[MIT Technology Review] Hình ảnh vệ tinh độc quyền cho thấy siêu đô thị khoa học viễn tưởng của Ả Rập Saudi đã được tiến hành

Kraenerlus

Senior Member
Kì lạ thay, không có bất kì tiến triển nào gần đây của The Line xuất hiện trên Google Maps. Dù gì đi nữa, chúng tôi cũng đã có được một số bức ảnh.
hi-res2-e1670521477935.png

Đầu năm 2021, Thái tử Mohammed bin Salman của Ả Rập Saudi đã công bố The Line: một “cuộc cách mạng nền văn minh” có thể chứa tới 9 triệu người trong một siêu đô thị zero-carbon, dài 170 km và cao 0,5 km nhưng chỉ rộng 200 mét. Bên trong những bức tường bằng kính, không có ô tô, cư dân sẽ được đưa đi khắp nơi trên các chuyến tàu điện ngầm và taxi bay chạy điện.

Hình ảnh vệ tinh của dự án trị giá 500 tỷ đô la do MIT Technology Review thu thập độc quyền cho thấy công trình xây dựng thẳng đuột và rộng lớn của The Line đã hình thành, chạy thẳng như một mũi tên qua các sa mạc và xuyên qua các ngọn núi ở phía bắc Ả Rập Saudi. Công trường, có những nơi sâu hàng chục mét, có đến hàng trăm phương tiện xây dựng và có khả năng là hàng nghìn công nhân, họ làm việc trong các căn cứ trải khắp gần đó.

Phân tích các hình ảnh vệ tinh của Soar Earth, một công ty khởi nghiệp của Úc tổng hợp hình ảnh vệ tinh và bản đồ được cung cấp bởi cộng đồng vào một tập bản đồ kỹ thuật số trực tuyến, cho thấy rằng các công nhân đã khai quật khoảng 26 triệu mét khối đất và đá—gấp 78 lần khối lượng của tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa. Cảnh quay chính thức bằng máy bay không người lái về công trình xây dựng của The Line, được phát hành vào tháng 10, thực sự cho thấy các đội máy ủi, xe tải và máy đào đang đào móng của nó. Tuy nhiên, khi truy cập vị trí của The Line trên Google Maps và Google Earth và bạn sẽ thấy không gì khác ngoài đá và cát trơ trọi.
2022-12-05-15_13_46-Soar-crop.png

Khu vực của The Line, được đánh dấu bằng màu vàng, cho thấy rất nhiều máy đào trong khu vực (các chấm màu đỏ) đang di chuyển đất đến các khu vực có màu tím. Các chấm màu xanh dương đại diện cho các phương tiện xây dựng trải dài trên khắp công trường dành cho công nhân xây dựng. Các tấm pin mặt trời được tô màu xanh lá cây.

Sự khác nhau kỳ lạ giữa những bức ảnh đặt ra câu hỏi về việc ai có quyền truy cập công nghệ vệ tinh độ phân giải cao. Và nếu công trường xây dựng đô thị lớn nhất hành tinh không xuất hiện trên Google Maps, thì còn gì nữa mà chúng ta không thấy?

The Line gây tranh cãi vì nó mang tính tương lai. Các nhà phê bình nghi ngờ hiểu biết về môi trường và tính thực tế của việc xây dựng một cấu trúc khổng lồ như vậy giữa sa mạc. Và nhiều công nghệ được cho là sẽ được kết hợp chặt chẽ với nhau vẫn chưa được chứng minh, bao gồm tạo mây, taxi bay, robot giúp việc và khử mặn nước biển bằng năng lượng tái tạo. Và một phần của địa điểm này là nơi sinh sống của người Huwaitat, những người đã bị đuổi khỏi khu vực này để lấy mặt bằng. Một người phản đối việc di dời đã bị lực lượng an ninh Ả Rập Saudi bắn chết và ba người khác gần đây đã phải nhận án tử hình.

Tuy nhiên, quá trình khởi công xây dựng đã bắt đầu vào tháng 4 năm 2022 và vào tháng 6, công ty mẹ của The Line, Neom, đã kí kết hợp đồng đào hầm và nổ mìn cho việc xây dựng đường hầm đường sắt chở khách và hàng hóa tốc độ cao.

