Liên quan vụ 8,5tr sau 11 năm thành 8,8 tỷ

đợt mở thẻ MB 2021 nó mở luôn cho cái thẻ visa, gọi điện hỏi nhân viên thì bảo không tính phí thẻ này, không biết nó có thuốc mình không, MB cũng ít dùng rồi, toàn VCB :confused:
Visa chỉ là hệ thống thanh toán. Xài visa chủ yếu thanh toán quốc tế. Còn bản chất nguồn tiền có 2 loại thẻ:
Ghi nợ (debit): có tiền trong thẻ mới xài, hết tiền khỏi xài. Nó như cái ví nên cái này an toàn hơn. Đề phòng bị trộm tiền thôi.
Tín dụng (credit): bank cho vay 45 ngày ko lãi. Xong nhớ trả đúng hạn. Quá hạn tính lãi. Cái này cần lưu ý hạn trả nợ. Nên có app check thường xuyên chứ đừng để bank nhắc.
 
Mấy nay đang hot vụ này, rồi nhiều khách check tài khoản tại nhiều ngân hàng lâu không sử dụng, giờ đi khóa thì phải nộp phí rất nhiều. Mình tự nhiên lo vì trước mở vô tội vạ, cứ 1 cty lại 1 ngân hàng. Các bác làm ngân hàng xin cho ý kiến
Mình có tài khoản lâu không xài, nó trừ tới âm vẫn trừ tiếp. Lúc cần xài, nạp tiền trở lại nó trừ nguyên dây nợ phí duy trì hàng tháng cộng dồn. Bà chị có làm ngân hàng bảo không xài thì đóng tài khoản chứ để đó nó trừ hoài và như vậy mình vẫn đang mắc nợ ngân hàng.
 
Mình có tài khoản lâu không xài, nó trừ tới âm vẫn trừ tiếp. Lúc cần xài, nạp tiền trở lại nó trừ nguyên dây nợ phí duy trì hàng tháng cộng dồn. Bà chị có làm ngân hàng bảo không xài thì đóng tài khoản chứ để đó nó trừ hoài và như vậy mình vẫn đang mắc nợ ngân hàng.
Đồng ý. Với từ ngữ lắt léo như vụ lừa gửi tiết kiệm thành tích lũy bảo hiểm, thì dân ta nên cảnh giác từng câu từng chữ trong hợp đồng. Cảnh giác ko bao giờ là thừa.

Trước đây phí SMS OTP là 0đ. Ai ko biết cứ để yên tài khoản đó không ngó ngàng gì. Thì sau này chính sách tùy bank mà có thể sẽ bắt đầu thu phí OTP SMS gì đó, và dần trừ âm tiền (tùy bank). (dịch vụ SMS OTP mình đề cập, khác hoàn toàn so với dịch vụ SMS banking nha, đừng đánh đồng 2 cái là 1. Về logic học đại cương thì 2 dịch vụ này giống nhau hoàn toàn là sai).
Đối với tài khoản ngưng lâu ko đăng nhập, thì mình ko rõ vụ phí SMS OTP này.

Nói ví dụ như vậy để thấy dòng đời vạn biến. Nay free nhưng mai lại tính phí.
Nó bất ngờ đến độ bạn đang ở thời kỳ rất bận, hoặc gia đình đang rối ren, mà còn phải bỏ thời gian ra để giải quyết mấy cái thủ tục lằng nhằng khi phát sinh (lúc đó lại đổi thừa mê tín, nói đã xui đen thì đen tới tấp, hết đen này đến đen khác lại tới) (trong khi ko giải quyết dứt điểm lúc rãnh rỗi).

Các bình luận ở đầu,
mình xin có 1 ví dụ này ko biết có phù hợp hay ko.
VD mình thuê 1 phòng trọ. Ký hợp đồng với chủ trọ. Mình đưa cục tiền trước 6 tháng vào két sắt chung của mình và chủ trọ (mỗi người giữ 1 chìa giống nhau). Cứ mỗi tháng, chủ trọ lại tự động mở két và lấy đi số tiền đúng bằng phí 1 tháng trọ.

