đánh giá Mở hộp và trải nghiệm nhanh HP Chromebook 11a

dtfa085

Senior Member
Từ lâu đã nghe đến Chromebook mà chưa được mắt thấy tay sờ bao giờ nên em vẫn luôn tò mò về dòng máy tính này. Nhân việc dịch dã khiến nhu cầu laptop tăng cao, rất khó tìm mua được máy phổ thông, em đã lục lọi khắp nơi trên internet để tìm hiểu xem có hướng giải quyết nào khả dĩ không. Và tình cờ, em đã nhớ ra Chromebook. Thế là cũng lăn lộn hết nơi này đến nơi khác để đọc, để xem review về ChromeOS. Tích cực có, tiêu cực có. Tìm hiểu xong lại càng tò mò nên em đã quyết định đặt 1 em HP Chromebook 11a 11a-na0010nr trên amazon. Lần đầu tự tìm link sản phẩm nên ngu ngơ sao đặt dính hàng Certified Refurbished mà không biết :beat_brick:. Đặt mua từ 7/9 mà tận 30/10 mới về hàng :sweat:

Lan man thế là đủ rồi, em sẽ mở hộp và trải nghiệm nhanh để các thím cũng bớt tò mò giống em :sure:

Phần I: Tổng quan
1. Thông tin máy

  • Processor: MediaTek MT8183 (2.0 GHz base frequency, 2 MB L2 cache, 8 cores)
  • Graphics: Integrated: MediaTek Integrated Graphics
  • Display: 11.6" diagonal, HD (1366 x 768), anti-glare, 220 nits, 45% NTSC
  • Memory: 4 GB LPDDR4-3733 MHz RAM (onboard)
  • Storage: 32 GB eMMC
Cụ thể hơn thì các thím có thể xem ở trang chủ: https://www.hp.com/us-en/shop/pdp/hp-chromebook-11a-na0010nr

2. Mở hộp
Máy được đóng trong 1 thùng các tông nhỏ, có vẻ như từ giấy tái chế. Trong hộp có máy, sạc và sách hướng dẫn. Cục sạc đi kèm của máy là loại 45W, chân cắm USB 2.0 Type C.
Hộp.jpg
Máy & sạc.jpg


Trên mặt A của máy là logo HP và ký hiệu Chromebook. Cá nhân em rất không thích cái biểu tượng Chromebook có màu khi đi kèm với máy đen/xám/tối màu vì trông nó lạc quẻ. Một số hãng khác thì làm logo Chrome cùng tông màu với màu máy trông đẹp hơn rất nhiều.
Máy được làm từ chất liệu nhựa nhám toàn phần nên rất bám vân tay. Trong ảnh các thím có thể thấy máy in khá nhiều vết tay của em mặc dù tay em không hề ướt. Mặc dù chỉ là nhựa nhưng khi sờ vào máy không hề có cảm giác ọp ẹp, trái lại nó rất cứng cáp và chắc chắn. Máy chỉ nặng 2.36 lbs tương đương 1.07kg nên khi cầm trên tay khá thích, nó gợi cho em cái cảm giác khi cầm con Dell Latitude 7300. Một điểm cộng cho HP. Máy rẻ nhưng vẫn rất chất lượng.

