bắt vít, nối ống nước.
đoạn này quên chụp ảnh nên dùng tạm hình này để minh họa vậy, ở trên cũng có hình ảnh từ các pháp sư.

Không biết hàn nên hàn thiếc tóe loe nom mà gớm.
YWOwhnF.jpg

- Chà nhám bề mặt tiếp xúc giữa ống đồng mềm bộ tản nhiệt, để bề mặt ăn thiếc khi hàn.
- Hàn ống đồng mềm vào bộ tản nhiệt, bôi bột hàn ít thôi, bôi nhiều như tại hạ thì nó bị thừa và nhỏ giọt tràn ra ngoài.
!!! Đoạn này nhớ dùng êtô kẹp chặt để cố định tất cả "những thứ được hàn với nhau" lại. Do thiếu hiểu biết, cứ nghĩ là bộ tản nhiệt người ta dùng thiếc có nhiệt độ hàn cao hơn, mình dùng loại nhiệt thấp nhất 138*C, chắc không sao đâu, tại hạ đã làm rơi tấm đồng phía GPU và rơi luôn 1 ống đồng tản nhiệt, lúc này đang hoang mang không biết có hàn lại được không nên quên luôn chụp ảnh lại.
Tại hạ dùng khò gas mini để khò đều xung quanh vị trí hàn, học theo các pháp sư, nhưng lại không có êtô, rủi ro quá cao, còn may là chế được 1 bộ kẹp để kẹp ống lại và hàn, chứ không thì toang.
=> Phương án đề xuất thay thế, đơn giản hơn, không cần dùng bột thiếc nữa:
  • phương án 1: dùng keo tản nhiệt cho vị trí tiếp xúc, sau đó chỉ hàn 1 vài điểm để cố định ống và có thể tháo ra khi cần thay keo.
  • phương án 2: chỉ hàn dọc theo cạnh chỗ tiếp xúc ống đồng mềmbộ tản nhiệt, dù sao thì tiết diện hàn cũng rất lớn, nên hiệu suất dẫn nhiệt cũng sẽ cao, lại dễ làm hơn, nếu tại hạ nghĩ ra cách này sớm chắc chắn sẽ làm theo cách này.
Hình này là lúc hàn vẫn không được do chưa chà nhám bề mặt tiếp xúc, thiếc nó không ăn (thiếu hiểu biết).
USeaX4J.jpg

- Sau khi hàn xong thì cứ để tản laptop ở đó đã, đi lắp ráp bộ tản nhiệt nước

- Làm Tank
khoan bình thủy tinh (có mẹo để khoan cho dễ là làm 1 cái cố định vị trí khi khoan, vì thủy tinh thường trơn nên khó khoan, xem ảnh ở dưới)
bắt Ren ngoài 9.6mm - đuôi chuột 6mm với Lơ ren ngoài 13mm, ren trong 9.6mm,
hàn vết khoan bằng keo nến.
  • Lấy 1 đoạn ống nước PVC, cưa 1 cạnh, khò nhiệt cho mềm rồi ép phẳng.
  • Sau đó, dùng chính mũi khoan gạch để khoan thủng tấm nhựa.
  • Khi khoan, sử dụng tấm nhựa để cố định vị trí mũi khoan.
  • Các vị có thể tìm kiếm mẹo này với google cho dễ hình dung.
  • Khoan thủy thì nên thường xuyên nhúng mũi khoan vào nước, khoan từ từ,
đừng ấn mũi khoan xuống quá mạnh, vì khi khoan tới gần cuối sẽ làm mẻ thủy tinh.
bviw6kH.jpg
kFCPpAJ.jpg

- Thay đầu nối của Máy bơm nước bằng Ren trong 21mm - đuôi chuột 6mm, nhớ quấn băng tan để khỏi rò nước.
jmYxwQ9.jpg

- Lắp Quạt với Rad, cái này thì đơn giản quá rồi. Khi mua Rad sẽ có sẵn vít, vặn vào là xong.
Chư vị có thể thấy rằng dù đầu nối của Rad rất to, nhưng ống silicon vẫn vừa.
2yGGzIh.jpg

- Nối điện cho BơmQuạt:
khi mua quạt, sẽ có sẵn 2 đầu nối 4 pin, 1 đầu đực, 1 đầu cái (quạt khác thì tại hạ không rõ),
cắt đầu cái ra, đấu nối với Adapter (xem hình bên dưới),
nhớ nối đúng dây (xem hình bên dưới)
N9DtrVV.jpg
GzvCtCn.png