Sau 6 tháng. Mình tự ý dọn hết đồ đạc trong phòng trọ. Mình qua sống ở nhà bà con. Không báo cho chủ trọ 1 tiếng. Cũng không ký giấy tờ chấm dứt hợp đồng thuê phòng trọ.

Nếu chủ trọ tự ý cắt bẻ ổ khóa phòng trọ và niêm phong. Thì lại vi phạm pháp luật xâm phạm quyền cá nhân.

Nếu chủ trọ giữ nguyên hiện trạng và nhét giấy báo "âm tiền" vào khe cửa zô trong phòng. Thì phải báo cáo thuế, làm sổ sách là tính vào số lượng phòng vẫn đang thuê có hiệu lực. Làm báo cáo với cổ đông, với chủ đầu tư.

p/s: không rõ trong hợp đồng tài khoản ghi nợ debit với bank, thì các đồng chí có thấy điều khoản nào là "Nếu chủ tài khoản ko hoạt động (đăng nhập/giao dịch/...) trong khoảng thời gian bao lâu thì có điều khoản tự động chấm dứt hợp đồng" không vậy? (mình trước giờ ko chú ý điều này lắm). Nếu không có điều khoản này, thì Bank không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì cũng đồng nghĩa Bank buộc phải tính phí thường niên (mặt dù đôi khi Bank ko muốn - vì ko muốn dây vào bãi shit thẻ debit) (còn thẻ credit thì bank ăn ngập mồm vì lãi phạt cao, nên sẽ ko biết được muốn hay ko muốn).

Thẻ ghi nợ chứ có phải thẻ tín dụng đâu mà lo :feel_good: nhiều anh vẫn không rõ nhỉ

via theNEXTvoz for iPhone

anh phải chú ý cái thẻ đó là gì
nếu thẻ ghi nợ aka debit thì kệ mẹ nó
còn thẻ credit thì phải hủy
2y9npcU.png

Thẻ gì thì thẻ, khi đi đóng nó lòi ra đống phí thì cũng vỡ mồm. Không hủy thẻ để lâu có ngày ăn cớt

này là phí bên thẻ ghi nợ mà @@

Phí gì mà vỡ mồm hả quý anh? Thẻ ghi nợ là bản chất tôi cho ngân hàng cầm hộ tiền có trong tài khoản của tôi, khi đó anh trừ tiền vì anh giúp tôi quản lí thì ok, giờ tôi rút hết tiền ra tôi chẳng có đồng nào để cần nhờ anh quản lí, thì anh quyền gì thu đồng nào tiếp của tôi? Còn anh thích trừ âm thì là việc của anh, khi nào tôi có nhu cầu cần anh quản lí hộ tiếp thì anh cứ trừ vào chỗ đấy, còn không thì tư cách gì mà đòi khi mà bản chất tôi chẳng vay nợ gì?

via theNEXTvoz for iPhone

Anh hiểu sai thẻ ghi nợ rồi. Thẻ ghi nợ sẽ dùng tiền từ tài khoản của anh và khi mở thẻ, tùy ngân hàng sẽ có phí thường niên cho việc sử dụng. Nếu anh ko hủy thẻ mà để đó hoặc khóa đi thì nó vẫn phát sinh phí thường niên cho đến khi hết hạn thẻ. Tương tự dù thẻ tín dụng anh không xài mà không hủy thì vẫn phát sinh phí thường niên như thường. Chứ không thể lấy lý do: giờ tôi rút hết tiền ra tôi chẳng có đồng nào để cần nhờ anh quản lí, thì anh quyền gì thu đồng nào tiếp của tôi.

Nhưng vấn đề là, phí của thẻ ghi nợ nó dựa trên tiền sẵn có của anh, trên mức độ sẵn sàng sử dụng, có những bank không có nó sẽ không trừ âm và truy thu sau, còn có những bank không có nó sẽ trừ âm luôn muốn sử dụng lại thì bù tiền vào. Nhưng cốt lõi vẫn là dựa trên tiền của tôi có chứ tôi không có vay mượn như thẻ tín dụng, nên nó có âm đến vài trăm triệu ngân hàng cũng không có quyền bắt tôi phải trả hay đánh giá tình trạng tín dụng của tôi là xấu hay tốt :feel_good:

via theNEXTvoz for iPhone
...
 
