Một chút vật lý. Bật quạt số to hay số nhỏ thì ít tốn điện hơn?

nhiều đứa ko hiểu nguyên lý của quạt nhỉ?
số to hay nhỏ là tốn điện như nhau.
cứ hiểu đơn giản là sức hút của 1 cục nam châm lên cuộn dây làm quay cánh quạt. cục nam châm hoàn toàn ko đổi về sức hút, nhưng tùy theo số quạt mà vị trí cuộn dây là xa hay gần. số to thì càng gần nam châm, sức hút càng mạnh quay xàng nhanh. số nhỏ thì càng xa, sức hút giảm nên quay chậm.
mà ở đây dòng điện tạo ra sức hút, sức hút ko đổi thì dòng ko đổi, mọi thứ khác đều ko đổi nên hiệu năng ko đổi.
 
Last edited:
Bật quạt thì ko nói, rất rõ ràng là số to thì tốn điện hơn số nhỏ, gió tạo ra cũng mạnh hơn, cho nên để quạt gần người và dùng số nhỏ sẽ tiết kiệm hơn để quạt xa và dùng số to.
Còn chạy xe máy thì chưa chắc, xe máy thì tuỳ vào hiệu suất của động cơ, mà ở tầm 40-45km/h là đạt hiệu suất tốt nhất, có nghĩa là nếu đi 100km với tốc độ 40-45km sẽ tốn ít nhiên liệu hơn là đi với tốc độ 20km/h hay 70km/h.
Chạy xe thì phức tạp hơn thím. Hàm dài giằng giặc do nhiều biến số.
Công suất, momen xoắn động cơ nó có cái biểu đồ theo tốc độ quay trục khủyu cũng không tuyến tính, nó nhô lên cao nhất ở sau khoảng giữa rồi lại đi xuống.
images.jpeg
 
Quạt bàn thì mỗi cấp số ứng với số vòng dây trong động cơ, dây càng ngắn thì chạy càng tít=> tốn điện
Quạt trần thì khác, chung cuộn dây nên chạy nhanh chậm đều như nhau
 
Chạy xe thì phức tạp hơn thím. Hàm dài giằng giặc do nhiều biến số.
Công suất, momen xoắn động cơ nó có cái biểu đồ theo tốc độ quay trục khủyu cũng không tuyến tính, nó nhô lên cao nhất ở sau khoảng giữa rồi lại đi xuống.
View attachment 711899
Thì tất nhiên rồi bạn, 1 điểm nữa là khi phóng nhanh thì sẽ có lúc phải phanh, phanh cũng sẽ hao phí năng lượng, rồi tăng giảm ga liên tục cũng khiến hao phí lớn hơn, cho nên 40-50km là tốc độ lý tưởng.
 
Thì tất nhiên rồi bạn, 1 điểm nữa là khi phóng nhanh thì sẽ có lúc phải phanh, phanh cũng sẽ hao phí năng lượng, rồi tăng giảm ga liên tục cũng khiến hao phí lớn hơn, cho nên 40-50km là tốc độ lý tưởng.

Vớ vẩn, đang nói động cơ điện lại nói qua động cơ đốt trong
Ở xe máy oto thì hiệu suất cao nhất + tiết kiệm nhất là ở tua máy dưới ngưỡng đạt max moments xoắn một chút, vừa lợi về công vừa tiết kiệm nhiên liệu
Ví dụ con future max moment xoắn ở 5k5 vòng thì ở 4k5 vòng sẽ tiết kiệm nhiên liệu nhất, ở tua máy này nó chạy trên 70km/h đấy
 
Vì mình tư duy theo kiểu hình ở #26, quạt sẽ thay đổi tốc độ dựa vào biến trở, khi biến trở càng lớn thì tốc độ sẽ chậm, đồng thời tỏa ra nhiệt năng gây hao phí. Cho nên công suất không đổi trong cả 3 mức của máy quạt. Mình dùng sai sơ đồ :D
R tăng I giàm nhưng R tăng là tuyến tính còn I giảm là theo bậc 2: P=RI^2, công thức này tính điện xoay chiều hình như ko có hệ số cs nên dễ nhìn 1 cách tổng quát tại sao R tăng thì cs lại giảm, đây là những gì mình nhớ từ thpt
 
