Lý do chỉ 65 trên 958 giải Nobel được trao cho phụ nữ

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Chỉ có 6,7% giải Nobel được trao cho nữ giới. Các rào cản vẫn cản trở phụ nữ phát triển tương đương với nam giới trong nghiên cứu khoa học và ghi nhận xã hội.

Giải thưởng Nobel được coi là sự ghi nhận danh giá nhất đối bất cứ nhà khoa học nào. Tuy nhiên, sự chênh lệch giới tính rõ ràng vẫn tồn tại giữa những người đoạt giải Nobel, đặc biệt là trong các hạng mục khoa học như Vật lý, Hóa học và Y học.

Theo Quỹ Nobel, tính đến năm 2023, 65 giải Nobel đã được trao cho 64 phụ nữ (trong đó Marie Curie được vinh danh 2 lần) trong khi có con số đối với nam giới là 894, gấp 13 lần. 17 phụ nữ đã đoạt giải Nobel Văn học, chiếm 14,28% trong số 119 người được trao.

1711890951581.png

Marie Sklodowska Curie, Rita Levi-Montalcini và Gerty Theresa Cori đều là những nhà khoa học nữ nổi tiếng đã đoạt giải Nobel trong lĩnh vực khoa học vì công trình đột phá về vật lý, sinh học thần kinh và hóa sinh.

Ở lĩnh vực được coi là “nữ tính” nhất- Nobel Hòa bình, chỉ 19 phụ nữ đã đoạt giải, chiếm 17,1% trong số 111 người được trao.

Trong suốt 120 năm từ năm 1901-2021, 688 cá nhân đã được trao giải Nobel về Vật lý, Kinh tế, Hóa học và Y học, chỉ có 20 người nhận giải là phụ nữ.

Giải Nobel được trao cho phụ nữ nhiều nhất trong một năm là vào năm 2009, khi có 5 người đoạt giải ở 4 hạng mục trong khi vào năm 2016, tất cả giải Nobel đều được trao cho nam giới.

Năm 2019, sau gần 60 năm, Strickland là nhà vật lý nữ thứ 3 nhận được giải Nobel, sau Marie Curie (1903) và Maria Goeppert-Mayer (1963). Khi được hỏi về cảm xúc, bà nói rằng: “Tôi sống trong một thế giới vẫn chủ yếu do nam giới thống trị, nên việc nhìn thấy hầu hết là nam giới thắng giải Nobel không thực sự gây ngạc nhiên”, theo Nature.

Mặc dù đã có những tiến bộ ngày càng tăng trong những năm gần đây, với việc ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) và đóng góp đáng kể vào những tiến bộ khoa học, nhưng tỷ lệ phụ nữ nói chung trong số những người đoạt giải Nobel vẫn ở mức thấp một cách không tương xứng.

Nguồn gốc của sự chênh lệch giới tính trong các giải thưởng Nobel bắt nguồn từ những thành kiến lịch sử và những rào cản mang tính hệ thống đã cản trở sự tham gia của phụ nữ vào các nỗ lực khoa học.

Trong suốt lịch sử, phụ nữ phải đối mặt với những trở ngại đáng kể trong việc tiếp cận giáo dục và cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực STEM. Các chuẩn mực văn hóa và kỳ vọng xã hội thường hướng phụ nữ tới những vai trò được coi là “phù hợp” hoặc “truyền thống” hơn, dẫn đến thiếu sự đại diện trong các ngành khoa học.

Hơn nữa, những thập kỷ đầu của Giải thưởng Nobel đã chứng kiến một cộng đồng khoa học chủ yếu do nam giới thống trị. Kết quả là, phụ nữ bị hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn lực quan trọng để thực hiện những đóng góp khoa học mang tính đột phá.

Áp lực phải tuân theo các vai trò giới truyền thống, cùng với những thành kiến tiềm ẩn, tạo ra một môi trường đầy thách thức cho những phụ nữ mong muốn đạt được thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

Tuy vậy, đến tận ngày nay, các rào cản mang tính hệ thống, bao gồm khả năng tiếp cận nguồn tài trợ, cơ hội nghiên cứu và vai trò lãnh đạo, vẫn tiếp tục đặt ra những thách thức đáng kể cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM.

1711890964619.png

Ngay cả trong lĩnh vực Văn học, chỉ có 17 phụ nữ đã đoạt giải Nobel Văn học, chiếm 14,28% trong số 119 người được trao.

Định kiến và phân biệt đối xử về giới vẫn tồn tại trong các tổ chức học thuật và khoa học, ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp, sự công nhận và mạng lưới nghề nghiệp của các nhà khoa học nữ.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 63 học viện trên khắp thế giới cho thấy trung bình chỉ có 12% thành viên là phụ nữ. Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, cơ quan đã từng bỏ phiếu chống lại tư cách thành viên của Marie Curie vào năm 1910, có dưới 8% là phụ nữ.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, nơi có các thành viên bỏ phiếu quyết định người nhận giải Nobel về Vật lý, Hóa học và Kinh tế, với hơn 600 thành viên Thụy Điển và nước ngoài, có dưới 13% phụ nữ. Năm 2018, Ủy ban Nobel Vật lý, Hóa học và Y học gồm 6 thành viên trong đó có 5 nam giới.