- Cắt ống silicon, nối mọi thứ lại với nhau, và tiến hành chạy thử xem có ổn định không, có bị rò không.
Thứ tự: Tank > Bơm > Tản laptop > Rad > Tank.
Tại hạ tiến hành test max công suất 10V, qua 1 đêm mới dám yên tâm sử dụng, chứ rò nước cái là toang.
Khi chạy ở 12V lâu, chính cái bơm nóng lên, làm nước trong hệ thống cũng bị nóng, Rad tản không nổi.
1IkajRP.jpg

- Tiến hành cắt, khoét vỏ, đoạn này cứ từ từ mà làm, vừa ướm thử, vừa khoét, đo đạc cẩn thận, sẩy tay, cong main, tại hạ không chịu trách nhiệm ạ.
Thật là xấu đau đớn.
Chư vị hãy đo đạc, uốn ống đồng thật cẩn thận, đừng như tại hạ.
Lúc sau, dù dán băng dính đen để che đi rồi thì vẫn cứ xấu hoàn xấu.
nR7ugbT.jpg

- Tiến hành đo đạc hiệu suất tản nhiệt với công
Hiệu suất cũng tương đương với sau khi thay keo tản nhiệt thôi, chỉ được cái mát hơn.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 4960 pts (không hiểu sao thấp hơn trước luôn, có lẽ do đang chạy app khác nữa)
-- nhiệt max HWMonitor: 75*C (giảm thêm 14*C)

- 3DMark: 3809​

-- GPU score: 3722
-- CPU score: 5257
-- biên độ nhiệt: mát hơn hẳn 40-80*C
LQ4VTpU.jpg

# Giai đoạn 3: Undervolt CPU và Ép xung GPU​

Kết quả: hiệu suất tăng, máy mát, hoạt động ổn định, êm ru, nhiều khi là quạt của laptop cũng tự tắt luôn

Khi mà laptop đã trở nên mát mẻ rồi, thì tại hạ lại nghĩ đến việc Ép xung.
Đáng tiếc là việc Ép xung laptop khá khó, phức tạp.
Cụ thể thì laptop của tại hạ chỉ có thể Undervolt CPU và ép xung GPU 1 chút xíu.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 7364 pts (tăng một lượng pts kha khá)
-- nhiệt max HWMonitor: 70*C (nhiệt độ cũng giảm nhờ Undervolt)

- 3DMark: 4232​

-- GPU score: 4003 (tăng một chút)
-- CPU score: 6264 (tăng một chút)
-- biên độ nhiệt: mát hơn chút nữa 30-70*C
W6AJ0fj.jpg

* Undervolt:
sau khi hạ phiên bản BIOS xuống, khóa windows tự cập nhật BIOS, blah blah...,
thì CPU có thể:
- undervolt CPU core xuống -200mV,
- PL1 tăng từ 45W lên 64W,
- PL2 tăng từ 90W lên 128W,
stress test thì ổn định.
Lúc đầu tại hạ tăng công suất PL1 cao hơn, CPU vẫn rất mát, nhưng VRM thì không chịu được, đoạn này tại hạ chưa biết VRM là cái gì, mò mẫm mãi.
Về sau, nếu tại hạ có độ thêm làm mát VRM thì sẽ bổ sung sau, hiện mới chỉ lắp thêm 1 tấm nhôm vào chỗ VRM nhưng không ăn thua.
Kế hoạch làm mát VRM dự định là bắt chước theo cách làm mát VRAM của GPU như sau:

  • Sử dụng thermal pad,
  • Làm 1 tấm đồng để tản nhiệt cho VRM,
  • Hàn tấm đồng vào bộ tản nhiệt

* Ép xung GPU với MSI Afterburner:
Tại hạ đã thử flash BIOS nhưng không thành công, lỗi "EEPROM not found".
Nên chỉ có thể tăng Core Clock +200MHz, tăng cao hơn không được do thiếu điện, Core voltage và Power limit bị khóa.
Memory Clock thì có thể +1000MHz mà không sao, nhưng tại hạ chỉ để +400MHz,
vì thấy rằng +1000MHz cũng không làm tăng điểm 3D Mark nên thôi, nhờ cao nhân chỉ giáo.

Với tại hạ thì như này là tương đối hài lòng rồi :)
h5UIIHI.jpg



Kết bài: Chư vị biết phải làm gì tiếp theo rồi đấy :shame: Chuẩn bị dao thớt thôi.
Kẹp mấy cái tản nhiệt để hàn thì mình dùng kẹp bướm loại bự. Thấy khá là đơn giản.
Uốn ống nên có 1 cái tool để uốn, nếu tối ưu chi phí thì khỏi cũng dc.
Về phần hàn, sau khi chà nhám cho đồng mất lớp oxi hóa, có thể hàn trước 1 lớp cho chì ăn đều, sau đó ghép 2 miếng lại hàn thêm 1 lần nữa, sẽ dễ dàng hơn.