Khi cảnh quay bằng máy bay không người lái về tiến triển ban đầu được phát hành, Amir Farhand, Giám đốc điều hành và người sáng lập Soar Earth, bắt đầu tự hỏi: Những hình ảnh có độ phân giải cao của dự án trị giá 500 tỷ đô la này ở đâu?

Google lấy nguồn hình ảnh vệ tinh của mình từ nhiều nhà cung cấp, bao gồm các vệ tinh của chính phủ như Landsat của Hoa Kỳ và Sentinel 2 của EU, cũng như các nhà cung cấp thương mại như Maxar và Planet. Mặc dù hình ảnh Landsat và Sentinel 2 có độ phân giải thấp hơn có sẵn để tải xuống, đã xác nhận rằng một số hoạt động xây dựng đã và đang diễn ra, nhưng ít nhất một công ty tư nhân dường như đã ngừng chụp ảnh có độ phân giải cao về địa điểm của The Line vào khoảng tháng Ba.
2022-12-09-09_41_42-Soar-_-Discover-your-Earth.png

Cận cảnh khu trại chính được xây dựng để làm nơi ở cho công nhân xây dựng

Farhand nói: “Khi chúng tôi bắt đầu phóng to, chúng tôi nhận thấy rằng có những khoảng cách đáng kể trong phạm vi bao phủ của Maxar. Trên thực tế, hình ảnh độ nét cao không tồn tại công khai.”

Sau đó, Soar đã tiếp cận một số người dùng của mình trong cộng đồng tình báo nguồn mở, họ xác nhận rằng họ cũng không thể truy cập hình ảnh chi tiết của khu vực. “Không chỉ mỗi chúng tôi gặp phải vấn đề này. Những người khác cũng bị,” Farhand nói. “Đó là khi chúng tôi nghĩ, phải có chuyện gì đó xảy ra.”

Một trong những ứng dụng thương mại chính của hình ảnh vệ tinh là giúp các công ty biết được các đối thủ của họ hoặc toàn bộ quốc gia đang hoạt động như thế nào trên thị trường toàn cầu—ví dụ: để xem “hiện có bao nhiêu cần cẩu đang hoạt động trên bầu trời Manhattan, hoặc [có bao nhiêu] tàu chở dầu đang cập cảng,” Jamon Van Den Hoek, giáo sư địa lý và giám đốc Conflict Ecology Lab tại Đại học Bang Oregon, cho biết.

Van Den Hoek nói: “Nếu không có hình ảnh thu được từ Maxar trên một khu vực đang có sự đầu tư kinh tế nhanh chóng, thì có điều gì đó đáng ngờ đang diễn ra. Có lẽ lời giải đơn giản nhất là một nhóm tư bản đang mua những hình ảnh đó ở mức cao nhất, nơi họ duy trì độc quyền đối với chúng.”

Không phải ai cũng đồng ý. Doug Specht, giảng viên địa lý tại Đại học Westminster ở London, cho biết: “Tôi chưa từng nghe nói về bất kỳ công ty thương mại nào đang cố gắng hạn chế mọi thứ. Phản ứng tức thì của tôi là không ai bận tâm đến độ phân giải cao bởi vì nó nằm ở giữa sa mạc và hình ảnh độ phân giải cao cực kỳ tốn kém để sở hữu và phân phối.”

Stephen Wood, giám đốc cấp cao văn phòng tin tức của Maxar, nói với MIT Technology Review: “Chúng tôi không có bất kỳ hình ảnh độ phân giải cao nào được thu thập gần đây về các khu vực này.” Ông viết rằng công ty chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực mà khách hàng quan tâm nhưng “khi chúng tôi có thời gian chụp ảnh, chúng tôi sẽ thu thập các khu vực khác như một phần trong sứ mệnh chung của chúng tôi là liên tục cập nhật hình ảnh có độ phân giải cao trên toàn cầu. Chúng tôi có xu hướng tập trung đầu tiên vào những khu vực thể hiện nhiều thay đổi nhất (ví dụ: thành phố, v.v.) nhưng cũng sẽ lấp đầy những khu vực khác trên toàn cầu.”