thì sao?
Thẻ ghi nợ là bản chất tôi cho ngân hàng cầm hộ tiền có trong tài khoản của tôi, khi đó anh trừ tiền vì anh giúp tôi quản lí thì ok, giờ tôi rút hết tiền ra tôi chẳng có đồng nào để cần nhờ anh quản lí, thì anh quyền gì thu đồng nào tiếp của tôi?
thì theo ví dụ nhà trọ của mình bên trên,
(mình chỉ suy đoán logic đơn thuần chứ ko có kiến thức về tài chính)
thì nếu mình nói:
đã dọn hết đồ đạc ra khỏi phòng,
+ mình ko còn ở trong phòng,
thì chủ trọ còn gì để quản lý - để giữ hộ - để che nắng mưa cho tôi,
nên chủ trọ có quyền gì thu đồng nào tiếp của tôi.

Nói như vậy theo logic hơi cấn cấn, chưa hợp lý lắm (còn về mặt kiến thức tài chính thì mình ko dám khẳng định, do mình ko rành).
...
 
p/s: không rõ trong hợp đồng tài khoản ghi nợ debit với bank, thì các đồng chí có thấy điều khoản nào là "Nếu chủ tài khoản ko hoạt động (đăng nhập/giao dịch/...) trong khoảng thời gian bao lâu thì có điều khoản tự động chấm dứt hợp đồng" không vậy? (mình trước giờ ko chú ý điều này lắm). Nếu không có điều khoản này, thì Bank không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì cũng đồng nghĩa Bank buộc phải tính phí thường niên (mặt dù đôi khi Bank ko muốn - vì ko muốn dây vào bãi shit thẻ debit) (còn thẻ credit thì bank ăn ngập mồm vì lãi phạt cao, nên sẽ ko biết được muốn hay ko muốn).
trả lời đoạn bôi đậm in nghiêng theo gg thì:
trích từ vietnamnet>
Hầu hết các ngân hàng đều có quy định khóa thẻ đối với những thẻ không phát sinh giao dịch trong một thời gian dài, thông thường là sau 6 tháng - 18 tháng khi tài khoản hết số dư. Kể cả khi không dùng thẻ, khách hàng vẫn có thể bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản,...cho đến khi hết số dư.

Chẳng hạn tại BIDV, ngân hàng cho biết sẽ đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi tài khoản hết số dư và không có giao dịch nào trong thời hạn liên tục 6 tháng đối với tài khoản VND, 12 tháng đối với tài khoản ngoại tệ (trừ một số sản phẩm có quy định và thỏa thuận riêng với khách hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV sẽ thông báo cho Khách hàng bằng một trong các phương thức gửi văn bản, email, tin nhắn điện thoại, gọi điện thoại và niêm yết công khai tại quầy giao dịch của chi nhánh ngân hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV đồng thời sẽ chấm dứt các dịch vụ kết nối với tài khoản đó. Khách hàng thanh toán phí đóng tài khoản theo quy định trong biểu phí của BIDV được niêm yết công khai tại quầy giao dịch. Ngân hàng được tự động trích Nợ để thanh toán các khoản phí khác theo biểu phí của BIDV và các nghĩa vụ tài chính khác của Khách hàng tại BIDV (nếu có).

Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy trình, quy định của BIDV.

Trong khi đó tại Vietcombank, ngân hàng quy định thực hiện đóng tài khoản của khách hàng khi tài khoản có số dư bằng 0 trong thời gian trên 12 tháng liên tục. Sau khi đóng tài khoản, Vietcombank phải thông báo cho chủ tài khoản biết. Sau khi đóng tài khoản, khách hàng phải làm thủ tục để mở tài khoản mới trong trường hợp khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ về tài khoản của VCB.

VietinBank cũng có quy định tương tự, sẽ đóng tài khoản của khách hàng khi số dư về 0 và không phát sinh giao dịch trong thời gian 1 năm.

Techcombank thì quy định đóng tài khoản có số dư dưới mức số dư tối thiểu do Techcombank quy định và không có giao dịch chủ động nào từ khách hàng trong thời hạn một năm
(365 ngày) liên tục (trừ TK góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). Techcombank ngừng cung cấp Dịch vụ và thông báo trước cho KH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự kiến đóng tài khoản.