Chế cháo mấy cái này nên sắm 1 bộ tool. Vì nếu máu độ chế có sẵn trong người là gặp cái gì cũng muốn mod.

Mình đang ngâm cứu cái đĩa lapping plate để lapping cái base cooler đạt lv 10.000.:smile:
 
Quá đỉnh, để chiều kêu con vợ vào bấm Ưng mới được.
Dân vOz ít ra phải thế.
Ây da, xin đa tạ.
Tên của bác khiến tôi không thể reply đó, nhờ tạm bác gái để reply vậy.

Kẹp mấy cái tản nhiệt để hàn thì mình dùng kẹp bướm loại bự. Thấy khá là đơn giản.

Uốn ống nên có 1 cái tool để uốn, nếu tối ưu chi phí thì khỏi cũng dc.

Về phần hàn, sau khi chà nhám cho đồng mất lớp oxi hóa, có thể hàn trước 1 lớp cho chì ăn đều, sau đó ghép 2 miếng lại hàn thêm 1 lần nữa, sẽ dễ dàng hơn.

Chế cháo mấy cái này nên sắm 1 bộ tool. Vì nếu máu độ chế có sẵn trong người là gặp cái gì cũng muốn mod.

Mình đang ngâm cứu cái đĩa lapping plate để lapping cái base cooler đạt lv 10.000.:smile:
Có điều kiện tại hạ chắc chắn sẽ sắm 1 bộ tool để nghịch cho nó đã.
"base cooler" là cái tấm kê làm mát cho laptop phải không bác?
 
Ây da, xin đa tạ.
Tên của bác khiến tôi không thể reply đó, nhờ tạm bác gái để reply vậy.


Có điều kiện tại hạ chắc chắn sẽ sắm 1 bộ tool để nghịch cho nó đã.
"base cooler" là cái tấm kê làm mát cho laptop phải không bác?
À không bạn, base cooler là cái đế của tụi tản nhiệt tháp CPU ấy bạn.
Mình hệ to bự, laptop mình chưa có hứng thú.
ID-Cooling-IS-67-XT-White-base.jpg
 
À không bạn, base cooler là cái đế của tụi tản nhiệt tháp CPU ấy bạn.
Mình hệ to bự, laptop mình chưa có hứng thú.
View attachment 2113115
Tại hạ có thể hiểu việc lapping tương tự như việc mài dao không?
Mục đích là loại bỏ khe hở không khí nhờ tăng độ mịn bề mặt.
Độ mịn tăng đến 10k thì còn sáng hơn gương rồi.
Có vẻ như lapping yêu cầu độ chính xác rất cao.
Tại hạ nghĩ nếu mài bằng tay thì không thể, bác có phương án nào rồi, có thể chia sẻ được không?
Chắc phải sử dụng máy móc để cố định linh kiện chăng :)
 
Tại hạ có thể hiểu việc lapping tương tự như việc mài dao không?
Mục đích là loại bỏ khe hở không khí nhờ tăng độ mịn bề mặt.
Độ mịn tăng đến 10k thì còn sáng hơn gương rồi.
Có vẻ như lapping yêu cầu độ chính xác rất cao.
Tại hạ nghĩ nếu mài bằng tay thì không thể, bác có phương án nào rồi, có thể chia sẻ được không?
Laping quan trọng nhất là độ phẳng của bề mặt tiếp xúc, nếu mài láng mà cong vêng thì cũng thua. Mài tay cũng được, nhưng hơi lâu tý.
Lapping = giấy nhám là cùi bắp.
Nói chung là phải sắm 1 cái đĩa mài và bột diamond
 
Sau hơn một tháng sử dụng ổn định, nay tại hạ mới dám chia sẻ kinh nghiệm bản thân về việc độ tản nước cho con laptop của mình.
Xem xong bài viết này, chư vị sẽ thấy việc độ tản nước cho laptop là không hề khó.