Mặt A.jpg
Mặt D.jpg


Màn hình của máy có kích thước 11.6 inch với độ phân giải HD dùng tấm nền TN với độ sáng 220 nits. Tuy vậy, khi dùng thực tế gần như em không thấy khác biệt so với các máy 250 nits khác. Ở điểm này màn hình chấp nhận được, không tốt, không xấu.
Về bàn phím, mặc dù đã biết về độ hoàn thiện tốt cũng như nhận xét tích cực từ người dùng khi gõ phím thực tế nhưng em vẫn không khỏi ngạc nhiên khi sử dụng trực tiếp. Hành trình phím hơi nông (chứ không quá nông để có độ nảy vừa đủ khi bấm. Phím có kết cấu chắc chắn, không ọp ẹp. Kích thước phím hoàn toàn đủ để ấn, khoảng cách giữa các phím không hẹp, không có tình trạng gõ bị díu tay. Máy tính ChromeOS không có phím FN cho các chức năng phụ, hàng F cũng được thay thế thẳng bằng các chức năng chính như tăng giảm âm lượng, độ sáng màn hình.
Do kích thước máy nhỏ nên bàn rê chuột của máy cũng nhỏ theo. Touchpad của ChromeOS không có chuột phải như Windows, khá hạn chế. Muốn chọn chuột phải thì phải nhấp 2 ngón tay, và cũng chỉ sử dụng được ở một số tác vụ, ví dụ như ngoài màn hình chính, chứ không phải tất cả.
Webcam đi kèm của máy có độ phân giải 720p. Thực tế sử dụng khá chán, không được nét hay bắt chuyển động tốt như kỳ vọng.

Cập nhật ngày 06/11/2021: chuột phải của ChromeOS chọn được ở hầu hết các tác vụ khi duyệt web, cài đặt, ngoài màn hình chính.

Chính diện.jpg


Các cổng kết nối trên máy được trang bị khá hạn chế gồm 1 USB 2.0 Type A ở cạnh phải và 1 giắc 3.5mm, 1 khe thẻ nhớ mở rộng cùng 1 cổng USB 2.0 Type C ở cạnh trái. Theo rất nhiều review trên mạng thì hoàn toàn có thể lấy sạc Type C của điện thoại sạc cho máy, nhưng tốc độ vào điện rất chậm. Em chưa có sạc Type C nào khác nên chưa thử. Theo lý thuyết thì có thể kết nối phụ kiện mở rộng thông qua cổng Type C này nhưng khi em dùng con Hub ESR Type C thì kết nối màn hình lại không cho hiển thị mà chưa hiểu tại sao. Em dùng màn Dell E2016H, cắm VGA -> VGA to HDMI -> Hub Type C -> HP Chromebook. Để khi nào kiếm màn khác có sẵn HDMI hoặc cái Hub khác thử sau vậy.

Cập nhật 06/11/2021: để kết nối màn hình phụ trên ChromeOS thì khi cắm dây xong, phải vào Cài đặt -> Thiết bị -> Hiển thị để chọn xuất hình ra màn hình thứ 2. Sau khi kết nối xong có thể chọn 1 trong lựa chọn là chỉ chiếu 1 màn hình phụ hoặc phản chiếu màn hình chính lên màn hình phụ.
Mình thử nghiệm kết nối với laptop HP 11a với tivi Sony thông qua dây HDMI kết nối từ Hub Type C.

USB 2.0.jpg
TypeC 3.5 SD.jpg

HDMI.jpg
 
Last edited:
Phần II: Trải nghiệm nhanh
1. Khởi động và sử dụng máy lần đầu


Khi khởi động máy lên lần đầu máy sẽ có màn hình chào mừng, tiếp đến chọn cấu hình là bạn hay con của bạn sử dụng máy tính để tạo cấu hình cho phù hợp. Sau đó chúng ta cần kết nối internet, đăng nhập tài khoản google, đồng ý với điều khoản điều kiện dài ngoằng mà chả ai thèm đọc bao giờ rồi sẽ vào màn hình chính luôn. Các thao tác làm rất nhanh, cỡ khoảng 5 phút đổ lại cho tất cả. Từ các lần mở máy và tắt máy sau thường chỉ diễn ra trong vòng 5-10 giây. Nhanh chóng mặt.
Giao diện chính của ChromeOS rất đơn giản với thank task bar ghim các ứng dụng hay dùng hoặc mới dùng gần đây ở dưới đáy màn hình. Chúng ta có thể chọn task bar này ở dưới đáy, bên trái hoặc bên phải tùy thích. Khi nhấn vào biểu tượng hình tròn ở góc dưới cùng bên trái màn hình (giống nút Windows) thì sẽ hiển thị thanh tìm kiếm và ứng dụng mới sử dụng gần nhất. Kéo phần này lên sẽ hiển thị các ứng dụng đang có sẵn trên máy.
Góc dưới cùng bên phải màn hình là khung cài đặt đơn giản cùng thông báo của máy + nút tắt máy.
Khởi động.jpg
Wifi.jpg
Điều khoản.jpg
Đăng nhập.jpg
Màn hình chính.jpg