Khi được hỏi liệu khách hàng có thể có quyền truy cập độc quyền vào hình ảnh của Maxar hay không, Wood trả lời: “Phần lớn mọi thứ chúng tôi thu thập được đưa vào kho lưu trữ hình ảnh công cộng, vốn là nền tảng cho hoạt động kinh doanh hình ảnh của chúng tôi. Những hình ảnh đó có sẵn để mua và cuối cùng chúng tôi phục vụ khách hàng của mình thông qua một loạt các loại hợp đồng khác nhau.”
2022-12-06-10_30_08-Soar-_GoogleSat_up.png

Một khu vực của The Line được chụp bởi các vệ tinh công cộng và thương mại và được nhìn thấy trên Google Maps, không bao gồm công trình xây dựng gần đây.

Hình ảnh có độ phân giải cao của Planet về các phần của The Line dường như có sẵn cho việc cấp phép, mặc dù cho đến nay chưa có hình ảnh nào xuất hiện công khai trên Google Maps.

Người phát ngôn của Google nói với MIT Technology Review: “Chúng tôi liên tục cập nhật hình ảnh vệ tinh khi nó có sẵn từ các nhà cung cấp hình ảnh của chúng tôi. Bởi vì các nhà cung cấp của chúng tôi thường tập trung vào các thành phố và địa điểm đông dân cư hơn nên những khu vực này có xu hướng nhận được hình ảnh cập nhật thường xuyên hơn.” Hình ảnh vệ tinh trên Google Maps chỉ bao phủ khoảng 1/5 bề mặt Trái đất—nhưng chiếm tới 98% dân số của nó.

Mặc dù toàn bộ bề mặt của hành tinh được chụp ảnh nhiều lần trong ngày ở độ phân giải thấp, nhưng những hình ảnh sắc nét nhất từ các vệ tinh thương mại mới nhất vẫn có thể có giá lên tới 3.000 đô la, theo bảng giá tại Apollo Imaging, một công cụ tổng hợp hình ảnh vệ tinh. Những bức ảnh này còn lâu mới toàn diện và một số hình ảnh không được phép truy cập công khai vì lý do an ninh quốc gia, một quá trình được gọi là kiểm soát màn trập. Ví dụ, nhiều công ty hình ảnh Trung Quốc sẽ không bán bất kỳ hình ảnh vệ tinh nào về Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan hoặc Tây Tạng.
2022-12-09-09_45_56-Soar-_-Discover-your-Earth.png

Dự án The Line dài hơn 170 km và được lên kế hoạch cung cấp chỗ ở cho 9 triệu người sau khi hoàn thành.

Van Den Hoek cho biết kiểm soát màn trập cũng phổ biến trong bối cảnh nhân đạo và xung đột: các tổ chức phi chính phủ có thể cố gắng tải xuống ảnh vệ tinh của một trại tị nạn mới hoặc một cây cầu bị phá hủy—hình ảnh mà họ biết là đã được thu thập—nhưng nhận thấy rằng nó bị thiếu trong cơ sở dữ liệu. “Điều đã xảy ra là, họ không hề hay biết, hình ảnh đó có lẽ đã bị cấm vận bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, bộ này muốn độc quyền sử dụng nó,” ông nói.

Bất kể lý do khiến hình ảnh ở Ả Rập Saudi bị mất là gì, Farhand muốn tìm hiểu thêm về The Line. Vào tháng 10, ông ấy đã trả tiền cho hai công ty khởi nghiệp châu Á, CG Satellite ở Trung Quốc và 21AT ở Singapore, để các vệ tinh của họ ở quỹ đạo thấp của Trái đất chụp ảnh khu vực xây dựng. Ông ấy đã hết sức bất ngờ bởi những gì ông ấy nhìn thấy.

Farhand nói: “Tôi nghĩ, lạy chúa, họ đang thực sự làm điều đó. Hãy nhìn xem có bao nhiêu xe tải ở đó. Hãy nhìn xem bao nhiêu đất được di chuyển. Tôi không thể tin được công trường xây dựng của Neom lớn đến thế nào.”