Laptop của tại hạ:
  • Asus Tuf FX505GM
  • i7-8750H
  • GTX 1060 6GB
  • RAM DDR4 16GB (2 x 8GB)

Thiệt hại ~950k chi phí chế tản nước
(chưa tính ship, chưa trừ voucher, chưa tính keo tản nhiệt, thermal pad).
Trong đó, chỉ mất ~87k là bị "dính" vào laptop, còn lại là những thứ "nằm bên ngoài", nhiều thứ mua thừa rất nhiều, do shop không bán lẻ.
Nếu thay laptop khác, độ laptop mới sẽ chẳng mất thêm 1 đồng.
Tại hạ thiệt hại ~1.200k do bao gồm chi phí "học tập" vì đặt mua thừa 1 số thứ "đề phòng", đợi ship lâu, sốt ruột nên cứ đặt cả, nhiều thứ không dùng được, hoặc không dùng đến.

Những ai có ý định độ tản nhiệt nước cho laptop của mình thì nên tham khảo bài viết này,
vì tại hạ sẽ chia sẻ "toàn bộ" kinh nghiệm, thông tin cần thiết.
Đây là bài viết đầu tiên của tại hạ trên Voz, trước chỉ hay hóng hớt ở f33.
Một số thuật ngữ có thể dùng bị sai do tại hạ không có hiểu biết cụ thể, chuyên sâu, mong chư vị thông cảm.


Mục đích ban đầu của tại hạ chỉ là giảm nhiệt độ vì laptop quá nóng.
Nhưng bản thân lại là người không chuyên, thiếu hiểu biết, có cái là cũng ham thích vọc vạch, chế cháo.
Mà laptop cũng đã hết bảo hành từ lâu, nên quyết định tự mình tìm phương án, với tâm lý "cùng lắm là mua con lap mới".

# Giai đoạn 0: tình trạng hiện tại của laptop​

Nhiệt độ cao, hiệu suất thấp:

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 3991 pts
-- nhiệt max HWMonitor: 98*C

- 3DMark: 3678​

-- GPU score: 3648
-- CPU score: 3859
-- biên độ nhiệt: rất cao 80-100*C
TCdMvha.jpg

# Giai đoạn 1: thay keo tản nhiệt​

Kết quả: Mát hơn một chút.

Khi tìm hiểu về việc hạ nhiệt laptop, phương án đầu tiên tại hạ tìm được là "thay keo tản nhiệt".
Sau khi tìm hiểu về các loại keo tản nhiệt, tại hạ tìm thấy khái niệm về pump-out,
và quyết định sử dụng honeywell cho CPU, GPU; zf12 cho những thứ còn lại vì tại thời điểm này tại hạ chưa biết về thermal pad.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 5483 pts
-- nhiệt max HWMonitor: 89*C (giảm 9*C)

- 3DMark: 3809​

-- GPU score: 3651
-- CPU score: 5055
-- biên độ nhiệt: khá hơn nhưng vẫn cao 60-100*C
zU6Hlf7.jpg

# Giai đoạn 2: chế tản nhiệt nước​

Kết quả: mát hơn "nhiều chút"

Sau đó, vẫn chưa hài lòng về nhiệt độ, tại hạ tiếp tục tìm hiểu thêm các giải pháp làm mát.
Được truyền cảm hứng bởi 2 bài viết từ nhị vị tiền bối này, một "little old man nghèo khổ" như tại hạ quyết định "dùng dao kéo":
Khi tìm kiếm phương án hiệu quả, nhưng vẫn giữ được tính cơ động của laptop,
thì tại hạ tìm thấy giải pháp rất hay đến từ các pháp sư phía Bắc.
Lfcn5Jh.jpg

Bắt tay vào chế cháo, vấn đề quan trọng nhất khi tại hạ đụng phải đó là: "Cái này gọi là gì?".
Vì khi không biết tên gọi của một thứ thì rất khó để tìm kiếm và đặt mua nó về.
Do đó, dù đã sử dụng google lens, tại hạ vẫn mất vài ngày liền chỉ để tìm kiếm từ khóa, khi có từ khóa rồi thì mọi việc trở nên đơn giản.

1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ:​

Chú ý: kích thước vật tư nên chuẩn để nó có thể lắp ráp với nhau, chi phí chưa bao gồm phí ship hay giảm giá.
Vật tư đều có hình ảnh minh họa, nếu vị nào không load được ảnh thì có thể vào drive của tại hạ để lấy hình:
Hình ảnh vật tư

* Những thứ gắn vào Laptop: 227k
- 61k: Ống đồng mềm 4mm x 3mm (dày 0.5mm) dài 2m, cho hệ thống làm lạnh (hay còn gọi là cáp tiết lưu tủ lạnh),
nên đặt mua dài vì khi uốn có thể lỗi do bị gập, gãy ống, tại hạ uốn hỏng 3 lần, bỏ đi 3 đoạn ống, mỗi đoạn cỡ 30cm.

