Mấy môn đại số, giải tích, toán cao cấp, vật lí có ích gì sau này làm việc không các bác ?

Xét tầm thế giới :
Bill Gates dc 1590 trên 1600 điểm ở kỳ thi SAT và đậu Harvard,

Elon Musk cử nhân Kinh tế, cử nhân Khoa học Vật lý,

Jeff Bezos tốt nghiệp hạng xuất sắc Đại học Princeton với GPA 4.2, bằng Cử nhân Khoa học Kỹ thuật (BSE) ngành kỹ thuật điện và khoa học máy tính,

Mark Zuckerberg đậu Harvard, có thể đọc và viết tiếng Pháp, tiếng Hebrew, Latin và Hy Lạp cổ đại

Warren Buffett theo học Đại học Nebraska - Lincoln vào những năm 1940 trước khi theo đuổi bằng Thạc sĩ khoa học kinh tế ở trường kinh doanh của Đại học Columbia

Ở VN:
Vượng Vin thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.

Thảo Vietjet nhận bằng Tiến sỹ của học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế, bằng Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matcova, Cử nhân nghành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế quốc dân Matcova, Ủy viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga.

Nguyễn Đăng Quang Masan Tiến sĩ Khoa học Công nghệ của Học viện Khoa học Quốc gia Belarus , tiến sỹ Kỹ thuật về Vật lý hạt nhân, thạc sỹ Quản trị Tài chính và bằng Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov.

Hồ Hùng Anh techcombank thi đỗ vào khóa 22 đào tạo Kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, tốt nghiệp ngành kĩ sư điện tử trường Đại học Bách khoa Kiev

Trần Bá Dương thaco, tốt nghiệp BKHCM

Đó là những người ở đỉnh, còn thấp hơn thì vô số kể. Xét trên tỷ lệ, chắc chắn những đứa học giỏi sẽ có cuộc sống tốt hơn những đứa học dốt.
 
Hỏi đừng tự ái chứ fen còn đi học ak. Còn fen làm nghiên cứu sinh thì thôi, tôi không quote nữa vì tôi dốt hơn fen nhiều, như câu tôi quote trên ở hệ cử nhân/kỹ sư vẫn chỉ để học cho biết, còn những hệ sau thì sẽ dùng đến nhiều hơn. Vì đó là trải nghiệm thực tế của tôi.
làm cái đ' gì cũng cần học toán. từ Code dạo đến đi làm về phân tích kinh tế. nhé
mấy môn đại cương quan trọng lắm đấy :LOL:. nhiều ông cứ bảo đi làm k liên quan. Đúng là k nó k liên quan đi làm thật thật. nó liên quan đến Lương 500 usd hay lương 2k usd chứ k liên quan làm dc hay không
 
K toán thì sao học nổi những thứ này, khổ các em bây giờ thích làm thợ code lắm :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
Mấy em chưa ra đời, thì tất nhiên tầm nhìn của mấy ẻm chỉ có vậy thôi fen sao đòi hỏi cao hơn được. Hồi nào ra đời bắt đầu làm việc trong ngành IT rồi thì mới được mở mang kiến thức tầm nhìn hơn. Giống nếu fen không học đại học thì fen làm công nhân mà làm công nhân thì tầm nhìn fen sẽ thu hẹp, chê mấy đứa học 4-5 năm đh ra thu nhập ko bằng công nhân, ra trường rồi cũng làm công nhân vậy học đh chi cho phí tiền ba mẹ, bằng đh chả có tác dụng mựa gì hết.

Nhưng mà đã là công nhân thì làm bao lâu cũng vẫn là công nhân không thể lên được, nhưng có bằng đh thì mấy năm sau sẽ thăng tiến trong công việc chức vụ có thể lên làm ở những vị trí cao hơn thu nhập đãi ngộ tốt hơn có thể làm quản đốc rồi giám đốc nhà máy xí nghiệp. Ở đây tôi muốn nói chính là cái tầm nhìn.
 
làm cái đ' gì cũng cần học toán. từ Code dạo đến đi làm về phân tích kinh tế. nhé
mấy môn đại cương quan trọng lắm đấy :LOL:. nhiều ông cứ bảo đi làm k liên quan. Đúng là k nó k liên quan đi làm thật thật. nó liên quan đến Lương 500 usd hay lương 2k usd chứ k liên quan làm dc hay không
Môn nào chả quan trọng hả fen, không học rớt môn thì lại mất thêm mấy kỳ học lại.
 
