Mông lung khái niệm về hành vi trốn đóng Bảo hiểm xã hội

Resius

Senior Member
Người lao động (NLĐ) đi làm hằng tháng vẫn bị trừ tiền lương để đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng thực tế doanh nghiệp trốn đóng BHXH, khiến hàng triệu NLĐ không chỉ mất quyền lợi mà còn giảm sút lòng tin vào chính sách BHXH của Nhà nước. Tuy nhiên, quy định về hành vi trốn đóng BHXH để làm căn cứ xử lý hình sự theo quy định lại chưa có.

4-Cong-Ty-Thai-Tuan.jpg

Đến cuối tháng 10.2023, Công ty Thái Tuấn chưa đóng gần 15 tỉ đồng BHXH cho người lao động. Ảnh: Anh Tú
...............
Nên giải thích từ ngữ về trốn đóng BHXH
Luật BHXH 2014 không có quy định thế nào là trốn đóng BHXH để làm căn cứ xử lý hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ.

Khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật BHXH sửa đổi (dự thảo), đã quy định về việc trốn đóng BHXH, nhưng không được giải thích từ ngữ mà lại liệt kê dưới dạng hành vi.

Cụ thể, Khoản 2, Điều 36 của dự thảo quy định: Trốn đóng BHXH bắt buộc bao gồm các trường hợp sau đây: a) NSDLĐ chưa nộp hoặc nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ sau thời hạn quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này; b) NSDLĐ đăng ký và đóng BHXH bắt buộc thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định; c) Các trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này (về chậm đóng BHXH bắt buộc - PV) mà NSDLĐ có khả năng đóng nhưng không đóng.

Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn luật sư TPHCM, nhận xét, Điểm a, Khoản 2, Điều 36 không quy định về trường hợp nộp không đầy đủ hồ sơ đăng ký BHXH bắt buộc cho NLĐ. Giả sử một doanh nghiệp có 10.000 NLĐ, nhưng mới chỉ nộp hồ sơ cho 9.990 người, còn 10 người chưa nộp thì có bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc không.

Còn tại Điểm c quy định “… mà NSDLĐ có khả năng đóng nhưng không đóng”, là một quy định không rõ ràng. Ví dụ, doanh nghiệp có khả năng đóng BHXH bắt buộc, nhưng lại dùng khoản tiền đó đi đầu tư máy móc, mua nguyên vật liệu, mở rộng nhà xưởng rồi lấy lý do không có khả năng đóng BHXH thì giải quyết thế nào. Thực tế cho thấy, có không ít doanh nghiệp FDI, vẫn khai báo lỗ để không đóng thuế, dù liên tục mở rộng sản xuất, kinh doanh...
............
 
Phải sửa Luật, kèm theo các Thông tư, Nghị định liên tục khi phát hiện kẽ hở thôi. Đấy là chuyện bình thường trong mọi Bộ Luật hay Luật.
Còn cơ bản với loại hình doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh rồi thì yêu cầu rõ là muốn kê khai khấu trừ chi phí nhân công lao động thì phải giao kết hợp đồng lao động, đã giao kết hđlđ thì phải đóng BHXH thôi. các cơ quan liên kết với nhau chặt chẽ thì muốn trốn cũng khó.
Nhưng nói chung chế độ BHXH ở VN vẫn ko hấp dẫn, BHYT thì đỡ hơn, có tác dụng rõ rệt hơn.
 
đi từng cửa gõ từng nhà, đang đề xuất sắp tới đối tượng làm part time như sv cũng phải đóng đấy 8-)8-)8-)
 
Thay vì tuyên truyền nlđ không rút bhxh 1 lần thì chúng mày đi lùng những thằng chủ sử dụng lđ trốn đóng thì có phải thu được không. Việc dễ không làm cứ thích đi bắt nạt nlđ.

Thay vì để Chủ SD LĐ đóng để thịt thêm tiền của Chủ SD LĐ. Nhà nước nên tách nó ra: thằng nào có trách nhiệm / muốn đóng thì thằng đó đóng. Thế là người LĐ không phải lo chốt sổ, giam sổ, nhà nước khỏi lo đi năn nỉ. Cái nào người ta thấy lợi, người ta sẽ tự đâm đầu vô cho thịt.