- 98k: Thiếc hàn bột 138*C, 1 lọ, trước khi mua, cân nhắc kỹ xem có cần sử dụng không
dùng để hàn ống đồng mềm trên vào ống đồng tản nhiệt của laptop.
nếu sử dụng phương án hàn khác thì không cần mua nữa, phí tiền.


- 26k: Đai ốc cấy ren đồng M5*10*7, 1 túi 10 cái,
đai ốc M5 sẽ có đường kính trong khoảng 4.2mm sẽ vừa để hàn với ống đồng mềm ở trên để làm đai nối ống nước.
- 23k: Bu lông M5*6, 1 túi 30 cái (chỉ cần 2 cái thôi, nhưng shop không bán lẻ)
dùng để bịt cái đai ốc cấy ren M5 của laptop lại khi muốn di chuyển, tránh rò nước
- 19K: Ron cao su/silicon 6*1, 1 túi 50 cái (cũng chỉ cần 2 cái thôi, nhưng shop không bán lẻ)
là để lắp vào 2 cái Bu lông M5 (ở trên), hoặc dùng để thay thế ron khớp nối nhanh khí nén (ở dưới) khi cần.

NDDzTpg.jpg

* Những thứ bên ngoài Laptop (hệ thống tản nhiệt): 731k
- 169k: Nguồn Adapter 3-12V 5A 60W, 1 cái (-sale, +ship còn 152k)
công suất và dòng điện tùy chọn.

- 173k: Rad - Tản nhiệt nước bằng nhôm 12cm, 1 cái (-sale, +ship còn 158k)

- 77k: Quạt tản nhiệt 12cm 1550rpm, ồn < 25.6 dBA, lưu lượng gió < 66.17 CFM, không có LED,
êm ru và quá thừa thãi, LED dùng nguồn 5V nên nếu muốn dùng sẽ cần thêm Adapter, nên tại hạ mới chọn mua loại không LED

- 127k: Máy bơm nước không chổi than 12V 20W, lưu lượng 1200L/giờ, đầu nối ống là ren ngoài 21mm, 1 cái, (-sale, +ship còn 105k)
công suất này là quá thoải mái cho laptop, tại hạ thường chỉ để 5-6V.
- 54k: Ren trong 21mm ra đuôi chuột 6mm, 2 cái
Cái này lắp vào bơm nước, thay cho đầu nối có sẵn, dùng để nối ống silicon
Tại hạ dùng combo thay thế
Măng sông ren trong 21-13 (nối chuyển bậc 21-13mm) & Ren ngoài 13mm - đuôi chuột 6mm,
vì chi phí 1 combo còn rẻ hơn mua 1 cái Ren trong 21mm ra đuôi chột 6mm, không hiểu sao shop bán vậy :v
- 5k: Băng tan - cao su non, 1 cuộn

- 15k: Tank: Chai thủy tinh 500ml, vuông
dùng làm Tank, phải khoan lỗ để lắp đầu đuôi chuột nối ống mềm.
Chỉ nên làm 1 tank thôi, đừng làm 2 tank như tại hạ.

2 tank nối với nhau, nếu chúng kín hoàn toàn, áp suất đủ thì nước sẽ chảy tuần hoàn, không sao.
Nhưng
tự chế thì tank dễ bị "châm kim", sau khi chạy 1 thời gian thì tank nối với bơm sẽ cạn, tank còn lại thì đầy, rò nước.
- 11k: Mũi khoan khoét gạch men 10mm, 1 cái
chính là dùng để khoan chai thủy tinh làm Tank
- 32k: Combo Ren ngoài 9.6mm - đuôi chuột 6mm & Lơ ren ngoài 13mm, ren trong 9.6mm, 2 bộ
dùng để lắp vào Tank làm đầu nối ống silicon.
- 1k: Keo nến hoặc Keo silicon
dùng để hàn lỗ khoan Tank

- 18k: Khớp nối nhanh ống khí nén mini PC6-M5, 2 cái
cái này dùng để khớp nối với đai ốc M5 ở trên nên phải chọn đúng cỡ ren,
có 2 loại là nối thẳng và nối vuông góc, nên chọn loại nối thẳng,

nối vuông góc rất bất tiện, nếu xoay không đúng góc sẽ làm giảm khả năng lưu thông của nước và độ an toàn không cao, có nguy cơ rò nước.
Thậm chí, khi hàn đai ốc cấy, cũng phải lựa góc để khi nối, ống silicon không bị vướng vào màn hình hay mặt bàn.