làm cái đ' gì cũng cần học toán. từ Code dạo đến đi làm về phân tích kinh tế. nhé
mấy môn đại cương quan trọng lắm đấy :LOL:. nhiều ông cứ bảo đi làm k liên quan. Đúng là k nó k liên quan đi làm thật thật. nó liên quan đến Lương 500 usd hay lương 2k usd chứ k liên quan làm dc hay không
Môn đại học nào chả quan trọng, chủ yếu sau này ra làm ở công việc vị trí gì và dùng ít hay nhiều thôi. Đến cái môn max lê nin, tư tưởng HCM mà bọn sinh viên xem là môn chán nhất thế kỉ, mà sau này thi vào công chức toàn phải học mấy thứ lởm đời đó đấy. Nên dù quan trọng hay không quan trọng cũng đừng đề cao hay hạ thấp một môn học nào đó quá.
 
E có hỏi vài mentor khóa trên rồi thì họ bảo mấy môn đấy sẽ giúp mình có tư duy trong mấy môn chuyên ngành sau này (bọn em học IT ạ). Nhưng mà e hỏi sâu hơn thì họ trả lời vòng vo e chẳng hiểu gì cả, các bác giải thích giúp em điều đó trong IT và trong kinh doanh với ạ (em cũng muốn lấn sang kinh doanh nữa). Em cảm ơn
IT cũng có nhiều kiểu IT, kinh doanh cũng có nhiều kiểu kinh doanh. Dạy là dạy chung chung, kiểu chuẩn bị trước cái nền để sau này gặp lại nhớ keyword mà coi lại thôi. Lỡ sau này nhảy qua mấy cái khó cần nhiều toán thì đọc lí thuyết nó còn hiểu, code sai nó chạy ra số lạ còn biết là nó đang ra số lạ. Còn xài thật thì thím sẽ không bao giờ xài hết cả.
 
Đang làm thợ code, có phen nào gợi ý bắt đầu học toán từ đâu, và lộ trình như thế nào không?:adore:
- Mình làm web backend nhé.
 
Học toán không đơn thuần là chỉ học công thức cộng trừ nhân chia mà cốt lõi là để rèn luyện tư duy logic thông qua những bài toán phức tạp. Không có tư duy logic thì học giải thuật kiểu gì? Copy code trên mạng về xong bị lỗi cần phải debug mà không hiểu nó chạy làm sao thì có mà đái ra máu.
 
Thôi vô comment dạo vậy. Thấy ông đưa cái công thức liên quan tới cái hạt của chúa vô mình cũng éo biết để làm gì :LOL:

Trở lại câu hỏi toán có quan trọng với IT không? IT thì rộng quá nên tôi xin mạn phép ghi về phần mềm thôi.

Thực tế thì với bản thân tôi toán cũng khá quan trọng. Không phải vì nó thực sự hữu ích kiểu như day-by-day basics mà nó như một dạng rèn luyện tư duy, giúp bạn nhanh nhạy hơn. Nhưng nó cũng không khó chơi tới mức mà phải nhớ từng công thức, thuộc lòng một mớ hằm bà lằng chẳng để làm gì. Với bản thân tôi, hiểu ý nghĩa và cách sử dụng của từng loại công thức và indexing nó đâu đó để tương lai dùng là được. Chứ đầu óc có giới hạn, đi quá cụ thể thì sẽ dẫn đến không còn chỗ để mà nhớ các thứ khác.

Trở lại chuyện có anh bảo không giỏi toán thì mãi mãi là thợ code thì ... các anh hơi thần thánh quá. Xu hướng trong quá khứ và kể cả tương lai là sẽ cố gắng tổng hợp các thứ hay dùng vào các libraries, utilities. Tôi không nghĩ là sẽ cần phải ngồi tính các hàm mất mát hay gradient decent bằng tay đâu :LOL: thêm nữa xu hướng tương lai sẽ là dễ tiếp cận cho mọi người, có thể nói là machine learning for everyone. Nên sẽ có các recommended systems khi anh làm 1 bài toán nào đó nó sẽ đưa ra khuyến nghị nên làm như thế nào qua từng bước cụ thể. Rồi khi anh có một mô hình nó sẽ diagnose và lại đưa ra khuyến nghị. Chu trình này cứ thế lặp lại cho tới khi anh đạt được kết quả tốt nhất. Lẽ dĩ nhiên kiến thức anh càng nhiều anh sẽ chọn ra được mô hình tốt hơn nhưng nhắc lại một lần nữa, không cần phải thuộc hay biết một đống công thức.