Soar đã sử dụng thị giác máy để đếm thiết bị khai quật đang hoạt động trên một đoạn dài 5 km của The Line, trong một thung lũng núi và đánh giá hoạt động của nó. Hình ảnh của CG cho thấy 425 phương tiện khai quật chỉ riêng ở trên The Line và hơn 650 phương tiện trên một công trường xây dựng, rộng hơn 5 km vuông, được xây dựng bên cạnh để làm nhà ở cho công nhân xây dựng. Công trường được trang bị nhiều bể bơi, sân bóng đá và sân cricket; nó thậm chí còn có trang trại năng lượng mặt trời của riêng mình.

Một hình ảnh vệ tinh riêng biệt, được chụp cách đó khoảng 60 km gần bờ biển, cho thấy các hố đào nông hơn và ít phương tiện xây dựng hơn—khoảng 100 chiếc trên một đoạn đường tương tự dài 5 km. Phần cuối phía đông của địa điểm The Line dường như ít hoạt động hơn.

Phân tích hình ảnh của Soar về công tác đào đắp cho thấy rằng chỉ có khoảng một nửa chiều dài trong số 170 km được đề xuất của The Line và chỉ một phần tư diện tích cuối cùng của nó, là có hoạt động xây dựng cho đến nay. Mặc dù Neom nói rằng The Line cuối cùng sẽ rộng 200 mét, các phần được chụp ảnh có chiều rộng từ khoảng 70 đến khoảng 150 mét. Bóng của các bức tường của khu vực khai quật cho thấy chúng kéo dài đến độ sâu khoảng 20 mét. Các tòa nhà cao 500 mét thường có móng kéo dài từ 60 mét trở lên dưới lòng đất.
2022-12-09-09_43_06-Soar-_-Discover-your-Earth.png

Máy đào đang di chuyển hơn một triệu mét khối đất từ địa điểm The Line đến vùng đất gần đó.

Chỉ vào một con đường đắp lớn đang được xây dựng gần một đồng bằng phù sa ở đầu phía tây của dự án, Farhand nhấn mạnh: “Ở mọi phần của dự án này, luôn luôn có quá trình địa khai hóa to lớn đang diễn ra và một số thứ sẽ thay đổi môi trường mãi mãi. Câu hỏi đặt ra là, liệu họ có đang làm những việc vượt quá khả năng của họ không?”

Neom đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận. Giai đoạn xây dựng ban đầu và sự xuất hiện của những cư dân đầu tiên của The Line hiện đang được lên kế hoạch cho năm 2030.
Dịch từ: https://www.technologyreview.com/2022/12/09/1064544/satellite-images-line-megacity-google/
 
Có vẻ như người Hồi giáo đang lấy lại vị thế của mình khi xưa

Có thể bạn chưa biết là khi xưa châu âu đêm trường tăm tối vì kito giáo thì giáo sĩ hồi giáo đã dịch hết các tác phẩm kinh điển ở châu âu sang tiếng Ả rập và phát triển lý thuyết khoa học riêng của mình.

Hồi giáo và Trung Hoa là hai nền văn minh cứu nguy cho nhân loại này.

https://en.wikipedia.org/wiki/Recovery_of_Aristotle
 
Thật ra bản vẽ công bố nó còn lớn hơn nhiều so với thực tế
Có vẻ không khả thi nhưng lỡ làm rồi thì thôi làm nhỏ lại tí
Nhiều cái trong siêu đô thị này người ta bảo hoang tưởng rồi
Như giao thông 3 tầng, siêu cao tốc hơn 500km, sinh hoạt nước non, không khí, điện và quan trọng là con người sinh hoạt và duy trì nơi này.... Nói chung để xem tụi này giải quyết tất cả các bài toán này ntn rồi các nơi khác học theo cũng ngon cơm.
 
công ty nào thầu được dự án này là ấm, chắc lại công ty xây dựng Hàn với TQ trúng thầu
 