Tại hạ đặt mua loại nối thẳng, nhưng shop họ lại gửi loại nối vuông, vạn bất đắc dĩ mới đành phải sử dụng.
- 26k: Mũ ốc vặn tay lỗ mù M5, 2 cái
dùng để bịt 2 cái khớp nối nhanh ống khí nén ở trên cho khỏi rò nước, khi tháo bộ tản nhiệt ra khỏi laptop.

- 23k: Ống silicon mềm 4mm x 6mm, dài 5m
nên chọn ống silicon vì nó co dãn rất tốt, uốn éo thoải mái, có thể dãn ra để vừa với tất cả các đầu ống của tất cả các thứ ở trên,
dù đầu nối của Rad, bơm, tank rất to, nó vẫn vừa.


u6xZ2D0.jpg

* Dụng cụ:
- !!! Quan trọng: Êtô kẹp để kẹp chặt các tấm đồng khi hàn thiếc, vì những thứ này cũng được kết nối với nhau bằng thiếc.
Đừng dại như tại hạ, vì không có êtô, khi hàn ống đồng mềm với bộ tản nhiệt, chính những tấm đồng hay lá nhôm của bộ tản nhiệt sẽ bị rơi ra. Tại hạ đã làm rơi cái tấm đồng chỗ GPU, may mà gắn lại được, và nó vẫn bị lệch 1 chút so với vị trí ban đầu, khiến việc bắt vít không chuẩn như cũ. Tí nữa thì đi con tản. :surrender:
  • Bộ tuốc nơ vít để mở laptop
  • Máy khoan để khoan Tank
  • Mỏ hàn thiếc
  • Máy khò nhiệt hoặc Khò gas để hàn thiếc bột, (tại hạ đã mất một khoản "chi phí học tập" để mua máy khò nhiệt 200*C, nhưng không hiệu quả, do khi khò, nhiệt lượng bị ống đồng tản nhiệt dẫn ra các lá nhôm, khiến nhiệt độ không thể đủ để chảy thiếc, phải dùng khò công suất cao hơn)
  • Thước mm, giấy, bút đánh dấu để đo cho chính xác
  • Cưa sắt để cưa ống đồng mềm
  • Búa đinh để làm đập dẹp ống đồng mềm
  • Dao, kéo
  • Keo nến để gắn bịt kín Tank
  • Giấy nhám để chà mặt ống đồng cho nó ăn thiếc

2. Tiến hành phẫu thuật​

- Đo, ước lượng kích thước hình dáng và uốn ống đồng mềm,
!!! Hãy đo đạc, uốn nắn thật kỹ trước khi hàn, khi hàn vào bộ tản nhiệt rồi, thì có muốn nắn cũng không được, chẳng nhẽ lại gỡ ra làm lại.
Tại hạ do chủ quan, không uốn 2 cái đầu ống xuống thấp, sát main hơn, khiến chúng bị cấn vào vỏ quá nhiều, phải khoét vỏ rất to, mất thẩm mỹ.

lưu ý uốn từ từ, uốn vội dễ bị gập ống, dùng những vật có thân hình trụ (như thân bút, ống nước) để làm điểm tựa uốn sẽ dễ hơn.

Nói là ống mềm nhưng cũng không mềm lắm, uốn mà lỗi là coi như bỏ vì có nguy cơ rò nước.
Có lẽ tại hạ đặt phải loại ống đồng cứng hơn của các pháp sư, chứ nhìn hình của các pháp sư thấy đường cong mượt mà quá.

- Uốn xong thì dùng búa đập cho dẹp xuống, dày cỡ 2.5mm là được rồi.
Ux8HvnO.jpg

- Dùng thiếc để hàn đai ốc cấy ren với ống đồng mềm,
lưu ý, không nên nhét ống đồng vào đai ốc quá sâu, phải chừa chỗ để sau này bắt vít, nối ống nước.
đoạn này quên chụp ảnh nên dùng tạm hình này để minh họa vậy, ở trên cũng có hình ảnh từ các pháp sư.