Quạt số to sẽ thấy toả nhiệt hơn quạt số nhỏ => điên năng chuyển sang nhiệt năng nhiều hơn. Khúc này thôi đã co thể kết luận tốn điện hơn. :shame::shame::shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
View attachment 711741
mình đính chính lại là sơ đồ cấu tạo của quạt máy như sau, các điện trở R1-5 có giá trị khác nhau.
Điện áp rơi trên điện trở + điện áp rơi trên stator của quạt = 220V (hiệu dụng). Khi thay tốc độ quay đồng nghĩa với việc thay đổi cấp điện trở, I và R tỉ lệ nghịch với nhau, đồng nghĩa với dòng điện I sẽ thay đổi, điện áp rơi trên stator và điện trở cũng khác nhau.
Cho nên điện năng tiêu sẽ không thay đổi nhiều. không thể kết luận là bật số to hay nhỏ sẽ làm tăng điện năng tiêu thụ.
:big_smile:
bạn ơi bạn xem trên cái sơ đồ cả bạn xem . chúng ta có tổng cộng 4 điện trở đúng ko : giả sử mình gọi là :
R12, R23, R34, R45.
và bọn này mắc nối tiếp với nhau . cho nên U toàn mạch bằng U12 + U23 + U34 +U45

và I sẽ là bằng I toàn mạch
Nếu như điện áp cấp vào là 220v chẳng hạn và cứ cho 4 cái R này bằng nhau đi thì U45 sẽ lớn nhất và U12 sẽ nhỏ nhất đúng ko ?
như vậy càng tăng R thì điện áp đặt trên nó lại càng giảm.
cho nên bật số to thì tốn điện nhất.
Và tại sao số nhỏ lại ko tốn điện bằng số to thì theo công thức bạn trên đã nói rồi. ngoài ra để giải thích thì bạn nhìn sơ đồ của bạn và nhớ lại khái niệm điện áp giúp mình.
Điện áp hay còn gọi hiệu điện thế tại 2 điểm. nó sẽ là a - b nếu a>b và bằng b-a nếu ngược lại b>a.
như vậy khi bật quạt ở số to nhất thì điện áp rơi chỉ là trên đoạn R12.
nếu như mình bật số 1 thì là đoạn R12 + R23 +R3 + R45.
mấy bạn sẽ hiểu máy móc là điện cũng đi qua R12 và R23 nên cũng tốn điện đúng ko ?
thực tế trên sơ đồ sẽ là tổng trở của R12 + R23 +R34.
R12 + R23 +R34 > R45
các bạn tìm lại phát biểu về tính chất của định luật ohm
P=U.I mà U =I.R
=> P=I^2.R
=> P=U^2 /R mà giá trị U là coi như ko đổi 220v
Nên công suất khi bật số nhỏ sẽ luôn nhỏ hơn khi bật số to.
thông thường người ta sẽ quấn thêm và tính toán để số nhỏ nhất khoảng 50% hiệu suất số to và số ở giữa tăng nhẹ khoảng 20 - 25 % số nhỏ nhất.
nên khi bật số nhỏ nhất bạn sẽ tiết kiệm đc khoảng đâu đó 50% điện năng cho gia đình.

quat.png

trên cái hình này mình đã mô tả thêm
L3 là cuộn chạy nhanh nhất khi công tắc gạt về D4 .
khi chạy số 2 gạt về D3 ( trung bình) thì sẽ chạy thêm cuộn L2
và khi bật số nhỏ (gạt công tắc về D2 ) thì chạy thêm L1 nữa.
thứ tự sắp xếp quạt của các bạn sẽ có thể khác nhau nhưng cùng chung nguyên lý.
L0 là cuộn đề nên nó chỉ chạy khi khởi động thôi nhé, chú ý cái tụ C
trước đây vozer nổi tiếng về khả năng làm toán giờ đến khả năng vật lý nữa cũng mất căn bản :haha:
à mình bonus thêm cái sơ đồ bạn kia đăng lên chỉ là mạch điều chỉnh động cơ 1 pha thôi nhé . nó ko phải là mạch quạt thông dụng. với cách này người ta chỉ quấn 1 cuộn lv , 1 cuộn đề thôi và thay đổi giá trị điện áp đặt vào bằng cách thay đổi điện trở thông qua 1 cái chiết áp. mạch này mình cũng thấy ứng dụng trên quạt mini, loại quạt 1 chiều . nó thay đổi điện áp để thay đổi tốc độ quạt. Tất nhiên là giá trị điện áp ở mức cao nhất là giá trị hiệu dụng của nó.
 

