Mở rộng không gian ngầm ở trung tâm TPHCM

mangos

Senior Member
TPHCM – Không chỉ đường Tôn Đức Thắng dự kiến sẽ được ngầm hóa, khu vực đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và công viên bến Bạch Đằng, công trường Mê Linh cũng được định hướng là không gian ngầm phục vụ đi lại, mua sắm, giải trí...
Duong-Ton-Duc-Thang.jpg

Đường Tôn Đức Thắng (dọc Công viên bến Bạch Đằng) sẽ được ngầm hóa. Ảnh: Anh Tú
Ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng
Đường Tôn Đức Thắng nằm ở trung tâm Quận 1, dài khoảng 2 km, điểm đầu giao với đường Lê Duẩn, sau đó chạy qua khu Ba Son rồi uốn theo công viên bến Bạch Đằng ven sông Sài Gòn đến cầu Khánh Hội. Trục đường này kết nối trực tiếp phố đi bộ Nguyễn Huệ, công trường Mê Linh, bến Bạch Đằng và là một trong tuyến chính qua lại giữa khu trung tâm với Quận 4, 7.

Theo quy hoạch mở rộng không gian đô thị về phía sông Sài Gòn, giao thông trên đường Tôn Đức Thắng sẽ chuyển xuống dưới mặt đất, phía trên chủ yếu dành cho không gian đi bộ và xe điện.

Duong-Ton-Duc-Thang..jpg

Đường Tôn Đức Thắng đoạn tiếp giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến Bạch Đằng sẽ được ngầm hóa. Ảnh: Anh Tú

Để ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng, mới đây Sở GTVT TPHCM đề xuất làm hầm chui dưới tuyến đường này dài khoảng 1 km, chạy dọc công viên Bến Bạch Đằng (từ cầu Khánh Hội đến cầu Ba Son), rộng 20,5 m cho 4 làn xe lưu thông hai chiều. Tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỉ đồng, triển khai giai đoạn 2024 – 2028

Trước mắt, Sở GTVT TPHCM đề xuất ngân sách TPHCM chi 500 triệu đồng để lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án trong giai đoạn 2024 – 2025.

Duong-Ton-Duc-Thang.-01.jpg

Việc ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng giúp kết nối phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng. Ảnh: Anh Tú

Hiện nay, công viên bến Bạch Đằng mới được chỉnh trang, thu hút nhiều người đến vui chơi, giải trí, nhưng khó kết nối qua trục Nguyễn Huệ. Điều này gây mất an toàn cho người đi bộ khi phải băng ngang đường Tôn Đức Thắng vốn có lượng xe qua lại rất cao. Do đó, nếu ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng, khu vực trên có thể hình thành một trục không gian công cộng hấp dẫn.
"Cần quy hoạch ngầm cho cả những khu đất thuộc tư nhân"
Ngoài ra, khu trung tâm TPHCM có nhiều không gian ngầm đã hình thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Đó là nhà ga Bến Thành (thuộc tuyến Metro số 1) với bốn tầng hầm phục vụ cho các tuyến metro trong tương lai và các trung tâm thương mại, dịch vụ kèm theo

Ga-Ben-Thanh-03.jpg

Ga ngầm Bến Thành thuộc tuyến Metro số 1. Ảnh: Anh Tú

Ga Nhà hát Thành phố cũng đã hoàn thiện tất cả các khâu chờ bàn giao và hoạt động. Tuyến Metro số 1 chạy từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát, qua ga Ba Son đều đi trong không gian ngầm trước khi "nổi" lên mặt đất và đi trên cao qua khu vực quận Bình Thạnh.

Mới đây, Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu chính sách mời gọi đầu tư không gian ngầm khu vực nhà ga Bến Thành, Công viên 23 tháng 9, trình UBND TPHCM trong tháng 1.

Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - chuyên về quy hoạch đô thị, khu vực nên làm không gian ngầm nhất hiện nay ở TPHCM là khu Công viên 23 tháng 9 vì nơi đây dễ dàng kết nối với không gian ngầm của ga metro Bến Thành.

Đồng thời, TPHCM cần khai thác không gian ngầm dưới toàn bộ đường Nguyễn Huệ giúp kết nối các nhà ga metro đi thẳng qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cũng theo ông Sơn, hiện trung tâm thành phố ngoài các không gian ngầm công cộng được quy hoạch như các ga thuộc tuyến Metro số 1 còn nhiều nơi khác dưới các toà nhà, cao ốc... Tuy nhiên những nơi này đang rời rạc, nên TPHCM cần tính toán kết nối tầng ngầm các công trình tư nhân vào không gian ngầm công cộng khác để mang lại hiệu quả.

Ga-Ben-Thanh.2.jpg

TPHCM sẽ mời gọi đầu tư không gian ngầm khu vực nhà ga Bến Thành, Công viên 23 tháng 9. Ảnh: Anh Tú
................
 
Back
Top