Khách hàng có nhiều cách để xác minh thẻ ngân hàng của mình còn hoạt động hay không như kiểm tra tại cây ATM, mang thẻ đến quầy giao dịch để nhờ nhân viên kiểm tra, gọi điện lên hotline ngân hàng, đăng nhập vào các dịch vụ ngân hàng online.

Nhiều người cũng thắc mắc thẻ ngân hàng không sử dụng có bị trừ tiền không. Điều này còn tùy vào thẻ mà bạn đang sử dụng và các dịch vụ được đăng ký. Nếu trong một thời gian dài bạn không sử dụng thẻ và thẻ vẫn còn tiền thì khả năng bạn vẫn bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản.

Cũng cần lưu ý với riêng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng không có quy định nào tạm khóa tài khoản ngân hàng khi khách hàng không sử dụng. Người dùng vẫn sẽ đóng phí thường niên cho ngân hàng. Nếu không đóng phí này sẽ dễ dẫn đến nợ xấu của khách hàng với ngân hàng.
 
thì theo ví dụ nhà trọ của mình bên trên,
(mình chỉ suy đoán logic đơn thuần chứ ko có kiến thức về tài chính)
thì nếu mình nói:
đã dọn hết đồ đạc ra khỏi phòng,
+ mình ko còn ở trong phòng,
thì chủ trọ còn gì để quản lý - để giữ hộ - để che nắng mưa cho tôi,
nên chủ trọ có quyền gì thu đồng nào tiếp của tôi.

Nói như vậy theo logic hơi cấn cấn, chưa hợp lý lắm (còn về mặt kiến thức tài chính thì mình ko dám khẳng định, do mình ko rành).
...
dùng ví dụ thuê nhà trọ ko hợp lý, vì chủ nhà trọ là phía sở hữu nhà trọ
trong khi với thẻ debit và credit thì tiền trong thẻ thuộc sở hữu của ng dùng, haowjc của bank - đây là khác biệt về mặt bản chất cốt lõi của 2 loại thẻ.
  • debit: tiền trong thẻ là tiền của ng dùng, các loại phí dv bank phát sinh dựa trên cơ sở bank quản lý tiền của ng dùng => ng dùng hết tiền trong thẻ thì bank ko còn j để quản lý, nên ko thể phát sinh việc vay nợ giữa bank và ng dùng
  • credit: tiền trong thẻ là tiền của bank, hạn mức sử dụng chính là số tiền bank cho ng dùng vay trước ng dùng dùng đến đâu thì trả lãi tương ứng, vì ng dùng đang dùng tiền của bank. phí quản lý của bank phát sinh dựa trên cơ sở ng dùng vẫn còn đang sử dụng dịch vụ vay tiền bank (khoản vay vẫn tồn tại, chính là hạn mức thẻ), nên phí này bank có quyền trừ thêm thành khoản nợ phát sinh mà ng dùng phải trả. => ng dùng nếu ko đóng thẻ thì bank cứ thu phí và biến nó thành khoản nợ lũy kế vô thời hạn
 
trả lời đoạn bôi đậm in nghiêng theo gg thì:
trích từ vietnamnet>
Hầu hết các ...
Nghe ổn đấy. Trong 1 năm, 1 năm rưởi, ko đăng nhập, thì khóa. Như vậy thì cũng đỡ lo. Ít ra ko bị đội lãi/phạt lên tới cả tỉ.
Hồi sinh ziên có làm 5-6 cái thẻ ATM của các ngân hàng khác nhau. Mấy chục năm nay ko để ý đến nữa, cũng ko dùng đến. Nghe bạn nói có lẽ cũng ko cần lo lắng quá. Bữa nào rãnh rỗi gọi điện từng ngân hàng check chơi xem trạng thái tài khoản thế nào.
 
dùng ví dụ thuê nhà trọ ko hợp lý, vì chủ nhà trọ là phía sở hữu nhà trọ... ... tiền trong thẻ thuộc sở hữu của ng dùng, ... ...
Đồng ý.
Mình điều chỉnh lại thành ví dụ thuê Kho Hàng kiêm Giao Hàng được không nhỉ. Vì lúc này khớp thực tế cả 2 bên đều sở hữu 1 thứ gì đó, chứ ko riêng bên nào.