Việc thiếu các chính sách hỗ trợ và sáng kiến cân bằng giữa công việc và cuộc sống càng cản trở sự tham gia và duy trì của phụ nữ trong các lĩnh vực STEM, ảnh hưởng đến cơ hội đem đến những phát kiến đột phá và được ghi nhận giải Nobel.

Nhiều sáng kiến đang thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM như các chương trình giáo dục khuyến khích các bé gái theo đuổi STEM sớm để nuôi dưỡng niềm đam mê.

...................
 
Đơn giản là phụ nữ không có nhiều đam mê nghiên cứu khoa học như đàn ông. Ngày xưa có thể có định kiến giới tính trong việc học hành chứ ngày nay thì không, bớt đổ lỗi do nam quyền lại
 
cứ in mẹ ra thêm rồi bốc đại lên trao cho công bằng
pJW7BVv.png
còn việc có cty hoặc cá nhân nào mua sáng kiến sản phẩm đó là 1 chuyện khác
UXfYO53.png
 
Không có công trình gì thì không có giải chứ lý do lý trấu mẹ gì, suốt ngày đổ tại
 
Sắp tới phải lập bộ tiêu chí trao giải Nobel giống với bên Oscar thôi
ovnYVxD.png
 
Ngoài đẻ ra thì tôi ko thấy phụ nữ giỏi hơn đàn ông ở lĩnh vực nào cả, từ thêu thùa may vá, nấu ăn, rồi đàn ca sáo nhị.
T8uPH2H.gif
Nếu chỉ đơn thuần đẻ thì đàn ông vẫn hơn.
Anh nghĩ vứt nhóm A:10 nam 1 nữ và nhóm B:10 nữ 1 nam lên đảo và mục đích là phát triển dân số thì nhóm nào đẻ nhanh hơn?
 
Cũng có phần nào đó đúng. Như Marie Curie ngày xưa bị phân biệt suốt. Hoặc bà phát hiện ra phương pháp đo khoảng cách bằng độ sáng sao biến quang
 
Cứ cùng thời điểm, ai có thành tựu lớn hơn thì trao người đó chứ sao gọi là không tương xứng. Nếu nói giải không tương xứng thì phải đưa ra ví dụ bằng chứng cụ thể, vào năm nào bà nào có cống hiến lớn hơn mà bị lơ không trao cho chẳng hạn. :shame: Riết rồi cái gì cũng lôi giới tính vào rồi gào lên đòi cào bằng
 
hồi xưa còn đổ cho phong kiến phân biệt, chứ giờ hiện đại lắm rồi, mở lắm rồi, mà phụ nữ vẫn không lại đàn ông thì tự nên xem lại chứ đừng đổ lỗi nữa :amazed:
 
Bản chất là sự chênh lệch năng lực trí tuệ giữa nam và nữ, như trong các môn thi trí tuệ như cờ vua bây giờ cũng vẫn phải mở giải riêng cho nữ. Trong số phụ nữ ăn Nobel thì nổi nhất là Marie Curie nhưng những phát hiện của bà dựa trên lao động chân tay như 1 công nhân là chính, Ko phải nhờ phân tích, tính toán, dự đoán để tìm ra lý thuyết mới :)

via theNEXTvoz for iPhone
 
sắp tới phải đề nghị phổ cập nobel ko những theo giới tính, mà độ tuổi, vùng miền, màu da... cho công bằng nhé :LOL:
 
Tại các bà đếch đam mê chứ đổ tại cái gì?

Trước khoa của tôi có đúng 3 nữ. Năm sau 1 đứa thi lại đại học, 1 đứa sang new zealand, 1 đứa còn lại vẫn học nhưng sau chán quá, hết năm 2 cũng thi lại rồi sang ngành khác luôn. Mình mới chỉ là CNTT thôi nhé, chưa phải cao siêu hàn lâm
 
Tôi vừa nghĩ là ngoài việc đẻ và các vấn đề liên quan tới cấu tạo sinh học thì phụ làm gì mà đàn ông không làm được không nhỉ? :amazed:
 
Thực ra 1 phần cũng do gái ham tài, trai ham sắc.
Trai nghiên cứu khoa học, đoạt giải này, giải nọ , kiếm 1 đống tiền thì gái bu như kiến dù có xấu
Đàn bà nghiên cứu khoa học, đoạt giải này giải nọ, kiếm nhiều tiền nhưng mà xấu thì vẫn ế
Nên cũng không có nhiều động lực cho đàn bà học cao
 
Back
Top