2. Gõ tiếng Việt
Để gõ tiếng Việt trên ChromeOS thì chúng ta cần tải tiện ích Unikey - IME tiếng Việt cho ChromeOS trên Cửa hàng Chrome trực tuyến. Sau đó vào phần ngôn ngữ và phương thức nhập chọn Vietnamese - Unikey (Telex) là được. Gõ tiếng Việt trên ChromeOS cũng không khác gì nhiều trên Windows, trải nghiệm khá tốt đối với mình.
Unikey - IME.jpg


3. Tải ứng dụng từ Play Store
Các máy chạy ChromeOS được thiết kế để có thể tải và cài đặt ứng dụng từ Play Store. Theo lý thuyết, ứng dụng cứ có mặt trên Play Store là có thể cài đặt trên ChromeOS. Tuy vậy, hầu hết các ứng dụng này đều không tùy chỉnh kích thước (scale) cho vừa màn hình máy Chromebook được. Mình đã thử với Facebook, Messenger, Zalo, đều không tùy chỉnh kích thước được.

Play Store.jpg


4. Zoom - thứ quan trọng nhất với học trực tuyến tại Việt Nam
Mình đã rất kỳ vọng đây sẽ là một thiết bị học trực tuyến lý tưởng cho học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Thế nhưng khi trải nghiệm sử dụng Zoom trên ChromeOS thì mình lại cực kỳ thất vọng.
Ứng dụng Zoom trên ChromeOS có 2 loại gồm 1 là Zoom PWA (Progressive Web Application) và tiện ích mở rộng Zoom cài trên Chrome. Khi tham gia cuộc họp trên cả hai ứng dụng này thì mình thỉnh thoảng không nghe được rõ tiếng của người đang nói đầu khác hoặc hình của họ giật lag, hoặc hình của mình giật lag trong khi cũng ở trên máy Windows thì lại không bị. Rất nhiều người dùng trên thế giới phàn nàn về Zoom nhưng dường như vô vọng.

Cập nhật 06/11/2021: Phía trên là trải nghiệm khi chạy thử zoom bằng 2 laptop cá nhân của mình cùng điện thoại. Khi mình tham gia các cuộc họp do người khác tổ chức thì trải nghiệm lại mượt và ổn định hơn, không hề có hiện tượng giật, lag trong khoảng 2 tiếng diễn ra cuộc họp. Có lẽ do mình thử chưa đúng cách ở nhà???
Zoom PWA không tự lưu thông tin đăng nhập, mỗi lần đăng nhập ứng dụng sẽ bắt bạn phải gõ lại mã số cuộc họp và tên hiển thị cho lần sử dụng đó. Ngoài ra máy không tự bật webcam và microphone mà bắt buộc phải nhấn chọn Kết nối âm thanh của thiết bị này cho mỗi lần vào zoom. Hai cái này thì khá ngu học, không so được Zoom trên các nền tảng khác.
Zoom PWA.jpg


5. Thời lượng pin
Với một con chip di động và một hệ điều hành nền tảng web, pin chính là thứ đáng được nhắc đến nhất trên HP Chromebook 11a. Theo thông số từ nhà sản xuất thì máy được trang bị pin 2 cell, 37 Wh Li-ion polymer cho thời gian sử dụng hỗn hợp lên tới gần 16 tiếng. Thực tế mình test sạc đầy và sử dụng linh tinh kèm mở youtube thì sau gần 18 tiếng chạy máy vẫn còn khoảng dưới 10% pin. Thật đáng kinh ngạc.
Cập nhật 06/11/2021: khi mở youtube độ phân giải Full HD và chạy khoảng 8-9 tab báo, và mình thỉnh thoảng lại ngồi lướt web linh tinh thì máy có thể trụ liên tục được cỡ 9-10 tiếng đồng hồ.
Trên ChromeOS có extension CrXPRT 2 nền web để đo hiệu năng máy và thời lượng pin nhưng từ phiên bản ChromeOS v89 có báo lỗi nên mình không dám test.
 