Không biết hàn nên hàn thiếc tóe loe nom mà gớm.
YWOwhnF.jpg

- Chà nhám bề mặt tiếp xúc giữa ống đồng mềm bộ tản nhiệt, để bề mặt ăn thiếc khi hàn.
- Hàn ống đồng mềm vào bộ tản nhiệt, bôi bột hàn ít thôi, bôi nhiều như tại hạ thì nó bị thừa và nhỏ giọt tràn ra ngoài.
!!! Đoạn này nhớ dùng êtô kẹp chặt để cố định tất cả "những thứ được hàn với nhau" lại. Do thiếu hiểu biết, cứ nghĩ là bộ tản nhiệt người ta dùng thiếc có nhiệt độ hàn cao hơn, mình dùng loại nhiệt thấp nhất 138*C, chắc không sao đâu, tại hạ đã làm rơi tấm đồng phía GPU và rơi luôn 1 ống đồng tản nhiệt, lúc này đang hoang mang không biết có hàn lại được không nên quên luôn chụp ảnh lại.
Tại hạ dùng khò gas mini để khò đều xung quanh vị trí hàn, học theo các pháp sư, nhưng lại không có êtô, rủi ro quá cao, còn may là chế được 1 bộ kẹp để kẹp ống lại và hàn, chứ không thì toang.
=> Phương án đề xuất thay thế, đơn giản hơn, không cần dùng bột thiếc nữa:
  • phương án 1: dùng keo tản nhiệt cho vị trí tiếp xúc, sau đó chỉ hàn 1 vài điểm để cố định ống và có thể tháo ra khi cần thay keo.
  • phương án 2: chỉ hàn dọc theo cạnh chỗ tiếp xúc ống đồng mềmbộ tản nhiệt, dù sao thì tiết diện hàn cũng rất lớn, nên hiệu suất dẫn nhiệt cũng sẽ cao, lại dễ làm hơn, nếu tại hạ nghĩ ra cách này sớm chắc chắn sẽ làm theo cách này.
Hình này là lúc hàn vẫn không được do chưa chà nhám bề mặt tiếp xúc, thiếc nó không ăn (thiếu hiểu biết).
USeaX4J.jpg

- Sau khi hàn xong thì cứ để tản laptop ở đó đã, đi lắp ráp bộ tản nhiệt nước

- Làm Tank
khoan bình thủy tinh (có mẹo để khoan cho dễ là làm 1 cái cố định vị trí khi khoan, vì thủy tinh thường trơn nên khó khoan, xem ảnh ở dưới)
bắt Ren ngoài 9.6mm - đuôi chuột 6mm với Lơ ren ngoài 13mm, ren trong 9.6mm,
hàn vết khoan bằng keo nến.
  • Lấy 1 đoạn ống nước PVC, cưa 1 cạnh, khò nhiệt cho mềm rồi ép phẳng.
  • Sau đó, dùng chính mũi khoan gạch để khoan thủng tấm nhựa.
  • Khi khoan, sử dụng tấm nhựa để cố định vị trí mũi khoan.
  • Các vị có thể tìm kiếm mẹo này với google cho dễ hình dung.
  • Khoan thủy thì nên thường xuyên nhúng mũi khoan vào nước, khoan từ từ,
đừng ấn mũi khoan xuống quá mạnh, vì khi khoan tới gần cuối sẽ làm mẻ thủy tinh.
bviw6kH.jpg
kFCPpAJ.jpg

- Thay đầu nối của Máy bơm nước bằng Ren trong 21mm - đuôi chuột 6mm, nhớ quấn băng tan để khỏi rò nước.
jmYxwQ9.jpg

- Lắp Quạt với Rad, cái này thì đơn giản quá rồi. Khi mua Rad sẽ có sẵn vít, vặn vào là xong.
Chư vị có thể thấy rằng dù đầu nối của Rad rất to, nhưng ống silicon vẫn vừa.
2yGGzIh.jpg

- Nối điện cho BơmQuạt:
khi mua quạt, sẽ có sẵn 2 đầu nối 4 pin, 1 đầu đực, 1 đầu cái (quạt khác thì tại hạ không rõ),
cắt đầu cái ra, đấu nối với Adapter (xem hình bên dưới),
nhớ nối đúng dây (xem hình bên dưới)
N9DtrVV.jpg
GzvCtCn.png

- Cắt ống silicon, nối mọi thứ lại với nhau, và tiến hành chạy thử xem có ổn định không, có bị rò không.
Thứ tự: Tank > Bơm > Tản laptop > Rad > Tank.
Tại hạ tiến hành test max công suất 10V, qua 1 đêm mới dám yên tâm sử dụng, chứ rò nước cái là toang.
Khi chạy ở 12V lâu, chính cái bơm nóng lên, làm nước trong hệ thống cũng bị nóng, Rad tản không nổi.
1IkajRP.jpg

- Tiến hành cắt, khoét vỏ, đoạn này cứ từ từ mà làm, vừa ướm thử, vừa khoét, đo đạc cẩn thận, sẩy tay, cong main, tại hạ không chịu trách nhiệm ạ.
Thật là xấu đau đớn.
Chư vị hãy đo đạc, uốn ống đồng thật cẩn thận, đừng như tại hạ.
Lúc sau, dù dán băng dính đen để che đi rồi thì vẫn cứ xấu hoàn xấu.
nR7ugbT.jpg