Còn trở lại bản thân tôi, cái gì quan trọng cho cái nghề gõ phím này? Tôi nghĩ là khả năng tư duy logic, khả năng liên tưởng, khát vọng tìm câu trả lời cho các vấn đề, đam mê học hỏi và sự kiên trì. Cái tôi nghĩ quan trọng nhất là khả năng liên tưởng vì nó giúp bản thân nắm bắt vấn đề nhanh hơn. Như thuở đi học mấy cái pattern học đúng theo kiểu để quên. Sau này nhìn lại thì chẳng qua mình đang học lại những thứ trong cuộc sống. Bạn ra cửa hàng lotteria hay kfc nhìn đám nhân viên nó làm việc thì bạn sẽ thấy Consumer-Producer, Pub-Sub, Mediator ... cả đống thứ trong đấy. Chẳng qua là ta bị đống ngôn từ kỹ thuật trong đấy làm lú đi :LOL:

Nhớ tới thuở mới đi làm, làm một hệ thống tự build dạng ERP. Lúc đó gặp một vấn đề đi hỏi sếp. Ổng hỏi lại: "Em nghĩ cái thằng thủ kho nó sẽ làm gì?". Lúc đấy quá non nên ko hiểu và thắc mắc trong đầu: em code thì quan tâm mẹ gì đứa thủ kho đấy :LOL: Mà giờ già hơn rồi mới thấm thía, muốn hiểu rõ phải đi từ cái thường ngày, hiểu cái hay của từng công việc và cách giải quyết của người khác để áp dụng vào bài toán của mình.

Thôi tạm chốt lại bằng câu nói của Einstein: "Imagination is more important than knowledge. For knowledge is limited to all we now know and understand, while imagination embraces the entire world, and all there ever will be to know and understand."

Anh nào thần thánh toán thì cứ thuộc công thức, anh nào biết đủ thì cứ hiểu thôi chứ đừng thuộc. Suy cho cùng thì chúng ta cũng hữu hạn về tài nguyên thôi chứ không được như cái máy Turing :LOL:
 
E có hỏi vài mentor khóa trên rồi thì họ bảo mấy môn đấy sẽ giúp mình có tư duy trong mấy môn chuyên ngành sau này (bọn em học IT ạ). Nhưng mà e hỏi sâu hơn thì họ trả lời vòng vo e chẳng hiểu gì cả, các bác giải thích giúp em điều đó trong IT và trong kinh doanh với ạ (em cũng muốn lấn sang kinh doanh nữa). Em cảm ơn
Có ích đối với mấy người có sở thích tìm tòi nghiên cứu (vì muốn nghiên cứu thì phải có căn bản, có tư duy logic) ko thì học cho lên lớp thôi.
 
Đầu tiên là thành nhân trước đã vì vậy nhồi sọ hết combo sau :
  • Những nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh,
  • Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam
  • Quốc phòng -An ninh
Nhồi sọ đếu gì, ngày đh mấy môn này t gần max điểm mà giờ chữ bẻ đôi cũng không nhớ :oops:
 
Ở mức độ cử nhân chắc chắn là chưa ứng dụng đc gì roài, nhưng mà bây giờ các trường cũng chịu thay đổi chứ như ngày xưa mấy trường kte toàn dạy toán cc éo hiểu để làm gì @@ h có một số trường chuyển thành toán kinh tế cho thực tế hơn r :love:
 
Đang làm thợ code, có phen nào gợi ý bắt đầu học toán từ đâu, và lộ trình như thế nào không?:adore:
- Mình làm web backend nhé.
Khan academy sẽ là lời giải của bạn. Quan trọng nhất bạn muốn làm gì. Nếu chỉ code web thì toán rời rạc là đủ còn AI phải thêm algebra, calculus, probability, statistics :doubt:
 
Nhồi sọ đếu gì, ngày đh mấy môn này t gần max điểm mà giờ chữ bẻ đôi cũng không nhớ :oops:

Hơi lạc đề nhưng người ta nhồi sọ anh đâu phải để anh nhớ hết. Người ta nhồi sọ để anh biết tới nó, có cảm tình với nó là đủ rồi :sneaky:
 
tùy theo bạn muốn làm gì. IT thì rộng vô cùng. Làm IT thì cũng có kiểu làm ứng dụng, hoặc nghiên cứu. Theo ứng dụng thì cứ thế mà áp dụng những cái đã có người làm rồi, các library, framework có sẵn trên mạng. Nhưng mà các library, framework đó là ai làm? Đương nhiên là những người tạm gọi là có "trình độ cao". Họ đã test, tính toán, tối ưu để làm ra những cái đó. Chưa kể các hướng khác của IT như là ML, DL, AI, data analys, hay để viết ra các phần mềm mô phỏng, xây dựng đồ họa, các bài toán tối ưu, không có toán thì làm sao làm được?
 
Back
Top