  • Mình thuê Kho.
  • Chủ Kho sẽ dành riêng 1 Căn Kho cho mình. Nếu khách lạ tới hỏi mua. Chủ sẽ quét mã vạch nếu khớp sẽ giao hàng cho khách lạ đó.
  • Chủ sẽ đầu tư (sở hữu) nguồn lực : xây dựng nhà, xây dựng báo cháy, chữa cháy, WC, đội ngũ bảo vệ, các văn phòng chi nhánh - tiếp tân làm giấy tờ, ... và các service extra option như: máy lạnh, tủ lạnh, máy sưởi,... (tùy chọn) bảo quản cho hàng hóa.
  • Mình : sở hữu hàng hóa có giá trị đắt tiền, và gửi vào Kho Hàng đó, nhờ Chủ giữ giùm.

Sau 1 thời gian, mình dọn toàn bộ hàng hóa đi hết, mình không báo cho Chủ Kho biết. Mình không ký giấy tờ ngưng hợp đồng thuê Kho.

Vậy Chủ Kho có quyền đòi chi phí kho bãi trong thời hạn 1 năm, 1 năm rưởi cắt liên lạc đó hay ko? (sau 1 năm/1 năm rưởi, thì Chủ Kho có quyền phá ổ khóa, niêm phong hoặc đem cho người khác thuê, vì hợp đồng kích hoạt điều khoản tự động chấm dứt hợp đồng sau 1 năm/1 năm rưởi), (trước đó Chủ Kho không thể đơn phương cắt hợp đồng được).

Ở đây, tương ứng, Ngân Hàng bỏ ra (sở hữu) : nguồn lực phần mềm quản lý; nguồn lực bảo trì bảo dưỡng phần mềm, nguồn lực data - băng thông lưu dữ liệu của khách hàng, nguồn lực nhân sự thao tác backup data định kỳ của khách hàng, nguồn lực nhân sự để theo dõi, báo cáo, tổng hợp số liệu định kỳ, nguồn lực cơ sở hạ tầng (điểm giao dịch; trụ ATM;... trạng thái luôn sẵn sàng chờ khách đến giao dịch).

Khách hàng bỏ ra (sở hữu): nguồn lực tài chính (tiền).

Kết luận: mà nói chung, có thông tin: 1 năm, 1 năm rưởi khóa/chốt; thì tiền phạt cũng ko đến cả tỉ, nên yên tâm rồi.
 
Phí gì mà vỡ mồm hả quý anh? Thẻ ghi nợ là bản chất tôi cho ngân hàng cầm hộ tiền có trong tài khoản của tôi, khi đó anh trừ tiền vì anh giúp tôi quản lí thì ok, giờ tôi rút hết tiền ra tôi chẳng có đồng nào để cần nhờ anh quản lí, thì anh quyền gì thu đồng nào tiếp của tôi? Còn anh thích trừ âm thì là việc của anh, khi nào tôi có nhu cầu cần anh quản lí hộ tiếp thì anh cứ trừ vào chỗ đấy, còn không thì tư cách gì mà đòi khi mà bản chất tôi chẳng vay nợ gì?

via theNEXTvoz for iPhone
thu phí mess :D . 10 năm + lại xem bn:big_smile:
 
Không sài thì đóng luôn, cái tội chủ quan làm biếng thì trách ai. Dcm nghĩ lại vẫn cay, xưa đăng ký cái VIB plus 2 in 1 , mỗi năm phải đóng phí 500k, mỗi tháng trừ thêm 40k bảo hiểm thẻ cmg đấy, có tháng trừ 2 lần luôn mới vcloz. Mới gọi điện kêu hủy thẻ tín dụng rồi :canny:
 