Lại bánh vẽ lùa gà nâng giá sa mạc phân lô bán nền kêu gọi nhà đầu tư xong ôm tiền bỏ trốn trò này con vịt làm hoài mà chưa đủ tầm phân lô bán nền sa mạc như tụi nó thôi :doubt::doubt:
 
công ty nào thầu được dự án này là ấm, chắc lại công ty xây dựng Hàn với TQ trúng thầu
Anh đoán đúng rồi đấy, đội đào hầm và nổ mìn trong bài
Two joint venture groups will undertake the project, which is separated by lower and upper geographies, with the first contract awarded to FCC Construction SA/China State Construction Engineering Corporation/Shibh Al-Jazira Contracting Company Joint Venture (FCC/CSCEC/SAJCO JV), and the second to Samsung C&T Corporation /Hyundai Engineering and Construction Co. Ltd/Saudi Archirodon Company Ltd Joint Venture (SHAJV).
 
Map sa mạc xây nhà dễ qui hoạch gớm.
Địa hình phức tạp như Đông Lào qui hoạch éo bao giờ ngon được
aNh9IpF.png
 
Lại bánh vẽ lùa gà nâng giá sa mạc phân lô bán nền kêu gọi nhà đầu tư xong ôm tiền bỏ trốn trò này con vịt làm hoài mà chưa đủ tầm phân lô bán nền sa mạc như tụi nó thôi :doubt::doubt:

bánh vẽ, lùa gà , úp bô là combo của team đi kiếm tiền cơ, còn bọn này tiền nó đốt nấu bánh chưng còn không hết thì úp bô ai :canny:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có vẻ như người Hồi giáo đang lấy lại vị thế của mình khi xưa

Có thể bạn chưa biết là khi xưa châu âu đêm trường tăm tối vì kito giáo thì giáo sĩ hồi giáo đã dịch hết các tác phẩm kinh điển ở châu âu sang tiếng Ả rập và phát triển lý thuyết khoa học riêng của mình.

Hồi giáo và Trung Hoa là hai nền văn minh cứu nguy cho nhân loại này.

https://en.wikipedia.org/wiki/Recovery_of_Aristotle
Thế giới này giờ là cuộc chơi của đen và hồi rồi các cháu bảo thủ cứ thích ngược meta :go:
 
Thật ra bản vẽ công bố nó còn lớn hơn nhiều so với thực tế
Có vẻ không khả thi nhưng lỡ làm rồi thì thôi làm nhỏ lại tí
Nhiều cái trong siêu đô thị này người ta bảo hoang tưởng rồi
Như giao thông 3 tầng, siêu cao tốc hơn 500km, sinh hoạt nước non, không khí, điện và quan trọng là con người sinh hoạt và duy trì nơi này.... Nói chung để xem tụi này giải quyết tất cả các bài toán này ntn rồi các nơi khác học theo cũng ngon cơm.
Có anh bảo bánh vẽ cũng ko sai đâu bọn ả rập này chuyên có trò này rồi
VD cái siêu quần đảo nhân tạo "thế giới" hồi bắt đầu cũng tham vọng vcl
1670651977411.png

h bị bỏ xó, cũng chỉ là đống cồn cát trên biển đang xói mòn, đã thế hòn hủy hoại bao nhiêu môi trường biển khu vực đấy
1670652012278.png
 
Có anh bảo bánh vẽ cũng ko sai đâu bọn ả rập này chuyên có trò này rồi
VD cái siêu quần đảo nhân tạo "thế giới" hồi bắt đầu cũng tham vọng vclView attachment 1548815
h bị bỏ xó, cũng chỉ là đống cồn cát trên biển đang xói mòn, đã thế hòn hủy hoại bao nhiêu môi trường biển khu vực đấy
View attachment 1548818
Dự án vẽ ra rồi huỷ, hoặc đang làm thấy không khả thi bỏ ngang là rất bình thường về kỹ thuật
Làm dự án bằng chính trị mới theo đuổi đến cùng bất chấp kỹ thuật và tài chính
 
Không có mặt trời là thấy không khả thi rồi, bảo sống trong môi trường nhân tạo dưới lòng đất một thời gian thì OK chứ tầm vài tháng không thấy mặt trời là tụt mood ngay:baffle:
 
Back
Top