- Tiến hành đo đạc hiệu suất tản nhiệt với công
Hiệu suất cũng tương đương với sau khi thay keo tản nhiệt thôi, chỉ được cái mát hơn.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 4960 pts (không hiểu sao thấp hơn trước luôn, có lẽ do đang chạy app khác nữa)
-- nhiệt max HWMonitor: 75*C (giảm thêm 14*C)

- 3DMark: 3809​

-- GPU score: 3722
-- CPU score: 5257
-- biên độ nhiệt: mát hơn hẳn 40-80*C
LQ4VTpU.jpg

# Giai đoạn 3: Undervolt CPU và Ép xung GPU​

Kết quả: hiệu suất tăng, máy mát, hoạt động ổn định, êm ru, nhiều khi là quạt của laptop cũng tự tắt luôn

Khi mà laptop đã trở nên mát mẻ rồi, thì tại hạ lại nghĩ đến việc Ép xung.
Đáng tiếc là việc Ép xung laptop khá khó, phức tạp.
Cụ thể thì laptop của tại hạ chỉ có thể Undervolt CPU và ép xung GPU 1 chút xíu.

- Cinebench R23:​

-- multi Core: 7364 pts (tăng một lượng pts kha khá)
-- nhiệt max HWMonitor: 70*C (nhiệt độ cũng giảm nhờ Undervolt)

- 3DMark: 4232​

-- GPU score: 4003 (tăng một chút)
-- CPU score: 6264 (tăng một chút)
-- biên độ nhiệt: mát hơn chút nữa 30-70*C
W6AJ0fj.jpg

* Undervolt:
sau khi hạ phiên bản BIOS xuống, khóa windows tự cập nhật BIOS, blah blah...,
thì CPU có thể:
- undervolt CPU core xuống -200mV,
- PL1 tăng từ 45W lên 64W,
- PL2 tăng từ 90W lên 128W,
stress test thì ổn định.
Lúc đầu tại hạ tăng công suất PL1 cao hơn, CPU vẫn rất mát, nhưng VRM thì không chịu được, đoạn này tại hạ chưa biết VRM là cái gì, mò mẫm mãi.
Về sau, nếu tại hạ có độ thêm làm mát VRM thì sẽ bổ sung sau, hiện mới chỉ lắp thêm 1 tấm nhôm vào chỗ VRM nhưng không ăn thua.
Kế hoạch làm mát VRM dự định là bắt chước theo cách làm mát VRAM của GPU như sau:

  • Sử dụng thermal pad,
  • Làm 1 tấm đồng để tản nhiệt cho VRM,
  • Hàn tấm đồng vào bộ tản nhiệt

* Ép xung GPU với MSI Afterburner:
Tại hạ đã thử flash BIOS nhưng không thành công, lỗi "EEPROM not found".
Nên chỉ có thể tăng Core Clock +200MHz, tăng cao hơn không được do thiếu điện, Core voltage và Power limit bị khóa.
Memory Clock thì có thể +1000MHz mà không sao, nhưng tại hạ chỉ để +400MHz,
vì thấy rằng +1000MHz cũng không làm tăng điểm 3D Mark nên thôi, nhờ cao nhân chỉ giáo.

Với tại hạ thì như này là tương đối hài lòng rồi :)
h5UIIHI.jpg



Kết bài: Chư vị biết phải làm gì tiếp theo rồi đấy :shame: Chuẩn bị dao thớt thôi.
Đoạn Ống đồng mềm fen kéo thấy hơi ít quá, gắn dài dài dọc theo ống tản khí nhiều nhiều xíu có thể sẽ giúp rút nhiệt làm mát được nhiều hơn nữa á

P/s: ống đồng muốn dễ uốn fen hơ nóng chỗ đoạn uốn nó sẽ mềm + dẻo hơn, giống hơ ống nhựa bẻ góc tản nước costum vậy
 
Laping quan trọng nhất là độ phẳng của bề mặt tiếp xúc, nếu mài láng mà cong vêng thì cũng thua. Mài tay cũng được, nhưng hơi lâu tý.
Lapping = giấy nhám là cùi bắp.
Nói chung là phải sắm 1 cái đĩa mài và bột diamond
Bác nói đúng, mài mà cong vênh thì cũng coi như bỏ.
Phương pháp mài này đúng là tối ưu nhất, mài tới mức xuất hiện lực Van Der Waals luôn, có khi không cần keo tản nhiệt nữa.
 
Back
Top