Phí ngân hàng là loại phí khắm lặm nhất quả đất.
Bình thường các loại phí thường niên, hàng tháng khi không đóng nhà cung cấp sẽ tự động khoá lại không cho phát sinh ví ** như điện thoại, internet, netflix bạn hết tháng không đóng thử xem nó cắt dịch vụ bạn liền. Ngân hàng thì khác thẻ bạn hết tiên không đóng được phí nó sẽ gán nợ cho bạn đó chính là cách hút máu biến bạn thanh con nợ.
Vay 8 triệu không đóng thôi 11 năm đã lên 8 tỷ thử 40 năm sau thì cách tính nợ như này con nợ đó có số nợ lớn hơn cả GDP của nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới đó là Trung Quốc và 50 nợ tức là người đó vẫn còn sống thì nợ đó bằng GDP của cả nước Mỹ.
Nhin bảng excel tính nợ lãi mẹ đẻ lãi con mà phát sợ, cứ năm sau bằng 2 lân năm trước và như tính cơ số 2 thế kia thi đừng hỏi tại sao chỉ 1 hạt thóc thôi 64 lần nó nhân thì số thóc đó phủ đầy trái đất thêm cả mấy mét.
 
hồi 2018 có làm một cty nhận lương qua exam bank, bỏ đến nay cũng dc 5-6 năm. Nay thấy mấy vụ này gọi lên check nó nói tài khoản bị trừ âm 1tr6, kêu lên ngân hàng đóng tiền r khoá thẻ, má cay thằng exam thiệt chứ. Cứ im im không báo gì cho khách rồi 10-20 năm báo 1 cục tiền, kiểu trap khách hàng, cang để lâu tụi nó còn khoái. bank mất dạy

via theNEXTvoz for iPhone
 
hồi 2018 có làm một cty nhận lương qua exam bank, bỏ đến nay cũng dc 5-6 năm. Nay thấy mấy vụ này gọi lên check nó nói tài khoản bị trừ âm 1tr6, kêu lên ngân hàng đóng tiền r khoá thẻ, má cay thằng exam thiệt chứ. Cứ im im không báo gì cho khách rồi 10-20 năm báo 1 cục tiền, kiểu trap khách hàng, cang để lâu tụi nó còn khoái. bank mất dạy

via theNEXTvoz for iPhone
Không xài chỗ nào thì đóng/hủy chỗ đó bạn à. Cách đây cũng cỡ 4 5 năm, ra phòng giao dịch, thấy nhân viên báo ông kia cần để lại 300k để không bị phí quản lý tài khoản. Nghe mà choáng váng. Không biết áp dụng từ năm nào, nhưng biểu phí thay đổi liên tục, mình không theo dõi nổi
 
Khi mở thẻ có thằng ngân hàng nào nó bảo không dùng phải đi đóng đâu. Toàn ko dùng vứt đấy. Sang tuần t đi đóng vài cái xem mất phí ko là biết ngay
 
Không xài chỗ nào thì đóng/hủy chỗ đó bạn à. Cách đây cũng cỡ 4 5 năm, ra phòng giao dịch, thấy nhân viên báo ông kia cần để lại 300k để không bị phí quản lý tài khoản. Nghe mà choáng váng. Không biết áp dụng từ năm nào, nhưng biểu phí thay đổi liên tục, mình không theo dõi nổi
tất cả các bank khi trong vòng 12 tháng k có giao dịch và số dư bằng 0 thì đều gọi cho khách hàng hoặc khoá tài khoản và gửi email cho khách. chỉ có exim bank này là nó không thèm báo 1 câu, cứ thích im im. nãy hỏi nó sao 1 năm k thấy khách sài mà không gọi hỏi hay thông báo tin nhắn email gì hết, nó bảo khách phải chủ động. đúng kiểu ngân hàng làm ăn mất dạy thật

via theNEXTvoz for iPhone
 
  • Ưng
Reactions: 3D.
Đã từng dùng Eximbank do cty cũ trả lương qua đó. Sau này đi công ty mới dùng ngân hàng khác thì mình cũng quên không báo khóa Eximbank. Quên bẵng hơn 2 năm thì có đứa bạn ck trả nợ cho mình vào tk Exim, thế là nó từ 1 phát hết sạch tiền đó với lý do: thu phí hàng tháng. Mình báo khóa thẻ thì phải đóng thêm 1 khoản nữa thì mới đủ.
 
Back
Top