Last edited:
Phần III: Kết luận
Điểm tích cực của đại dịch là thị trường máy tính cá nhân đã liên tục tăng trưởng trong hai năm 2020 và 2021. Chromebook nói chung cũng không nằm ngoài xu hướng đó, thậm chí không ngoa để nói Chromebook đã có sự tăng trưởng thần kỳ trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021. Mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong Quý 3/2021 khi giảm 37% so với quý cùng kỳ 2020, nhưng số lượng máy Chromebook bán ra vẫn đạt 5.8 triệu máy đã chứng minh nhu cầu của Chromebook vẫn còn rất lớn. Ngoài ra, các hãng đã bắt đầu bán ra Chromebook ở các thị trường khác như Ấn Độ bên cạnh hai thị trường chính là Mẽo và Nhựt Bổn sẽ giúp Chromebook có sự phát triển ổn định hơn trong tương lai.
Với HP Chromebook 11a nói riêng, đây rõ ràng là một chiếc máy có chất lượng gia công tốt đi kèm một hệ điều hành nhẹ nhàng cho các nhu cầu đơn giản hàng ngày. Điểm trừ của máy là các ứng dụng làm việc học tập online chưa thực sự tối ưu cho trải nghiệm người dùng như Zoom cộng thêm việc hệ điều hành ChromeOS chưa phổ biến sẽ khiến người dùng e ngại khi tiếp cận.

Ai nên sử dụng Chromebook:
  • Học sinh, sinh viên với nhu cầu học trực tuyến, giải trí trên các thiết bị mới với chi phí thấp.
  • Người đi làm với các nhu cầu làm việc gắn liền với các nền tảng web và cần thiết bị nhẹ, gọn tiện cho thường xuyên di chuyển.
 
Last edited:
Vote review thú vị. Chrome book này có thể làm những việc gì vậy bác. Chưa nghe bác kể vè lý do quất con này.
 
Vote review thú vị. Chrome book này có thể làm những việc gì vậy bác. Chưa nghe bác kể vè lý do quất con này.
Em có cập nhật ở Phần III ngay phía trên một số việc Chromebook có thể làm. Còn lý do thì cũng khá đơn giản, em mơ làm gian thương, nhưng có vẻ không ổn vì phí ship cao, hàng về chậm và chưa thực sự hiệu quả để học trực tuyến với Zoom nói riêng :smile:
Tuy nhiên, Chromebook với em vẫn cực kỳ tiềm năng.
 
_ Giá về đến tay khoảng bn hả bác?
_ Nếu làm việc văn phòng như word excel thì có nên xài không ạ?
 
_ Giá về đến tay khoảng bn hả bác?
_ Nếu làm việc văn phòng như word excel thì có nên xài không ạ?
  • Khoảng 5tr1 tất tần tật nhé bác.
  • Nếu nhu cầu đơn giản thì khá ok với Google Docs & Sheets. Có thể cài MS Word/Excel/PPT trên Play Store nhưng em chưa làm với các file phức tạp nhiều sheets, nhiều hàm, dữ liệu động,...
 
Link đâu? Mình lại thích hàng ref hơn hàng new. Thực dụng.
Mình cũng cực kì thích chromeOS. Có điều hiện phần mềm mình cần trên Android vẫn không thể so lại Windows.
//Sao không dùng zoom dạng ứng dụng android ấy. Chip arm chắc chắn chạy ngon lành.
Mấy con chromebook này sướng cái không bị đội giá vô lí, Mình nghĩ dùng nó yên tâm như dùng smartphone. 5m1 chắc lại kiếm một em về lướt web, xem phim với trade.
 