Còn nói để bảo đảm An Sinh Xã Hội, tôi thấy dù có đóng hay ko đóng thì ko có việc làm vẫn mất An Sinh Xã Hội thôi.
 
Đa số là nó không trốn đóng, mà là nó đóng trễ rất lâu. Ví dụ như công ty cũ của tôi nó đóng trễ 3 năm cho đa số nhân viên, còn có người thì bị tới 5 năm, tới mức vào danh sách yêu cầu xử lý hình sự luôn thì lão giám đốc mới chịu đóng. Đậu má lão gđ suốt ngày kêu cty ko có tiền, nợ lương nhân viên nhưng vừa nghe xử lý hình sự phát cái trong 1 tuần có ngay 12 tỷ để đóng bhxh cho 3 năm. Móa lão đem tiền đi gởi ngân hàng hay sao ấy.
 
Giờ lên VSSiD thấy 1 tháng ko đóng là nó báo liền khóa thẻ BHYT luôn thì trốn kiểu gì. Thấy ko đóng thì NLD cứ kiện lên sở lao động thương binh xã hội cho chết mẹ mấy cty đó đi
Anh có biết mai linh không, chấp ra toà kiện luôn
Đồng nghiệp trước làm thợ sửa chữa bên tụi này, 7-8 năm sau mới được đóng phần bhxh thiếu, đấy là ra toà chán chê
 
Thay vì tuyên truyền nlđ không rút bhxh 1 lần thì chúng mày đi lùng những thằng chủ sử dụng lđ trốn đóng thì có phải thu được không. Việc dễ không làm cứ thích đi bắt nạt nlđ.
Trốn đóng mà dễ à? Nó nhìn từ bảng lương khai thuế ra số lượng nlđ rồi vã vào mồm ngay. Không khai bảng lương thì tiền đấy lại đóng vào thuế thu nhập dn. Chả bõ
Còn dn chậm đóng lâu nó đòi xử lý hình sự luôn.
 
T hỏi ngu có nước nào cho rút bhxh hơn 1 lần ko. T thấy rút bhxh 1 lần là bình thường mà ta?
 
Thay vì tuyên truyền nlđ không rút bhxh 1 lần thì chúng mày đi lùng những thằng chủ sử dụng lđ trốn đóng thì có phải thu được không. Việc dễ không làm cứ thích đi bắt nạt nlđ.
Tôi chờ 1 ngày cái cty F có đám C level suốt ngày nói đạo lý, lùa gà phải đóng bảo hiểm full lương... mà k biết đến bao giờ
 
Thay vì để Chủ SD LĐ đóng để thịt thêm tiền của Chủ SD LĐ. Nhà nước nên tách nó ra: thằng nào có trách nhiệm / muốn đóng thì thằng đó đóng. Thế là người LĐ không phải lo chốt sổ, giam sổ, nhà nước khỏi lo đi năn nỉ. Cái nào người ta thấy lợi, người ta sẽ tự đâm đầu vô cho thịt.

Còn nói để bảo đảm An Sinh Xã Hội, tôi thấy dù có đóng hay ko đóng thì ko có việc làm vẫn mất An Sinh Xã Hội thôi.
Làm vậy thì thay vì xử lý vài trăm ngàn doanh nghiệp ==> thành vài chục triệu "tiểu doanh nghiệp". Nên cách này tạm thời chưa khả thi.
Đó là tính có hệ thống xử lý hộ, nhưng phần khó là tuyên truyền và hướng dẫn cho các tiểu tiểu doanh nghiệp đó.

Anh làm công ty rồi, đổi hệ thống cho mấy chục mạng người còn muốn chết lên chết xuống. Huống chi mấy chục triệu lao động phổ thông, đọc hiểu còn kém...
 
Thay vì tuyên truyền nlđ không rút bhxh 1 lần thì chúng mày đi lùng những thằng chủ sử dụng lđ trốn đóng thì có phải thu được không. Việc dễ không làm cứ thích đi bắt nạt nlđ.
Tuyên méo gì, cứ đúng luật mà làm, thằng nào có tóc thì nắm, ngu gì làm chuyện rảnh háng. Đang tinh giảm biên chế, thu gọn bộ máy anh lại nghĩ ra việc để bào ngân sách à
 
Back
Top