Attachments

  • quat.png
    quat.png
    116.6 KB · Views: 91
Last edited:
Các thím phải hiểu thế này, Tốn điện ( tổng công suất) thì P = U2*cos@/R, R bé thì công suất cao hơn, tốn điện hơn.
Còn mọi người nhầm ở chút nữa là nghĩ tách ra phần quận dây quạt ( làm việc) và điện trở thêm vào ( số). Thì ở quận quạt là: P = I2*R*cos@ ( R không đổi, I tăng, P tăng), quận số R giảm nên toả nhiệt quận dây giảm ( R giảm, P giảm dù I tăng).
Kết luận:
Tổng thể thì quạt số to ( quay nhanh) tốn điện hơn.
Quạt quay nhanh thì hiệu suất cao hơn ( P điện/ P làm mát).
 
còn mấy bạn so sánh xe máy rồi nói động cơ quạt là sai rồi.
động cơ xe máy là dạng động cơ đốt trong tạo ra năng lượng điện từ nhiên liệu xăng. còn quạt điện là tiêu thụ năng lượng điện nhé. Tốn xăng hay ko là do các bạn có làm chủ được tay ga hay ko . ko phải là chạy nhanh mà tiết kiệm được. động cơ xăng có 4 thì hút, nạp, đẩy, xả nếu đang trong kỳ xả mà mấy bạn cứ vặn thêm ga thì càng tốn thêm xăng và lượng xăng dư thừa sẽ thải ra ngoài không khí
 
Nếu điều khiển theo điện trở thì R tăng I giảm dẫn đến quạt quay chậm, ít từ thông tạo ra moment quay hơn và đồng thời cũng ít bị tỏa nhiệt hơn do c/thuc tỏa nhiệt là P=RI^2, ngược lại số to thì R giảm I tăng dẫn đến tốn nhiều năng lượng tạo ra từ trường quay làm quạt quay nhanh hơn và hao phí do tỏa nhiệt cũng cao hơn. Tóm lại 2 dạng công suất của quạt là công suất tỏa nhiệt và công suất từ trường đều phụ thuộc vào I và I phụ thuộc vào R. Tôi (chém) đoán vậy thôi ko biết có đúng ko :big_smile:
 
Sẵn tài năng vật lý ở đây mình hỏi cái này thiết thực hơn: giữa bật máy lạnh và quạt máy cùng lúc với chỉ sử dụng máy lạnh thì để đảm bảo độ mát như nhau cái nào tiết kiệm điện hơn?
 
Sẵn tài năng vật lý ở đây mình hỏi cái này thiết thực hơn: giữa bật máy lạnh và quạt máy cùng lúc với chỉ sử dụng máy lạnh thì để đảm bảo độ mát như nhau cái nào tiết kiệm điện hơn?
Mát hay không là do tốc độ mất nhiệt của cơ thể, vậy nên bật điều hòa làm nhiệt độ phòng đạt 27°C, sau đó lấy quạt máy thổi vù vù vào cơ thể làm mất nhiệt nhanh thì sẽ thấy mát lạnh ngang với 24 °C nhưng ko bị gió thổi
 
Nếu điều khiển theo điện trở thì R tăng I giảm dẫn đến quạt quay chậm, ít từ thông tạo ra moment quay hơn và đồng thời cũng ít bị tỏa nhiệt hơn do c/thuc tỏa nhiệt là P=RI^2, ngược lại số to thì R giảm I tăng dẫn đến tốn nhiều năng lượng tạo ra từ trường quay làm quạt quay nhanh hơn và hao phí do tỏa nhiệt cũng cao hơn. Tóm lại 2 dạng công suất của quạt là công suất tỏa nhiệt và công suất từ trường đều phụ thuộc vào I và I phụ thuộc vào R. Tôi (chém) đoán vậy thôi ko biết có đúng ko :big_smile:
mạch nối tiếp nên I bằng nhau
 
