Lý do học sinh Trung Quốc 'chốt' số phận ở kỳ thi đại học

Rapper LK

Senior Member
"Ở các trường đại học danh giá nhất Trung Quốc, cử nhân là hạng nhất, thạc sĩ là hạng hai và tiến sĩ là hạng ba", những người bị ảnh hưởng nói về hiện tượng gần đây tại Trung Quốc.


Học sinh Trung Quốc chuẩn bị cho kỳ thi gaokao. Ảnh: VCG.
edbd80eb3850940ecd41.jpg

Học sinh Trung Quốc chuẩn bị cho kỳ thi gaokao. Ảnh: VCG.
Sở hữu tấm bằng thạc sĩ trường top 100 thế giới cùng nhiều năm kinh nghiệm quốc tế, Zhu Lisha (36 tuổi, sống tại Trung tâm công nghệ phía nam của Thâm Quyến) kỳ vọng bằng cấp của mình sẽ "rộng cửa" tại thị trường việc làm Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với hầu hết nhà tuyển dụng, chỉ có một yếu tố được quan tâm: Nơi cô lấy bằng đại học đầu tiên. Yếu tố này phụ thuộc phần lớn vào điểm thi gaokao (kỳ thi tuyển sinh đại học khốc liệt của Trung Quốc).
"Khi tôi tốt nghiệp năm 2011, nhà tuyển dụng chủ yếu coi trọng bằng cấp cao nhất của ứng viên. Giờ đây, ngoài điều đó, họ trở nên kén chọn hơn về bằng đại học đầu tiên", Zhu - người có điểm gaokao không cao - chia sẻ với Sixth Tone.

Quy chuẩn "bằng cấp đầu tiên"​

Đối với một lượng lớn ứng viên ngày càng tăng ở Trung Quốc, bao gồm cả sinh viên mới ra trường và những người đã có sự nghiệp cấp trung, hiện tượng này được gọi là "kỳ thị cấp đầu tiên", khiến thị trường việc làm vốn đã cạnh tranh khốc liệt trở nên phức tạp hơn.
Những người bị ảnh hưởng thường dùng một "khẩu hiệu" phổ biến để tóm gọn sự kỳ thị này: "Ở các trường đại học danh giá nhất Trung Quốc, cử nhân là hạng nhất, thạc sĩ là hạng hai và tiến sĩ là hạng ba".
Điều này ngầm ý rằng cử nhân từ các trường đại học hàng đầu được coi là nhân tài. Trong khi đó, những người có bằng đại học ở một trường đại học ít uy tín hơn, sau đó hoàn thành chương trình sau đại học cũng tại các trường hàng đầu thì bị đánh giá thấp hơn.
Vấn đề này đã thu hút sự chú ý trong phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc (NPC) kết thúc vào đầu tháng 3. Tại đây, Pan Fusheng (đại biểu NPC, viện sĩ tại Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc) đã đưa ra đề xuất "xóa bỏ kỳ thị bằng cấp đầu tiên".
Nhấn mạnh đến tác động của nó đối với tuyển sinh sau đại học, thị trường việc làm và bình đẳng xã hội, ông Pan kêu gọi các quy định rõ ràng hơn và hệ thống đánh giá nhân tài toàn diện hơn. Ông cũng khuyến khích các cơ quan nhà nước, tổ chức công và các công ty nhà nước đi đầu trong việc thực hiện các quy tắc tuyển dụng công bằng.
Ý kiến của ông đã châm ngòi cho cuộc tranh luận rộng rãi trên mạng xã hội, với hashtag liên quan trên nền tảng Weibo thu hút hơn 320 triệu lượt xem.

Hiện tượng "kỳ thị bằng cấp đầu tiên" khiến thị trường việc làm tại Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. Ảnh minh họa: SCMP
su nghiep anh 1

Hiện tượng "kỳ thị bằng cấp đầu tiên" khiến thị trường việc làm tại Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. Ảnh minh họa: SCMP
 
Back
Top