  • Khoảng 5tr1 tất tần tật nhé bác.
  • Nếu nhu cầu đơn giản thì khá ok với Google Docs & Sheets. Có thể cài MS Word/Excel/PPT trên Play Store nhưng em chưa làm với các file phức tạp nhiều sheets, nhiều hàm, dữ liệu động,...
ủa j rẻ dọ, lần đầu tiên biết có con Lap còn rẻ hơn 1 chiếc đt tầm trung
 
ủa j rẻ dọ, lần đầu tiên biết có con Lap còn rẻ hơn 1 chiếc đt tầm trung
nếu xem phần thông tin thì cũng ko thơm lắm đâu bác, màn hd, bộ nhớ trong 32gb, nếu giá đó thêm một ít giờ tablet + bàn phím thì em nghĩ cũng có nhiều lựa chọn thơm hơn
 
Last edited:
Dòng này thì mình có nhất thiết phải kết nối mạng 24/24 không bạn ? Thấy bạn review cũng khá thú vị, nhưng mà mình chưa hình dung rõ lắm môi trường làm việc của dòng Chromebook này, . Ví dụ như khi thao tác với Google Docs & Sheet thì file có lưu trực tiếp trên máy được không ? Hay phải lưu trên Google Drive ?​

Không kết nối mạng thì vẫn dùng được,nhưng bị phế mất 99% công lực vì tác vụ của nó hầu như trên nền web
 
Link đâu? Mình lại thích hàng ref hơn hàng new. Thực dụng.
Mình cũng cực kì thích chromeOS. Có điều hiện phần mềm mình cần trên Android vẫn không thể so lại Windows.
//Sao không dùng zoom dạng ứng dụng android ấy. Chip arm chắc chắn chạy ngon lành.
Mấy con chromebook này sướng cái không bị đội giá vô lí, Mình nghĩ dùng nó yên tâm như dùng smartphone. 5m1 chắc lại kiếm một em về lướt web, xem phim với trade.
Link mình mua này thím: https://www.amazon.com/HP-Chromeboo...L6C7W7B4vqa4aYYHdFchCSWnOmWwSJiQNY4ifFc3XO_Ro

Ở Play Store chỉ có Zoom PWA tương thích thôi thím, không thấy có Zoom cho Android nên cũng hơi khó hiểu :confuse:
Dòng này thì mình có nhất thiết phải kết nối mạng 24/24 không bạn ? Thấy bạn review cũng khá thú vị, nhưng mà mình chưa hình dung rõ lắm môi trường làm việc của dòng Chromebook này, . Ví dụ như khi thao tác với Google Docs & Sheet thì file có lưu trực tiếp trên máy được không ? Hay phải lưu trên Google Drive ?​
Dùng offline được nhưng như vậy thì khác gì cao thủ bị phế võ công đâu thím? :big_smile:
nếu xem phần thông tin thì cũng ko thơm lắm đâu bác, màn hd, bộ nhớ trong 32gb, nếu giá đó thêm một ít giờ tablet + bàn phím thì em nghĩ cũng có nhiều lựa chọn thơm hơn
Em đã dùng qua cả Kindle Fire và iPad thì thấy không đơn thuần chỉ là gắn cái bàn phím lên là được đâu thím. Thứ nhất là ChromeOS cho phép dùng bàn phím và chuột như là thiết bị sinh ra để có. Thứ hai là các cổng kết nối. Thứ ba là hệ điều hành cho phép thao tác đa nhiệm như một chiếc máy tính thực thụ, từ làm việc đến giải trí.
Con MTK8183 kia yếu lắm :go:
Cá nhân mình mới mở khoảng 8-9 tabs Chrome kiểu nghe nhạc, đọc báo, lướt voz, học online thì máy vẫn đáp ứng được chứ không có hiện tượng giật đùng đùng hoặc lag nên với những nhu cầu đơn giản thì nó đáp ứng rất tốt. Thực ra ChromeOS cũng nhẹ và không ăn nhiều tài nguyên.
 