:big_smile:
bạn ơi bạn xem trên cái sơ đồ cả bạn xem . chúng ta có tổng cộng 4 điện trở đúng ko : giả sử mình gọi là :
R12, R23, R34, R45.
và bọn này mắc nối tiếp với nhau . cho nên U toàn mạch bằng U12 + U23 + U34 +U45

và I sẽ là bằng I toàn mạch
Nếu như điện áp cấp vào là 220v chẳng hạn và cứ cho 4 cái R này bằng nhau đi thì U12 sẽ lớn nhất và U45 sẽ nhỏ nhất đúng ko ?
như vậy càng tăng R thì điện áp đặt trên nó lại càng giảm.
cho nên bật số to thì tốn điện nhất.
Và tại sao số nhỏ lại ko tốn điện bằng số to thì theo công thức bạn trên đã nói rồi. ngoài ra để giải thích thì bạn nhìn sơ đồ của bạn và nhớ lại khái niệm điện áp giúp mình.
Điện áp hay còn gọi hiệu điện thế tại 2 điểm. nó sẽ là a - b nếu a>b và bằng b-a nếu ngược lại b>a.
như vậy khi bật quạt ở số to nhất thì điện áp rơi chỉ là trên đoạn R12.
nếu như mình bật số 3 thì là đoạn R12 + R23 +R34.
mấy bạn sẽ hiểu máy móc là điện cũng đi qua R12 và R23 nên cũng tốn điện đúng ko ?
thực tế trên sơ đồ sẽ là tổng trở của R12 + R23 +R34.
R12 + R23 +R34 > R12
các bạn tìm lại phát biểu về tính chất của định luật ohm
P=U.I mà U =I.R
=> P=I^2.R
=> P=U^2 /R mà giá trị U là coi như ko đổi 220v
Nên công suất khi bật số nhỏ sẽ luôn nhỏ hơn khi bật số to.
thông thường người ta sẽ quấn thêm và tính toán để số nhỏ nhất khoảng 50% hiệu suất số to và số ở giữa tăng nhẹ khoảng 20 - 25 % số nhỏ nhất.
nên khi bật số nhỏ nhất bạn sẽ tiết kiệm đc khoảng đâu đó 50% điện năng cho gia đình.

View attachment 712002
trên cái hình này mình đã mô tả thêm
L3 là cuộn chạy nhanh nhất khi công tắc gạt về D4 .
khi chạy số 2 gạt về D3 ( trung bình) thì sẽ chạy thêm cuộn L2
và khi bật số nhỏ (gạt công tắc về D2 ) thì chạy thêm L1 nữa.
thứ tự sắp xếp quạt của các bạn sẽ có thể khác nhau nhưng cùng chung nguyên lý.
L0 là cuộn đề nên nó chỉ chạy khi khởi động thôi nhé, chú ý cái tụ C
trước đây vozer nổi tiếng về khả năng làm toán giờ đến khả năng vật lý nữa cũng mất căn bản :haha:
à mình bonus thêm cái sơ đồ bạn kia đăng lên chỉ là mạch điều chỉnh động cơ 1 pha thôi nhé . nó ko phải là mạch quạt thông dụng. với cách này người ta chỉ quấn 1 cuộn lv , 1 cuộn đề thôi và thay đổi giá trị điện áp đặt vào bằng cách thay đổi điện trở thông qua 1 cái chiết áp. mạch này mình cũng thấy ứng dụng trên quạt mini, loại quạt 1 chiều . nó thay đổi điện áp để thay đổi tốc độ quạt. Tất nhiên là giá trị điện áp ở mức cao nhất là giá trị hiệu dụng của nó.
Đúng là sơ đồ này không còn thông dụng bởi vì thay đổi tốc độ bằng cách thay đổi cấp điện trở là tổn hao. Tuy nhiên tại sao U toàn mạch của bạn nói lại không có U(fan) ?
 

Attachments

  • 1629017736809.png
    1629017736809.png
    158.2 KB · Views: 69
Đúng là sơ đồ này không còn thông dụng bởi vì thay đổi tốc độ bằng cách thay đổi cấp điện trở là tổn hao. Tuy nhiên tại sao U toàn mạch của bạn nói lại không có U(fan) ?
mình đã giải thích đó ko phải là sơ đồ mẫu quạt thông dụng (cái mà đang bán trên thị trường).
U fan ? bạn đọc kỹ giùm mình, cái râu ria thì mấy bạn tự hiểu đi chứ. cái ufan bạn đang nói nó bị sụt áp bới các con trở đó bạn.
cái mạch của bạn là mạch quạt trần và quạt mini , loại DC đó bạn
 
Back
Top