Thử cài file APK xem sao.
Link mình mua này thím: https://www.amazon.com/HP-Chromeboo...L6C7W7B4vqa4aYYHdFchCSWnOmWwSJiQNY4ifFc3XO_Ro

Ở Play Store chỉ có Zoom PWA tương thích thôi thím, không thấy có Zoom cho Android nên cũng hơi khó hiểu :confuse:

Dùng offline được nhưng như vậy thì khác gì cao thủ bị phế võ công đâu thím? :big_smile:

Em đã dùng qua cả Kindle Fire và iPad thì thấy không đơn thuần chỉ là gắn cái bàn phím lên là được đâu thím. Thứ nhất là ChromeOS cho phép dùng bàn phím và chuột như là thiết bị sinh ra để có. Thứ hai là các cổng kết nối. Thứ ba là hệ điều hành cho phép thao tác đa nhiệm như một chiếc máy tính thực thụ, từ làm việc đến giải trí.

Cá nhân mình mới mở khoảng 8-9 tabs Chrome kiểu nghe nhạc, đọc báo, lướt voz, học online thì máy vẫn đáp ứng được chứ không có hiện tượng giật đùng đùng hoặc lag nên với những nhu cầu đơn giản thì nó đáp ứng rất tốt. Thực ra ChromeOS cũng nhẹ và không ăn nhiều tài nguyên.
Riêng cái ChromeOS sinh ra để dành cho giao diện desktop với key + mouse là đã hơn hẳn trải nghiệm phím chuột trên tablet rồi. Thêm cái touch screen mà gập ngược lại được thì với khối lượng 1kg có thể coi là thay thế được cho Tablet Android với nhu cầu cấu hình đơn giản. Hội chị em buôn bán online là cực thích bọn này. Cổng toàn typeC, DP, HDMI đời cao :LOL:
Màn hình hơi xấu + cấu hình hơi cùi, bù lại giá siêu rẻ :)
 
Last edited:
Thử cài file APK xem sao.

Riêng cái ChromeOS sinh ra để dành cho giao diện desktop với key + mouse là đã hơn hẳn trải nghiệm phím chuột trên tablet rồi. Thêm cái touch screen mà gập ngược lại được thì với khối lượng 1kg có thể coi là thay thế được cho Tablet Android với nhu cầu cấu hình đơn giản. Hội chị em buôn bán online là cực thích bọn này. Cổng toàn typeC, DP, HDMI đời cao :LOL:
Màn hình hơi xấu + cấu hình hơi cùi, bù lại giá siêu rẻ :)
Theo mình tìm hiểu thì có 4 cách để cài Zoom.
1. Tải Zoom PWA trên Play Store - đã thử
2. Cài extension Zoom và dùng trực tiếp từ trình duyệt - đã thử
3. Sideload Zoom APK - chưa thử
4. Cài ứng dụng Zoom trên Linux - chưa thử
Cách 3 và 4 mình chưa thử nhưng đọc review thì có vẻ cũng không thực sự cải thiện nhiều lắm
https://medium.com/chrome-o-xperts/running-a-zoom-meeting-on-chrome-os-69969077e18a
 
Con Chromebook nào pin cũng tốt, vì dòng này pin hẻo cũng phải từ 9-10 tiếng trở lên :smile:
Màn 14 Full HD thì mình gợi ý HP Chromebook x360 14c. Pin cỡ 13-14 tiếng.
Mình bị cuồng chromebook từ lâu rồi từ khi biết nó được cập nhật 5 năm + cài app android, có màn hình cảm ứng và pin siêu trâu. Mà mấy app android tương thích tốt trên mấy con celeron x86 không bác. Pin thì có vẻ mấy con meditek pin tốt hơn.
 
Vote review thú vị. Chrome book này có thể làm những việc gì vậy bác. Chưa nghe bác kể vè lý do quất con này.

Về office ăn đc full support của offfice365.
Các platform có sẵn extension với nhân chromium. Vp quất con này mượt vcc. Nhà có bọn trẻ con mà học mua con này hợp lí vì cno k cài game off chơi đc nh. Ngắt online là chỉ có đọc tài liệu thôi :))

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 9S bằng vozFApp
 
Back
Top